Luận Văn Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn trong hoạt động cho vay doanh ngh

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài nghiên cứu năm 2011
    Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Đồng Nai




    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đềtài:
    Ngân hàng Thương mại là tổchức tài chính trung gian có vịtrí quan trọng nhất
    trong nền kinh tế, nó là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền
    tệ-tín dụng với 3 nghiệp vụchính: Nghiệp vụnợ(Huy động tạo nguồn vốn), nghiệp
    vụcó (Sửdụng vốn) và nghiệp vụtrung gian (Thanh toán hộkhách hàng). Giữa ba
    nghiệp vụnày có một mối liên hệkhăng khít, tương hỗlẫn nhau, thúc đẩy nhau
    cùng phát triển.
    Tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất song rủi ro cũng cao nhất trong Ngân
    hàng Thương mại. Rủi ro này có nhiều nguyên nhân, đều có thểgây ra tổn thất với
    việc làm giảm uy tín và thu nhập của Ngân hàng. Có nhiều khoản tài trợmà tổn thất
    có thểchiếm phần lớn vốn chủsởhữu, đẩy Ngân hàng đến phá sản. Để đảm bảo
    Ngân hàng có thểthu hồi được vốn cho vay thì các hồsơvay vốn của khách hàng
    phải đảm bảo các điều kiện theo quy định và quá trình thẩm định của Ngân hàng.
    Do vậy thẩm định tín dụng là một vấn đềrất phức tạp và cần thiết trước khi Ngân
    hàng cấp vốn cho khách hàng vay. Hiện nay, các Ngân hàng Thương mại Việt Nam
    đều có tỷlệnợxấu, nợquá hạn cao do việc cho vay nhưng đã hết hạn mà vẫn chưa
    thu hồi được. Điều này ảnh hưởng tới thu nhập, khảnăng hoạt động an toàn của
    Ngân hàng.
    Qua quá trình thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổphần (TMCP) Quân Đội,
    Tôi thấy nhu cầu tín dụng tại Ngân hàng là rất nhiều, đặc biệt là trong thời kỳmở
    cửa có rất nhiều dựán đầu tưthuộc mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghềvà lĩnh
    vực đang được thực hiện, vấn đềthẩm định tín dụng được đặc biệt quan tâm.Vì lý
    do đó Tôi đã chọn đềtài: "Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng ngắn
    hạn trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân Đội –
    Chi nhánh Đồng Nai” làm đềtài cho chuyên đềtốt nghiệp của mình.
    2

    2. Tổng quan vềlịch sửnghiên cứu đềtài:
    Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp là một nghiệp vụ
    quan trọng trong hệthống nghiệp vụcủa Ngân hàng. Với mục đích tối đa hóa lợi
    nhuận và tối thiểu hóa rủi ro thì ởbất cứNgân hàng nào, công tác thẩm định cũng
    chiếm một vịthếcao, không thểloại bỏ được.
    Vềcông tác đi sâu vào nghiên cứu, đã có rất nhiều nhà Chuyên gia phân tích và
    các Nhà giáo ưu tú tham gia, mỗi kiến thức họcung cấp chính là một chìa khóa
    vàng đểmởcánh cửa tri thức. Đặc biệt, hiện nay các giáo trình vềbộmôn này cũng
    có rất nhiều nhà xuất bản tham gia, như: “TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP” của Ts
    TRẦN NGỌC THƠdo Nxb Thống kê , năm 2007 và “ TÍN DỤNG VÀ THẨM
    ĐỊNH TÍN DỤNG NGÂN HÀNG” của Ts. NGUYỄN MINH KIỀU của Nxb Tài
    chính, năm 2008. Ngoài ra, trên thếgiới cũng có các tài liệu nổi tiếng liên quan đến
    lĩnh vực tài chính của các tác giảtên tuổi như: “FINANCIAL ANALYSIS: TOOLS
    AND TECHNIQUES” của ENRICH A. HELFERT.[18], hay “FINANCIAL
    MANAGE” của FRANK J. FABOZI.[19]. Các nhóm tác giảtrước dựa trên tổng
    quan và kiến thức rộng, đưa ra những suy luận mang tính chất lý thuyết nhiều, nền
    tảng chung cho việc giáo dục và mởrộng tầm hiểu biết cho sinh viên.
    Cùng với đó, trong công tác Nghiên cứu khoa học của đối tượng sinh viên, công
    tác thẩm định cũng đã có được nhiều sinh viên quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt là
    công tác thẩm định tín dụng trung và dài hạn và nâng cao chất lượng tín dụng trung
    và dài hạn có lẽgây sựchú ý nhiều hơn cả. Tuy nhiên, các khoản tín dụg ngắn hạn
    lại chiếm tỷtrọng lớn và quan trọng. Do đó, với kiến thức nền tảng từgiảng đường
    và tài liệu tham khảo cũng như04 tháng thực tập, tác giảchỉnghiên cứu vấn đề
    thẩm định tín dụng ngắn hạn dựa vào những sốliệu thực tếthu nhập được đểcó
    hướng đi mới trong việc thực hiện nghiên cứu của mình. Cũng qua đó, tác giả đánh
    giá và đềra những giải pháp phù hợp với đối tượng mà mình nghiên cứu. Cho nên,
    những nội dung mà tác giả đưa ra mang tính chất quy mô nhỏ, gắn liền với thực tiễn
    của một mô hình doanh nghiệp mà cụthểlà MB – Chi nhánh Đồng Nai. Đó chính là
    nét khác biệt của đềtài so với những đềtài trước đó.
    3

