Tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông theo mô hìn

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
    công nghệ thông tin và truyền thông theo
    mô hình đại học điện tử








    Tóm tắt. Thế kỷ 21, thế kỷ của nền kinh tế tri thức và toàn cầu hoá đã đặt ra các thách thức đòi hỏi trường Đại học phải có các thay đổi nhằm đáp ứng các yêu cầu và nhiệm vụ mới của việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng làm việc trong bối cảnh toàn cầu hoá. Trong bài báo này tác giả trình bày mô hình đại học điện tử, tác động của mô hình này đến quá trình nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng đòi hỏi toàn cầu hóa. Tiếp theo tác giả nhấn mạnh trọng tâm chính là các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ICT, bao gồm:
    - Giải pháp xây dựng các nhân tố đảm bảo hoạt động giáo dục.
    - Giải pháp xây dựng các nhân tố về con người trong môi trường đại học điện tử.
    - Giải pháp xây dựng các nhân tố đóng vai trò trong hoạt động của nhà trường.
    Cuối cùng là giải pháp về công tác đào tạo nguồn nhân lực ICT ở trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông.









    1. Mở đầu


    Tham vọng của Việt Nam là sẽ tiến tới xuất khẩu nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) chất lượng cao vào năm 2020. Đó là một mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ICT Việt Nam vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt trong Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2020. Bước đệm cho tham vọng trên là từ nay đến 2015, việc đào tạo nhân lực ICT ở bậc đại học phải đạt trình độ tiên tiến trong khu vực ASEAN,











    80% sinh viên ICT tốt nghiệp ở các trường đại
    học trong nước có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế. Tiếp đó đến năm 2020 dự kiến đào tạo nhân lực ICT tại nhiều trường đại học đạt trình độ quốc tế, 90% sinh viên ICT ở các trường đại học có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế. Một trong những kế hoạch để đạt mục tiêu trên mà Bộ Thông tin và Truyền thông đề ra là xây dựng trường đại học đào tạo ngành ICT đạt đẳng cấp quốc tế và triển khai thực hiện chương trình đào tạo đại học công nghệ thông tin bằng tiếng Anh theo hướng 1 năm học tiếng Anh và 3 - 4 năm học chuyên môn bằng tiếng Anh [1]. Đây là một tín hiệu vui đối với người làm công tác ICT ở






    Việt Nam, tuy nhiên để thực hiện đề án trên,
    nếu phát triển đại học theo kiểu truyền thống lâu nay (làm trường, rồi mở lớp, sau đó mới tuyển sinh .), thì khả năng đạt được chỉ tiêu trên với chất lượng cao là điều không tưởng, ngay việc tìm nguồn cán bộ giảng dạy đáp ứng yêu cầu của đề án lại càng hết sức khó khăn. Do vậy muốn thực hiện thành công đề án này phải có cuộc cách mạng để “nâng cấp” các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ICT (gọi tắt đại học ICT hay trường ICT) mang tầm vóc của một nhà trường hiện đại. Nhà trường hiện đại đó vừa mang những nét của nhà trường truyền thống Việt Nam vừa phải đáp ứng được yêu cầu giáo dục con người trong giai đoạn thế giới bước vào nền văn minh trí tuệ. Đây là bài toán mang tầm vĩ mô, là mối quan tâm của chính phủ, là nhiệm vụ của các nhà hoạch định chiến lược . Xét trên phương diện khoa học giáo dục, bài toán về giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và được đúc kết thành cơ sở lý luận. Trong bài viết này tác giả chỉ tập trung trình bày mô hình của trường đại học hiện đại (đại học điện tử) và đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ICT trên nền tảng đại học điện tử.






    2. Mô hình của nhà trường hiện đại - đại học điện tử


    2.1. Định nghĩa đại học điện tử


    Đại học điện tử (eUniversity) hay còn gọi là đại học số hóa hình thành và phát triển do:
    - Nhu cầu đổi mới giáo dục đại học để đáp ứng nguồn nhân lực cho nền kinh tế tri thức, mở rộng phương thức đào tạo mới.

    - Xu thế tất yếu của sự ứng dụng Internet
    thế hệ mới vào giáo dục đào tạo, đặc biệt là giáo dục đào tạo ở bậc đại học (chính quy tập trung hay không tập trung).
    - Xây dựng và phát triển hài hòa tương xứng và đồng bộ trong bộ ba: Chính phủ điện tử, thương mại điện tử, giáo dục điện tử.
    Từ xuất phát điểm trên, chúng tôi đưa ra định nghĩa đại học điện tử như sau: Đại học điện tử là chuyển đổi toàn bộ hệ thống quản lý, điều hành, xử lý công việc, các hệ thống dịch vụ, đào tạo sang hoạt động ở dạng điện tử dựa trên công nghệ Internet. Đại học điện tử nhằm tạo ra một bước chuyển biến tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở bậc đại học theo hướng ngày càng tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến của thế giới, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, xây dựng môi trường làm việc, học tập mọi lúc mọi nơi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...