    3. Mục tiêu nghiên cứu:
    - Vận dụng được những kiến thức đã học trong giáo trình, trên giảng đường vào
    thực tếmà cụthểchính là nắm rõ và mởrộng kiến thức của bộmôn Tài chính
    doanh nghiệp vào chính thực tiễn của đơn vị đang làm nghiên cứu.
    - Hệthống hóa cơsởlý luận vềtiêu chuẩn thẩm định tín dụng ngắn hạn trong
    hoạt động cho vay, hệthống quản lý cho vay và cơchếthẩm định tín dụng của MBChi nhánh Đồng Nai. Trên cơsởnghiên cứu, đềra các giải pháp nhằm nâng cao
    hiệu quảthẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại Chi
    nhánh này, cũng nhưnâng cao hiệu quảcho vay và hạn chếmức thấp nhất rủi ro có
    thểgây ra cho Ngân hàng trong hoạt động cấp tín dụng.
    - Đưa ra khảnăng ứng dụng của Cơchếthẩm định tín dụng trong hệthống
    NHTM Việt Nam.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    ã Đối tượng nghiên cứu:
    - Công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn trong hoạt động cho vay doanh
    nghiệp tại MB – Chi nhánh Đồng Nai.
    ã Phạm vi nghiên cứu:
    - Thời gian nghiên cứu: Năm 2010 và năm 2011
    - Không gian nghiên cứu:
    + MB – Chi nhánh Đồng Nai; Phòng quan hệkhách hàng.
    + Hồsơxin vay vốn của các doanh nghiệp nằm trên địa bàn tỉnh Đồng
    Nai trong giai đoạn 2009 – 2010.
    5. Những đóng góp mới của đềtài:
    - Đềtài nhắm đến quy trình thẩm định tín dụng ngắn hạn với đối tượng cụthểlà
    hoạt động cho vay ngắn hạn doanh nghiệp.Vì vậy, đễthấy rõ được mức độ ảnh
    hưởng của quy trình thẩm định tín dụng đối với Ngân hàng, tác giảtiến hành thu
    nhập những sốliệu liên quan đến tình hình dưnợcủa các nhóm chỉtiêu trong giai
    đoạn 2009 – 2010 để đánh giá toàn diện tình trạng tín dụng của Ngân hàng. Nét mới
    chính là tìm ra được những hạn chếthường gặp và đẩy mạnh những kết quả đạt
    4

    được trong quy trình thầm định tín dụng trong năm tài chính của Ngân hàng trong
    thời gian làm nghiên cứu. Từ đó, mạnh dạn đưa ra những đềxuất đểnâng cao chất
    lượng thẩm định tín dụng
    - Ngoài ra, cho vay ngắn hạn là một nghiệp vụcụthểvà đang khá phát triển
    trong thực trạng phát triển chung của Ngân hàng. Tác giảmong muốn đềtài sẽgiúp
    ích cho Ngân hàng mình thực tập bằng cách làm sao cho nghiệp vụnày diễn ra
    nhanh gọn nhưng vẫn đáp ứng tiêu chí: Tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro
    cho 2 bên tham gia: Ngân hàng và đối tượng khách hàng doanh nghiệp.
    6. Phương pháp nghiên cứu:
    - Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích sốliệu thống kê.
    - Phương pháp so sánh, mô tả, dựbáo.
    - Phương pháp điều tra, thu thập thông tin thực tếthông qua việc phát phiếu thu
    thập thông tin.
    7. Nội dung nghiên cứu:
    Ngoài phần mở đầu và phần kết thúc, bài báo cáo nghiên cứu còn có những nội
    dung chính sau:
    - Chương 1:.LÝ LUẬN THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TRONG
    HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG
    THƯƠNG MẠI
    - Chương 2:.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG
    NGẮN HẠN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI
    NHTMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI.
    - Chương 3: Ý KIẾN ĐỀXUẤT NÂNG CAO CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
    TÍN DỤNG NGẮN HẠN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH
    NGHIỆP TẠI MB – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...