Luận Văn Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT Thanh Xuân

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn tốt nghiệp
    Định dạng file word

    Mục lục
    Trang
    Lời nói đầu 1
    Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về thẩm định dự án 4
    1.1. Khái niệm về đầu tư và dự án đầu tư 4
    1.1.1. Đầu tư 4
    1.1.2. Dự án đầu tư 8
    1.2. Thẩm định dự án đầu tư 11
    1.2.1. Khái niệm thẩm định dự án đầu tư 11
    1.2.2. ý nghĩa của công tác thẩm định dự án đầu tư 11
    1.2.3. Nội dung công tác thẩm định DAĐT tại NHTM 14
    1.3. Chất lượng thẩm định DAĐT tại NHTM 35
    1.3.1. Sự cần thiết nâng cao chất lượng thẩm định DAĐT 35
    1.3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định DAĐT 37
    Chương II: Thực trạng chất lượng thẩm định DAĐT tại Chi nhánh ngân hàng Công thương Thanh Xuân 41
    2.1. Khái quát quá trình hình thành và Phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân 41
    2.1.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Công thương Thanh Xuân 41
    2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh tín dụng của NHCT Thanh Xuân 47
    2.2. Thực trạng công tác thẩm định DAĐT tại NHCT Thanh Xuân 55
    2.2.1. Hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại NHCT Thanh Xuân 55
    2.2.2. Thực trạng hoạt động thẩm định DAĐT tại NHCT Thanh Xuân 57
    2.2.2.1. Quy trình thẩm định DAĐT tại NHCT Thanh Xuân 57
    2.2.2.2. Minh hoạ công tác thẩm định DAĐT tại NHCT Thanh Xuân 59
    2.3. Đánh giá chất lượng và hiệu quả công tác thẩm định DAĐT tại NHCT Thanh Xuân 73
    2.3.1. Kết quả đạt được 73
    2.3.2. Những mặt tồn tại và nguyên nhân 74
    Chương III: Giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng thẩm định DAĐT tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân 78
    3.1. Định hướng công tác thẩm định DAĐT tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân 78
    3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định DAĐT tại NHCT Thanh Xuân 80
    3.3. Kiến nghị đối Nhà nước, NHNN Việt Nam, Bộ ngành liên quan, NHCT Việt Nam 87
    Kết luận 89
    Tài liệu tham khảo 90






    Lời nói đầu
    Trong năm qua, tuy phải đương đầu với những khó khăn thách thức nhưng đất nước ta đã giành được những thành tựu quan trọng và khá toàn diện, giữ vững ổn định kinh tế chính trị - xã hội. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế hàng đầu đều đạt và vượt kế hoạch, trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng đất nước được giữ vững. Tình hình hoạt động tiền tệ Ngân hàng có nhiều biến chuyển tích cực mặc dù phải chịu tác động ảnh hưởng của nhiều yếu tố bất lợi trong nước cũng như trên thế giới.
    Cùng với xu thế này, trong những năm vừa qua , NHCT Thanh Xuân đã được đánh giá là một trong những Ngân hàng đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đổi mới của ngành, cơ cấu tổ chức Ngân hàng được hoàn thiện hơn. Là một Ngân hàng thương mại, NHCT Thanh Xuân thực hiện rất nhiều nghiệp vụ, trong đó nghiệp vụ duy trì sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng chủ yếu là huy động vốn trung dài hạn để cho vay dự án đầu tư phát triển, nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, kinh doanh tiền tệ tín dụng. Bên cạnh những thành công đã đạt được trong hoạt động cho vay tín dụng trung dài hạn các dự án đầu tư, Ngân hàng còn gặp không ít khó khăn và nhiều rủi ro. Chính vì vậy, để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho vay đòi hỏi phải tích cực nâng cao chất lượng công tác thẩm định trước cho vay, đặc biệt là cho vay dự án đầu tư. Hoạt động thẩm định dự án đầu tư đang thực sự đóng vai trò quan trọng. Mục tiêu đặt ra của NHCT Thanh Xuân trong năm tới là tiếp tục mở rộng hình thức tín dụng này.
    Từ thực tế như vậy, với mong muốn góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp phát triển của Ngân hàng - nơi cá nhân thực tập, em lựa chọn đề tài :
    “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT Thanh Xuân” làm luận văn tốt nghiệp.
    Luận văn gồm 3 chương cơ bản :
    Chương I : Những vấn đề lý luận cơ bản về thẩm định dự án đầu tư
    Chương II: Thực trạng chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Xuân
    Chương III : Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT Thanh Xuân
    Do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm thực tế cũng như tài liệu sử dụng nên nội dung luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp bổ ích của các thầy cô giáo và các cán bộ Ngân hàng để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
    Em xin trân trọng cảm ơn!



    Danh mục viết tắt
    Viết tắt Viết đầy đủ
    DAĐT Dự án đầu tư
    DN Doanh nghiệp
    NHCT Ngân hàng công thương
    NHTM Ngân hàng thương mại
    CBCNV Cán bộ công nhân viên
    CBTD Cán bộ tín dụng
    DA Dự án
    NHNN Ngân hàng Nhà Nước




    Chương I:
    Những vấn đề lý luận cơ bản về thẩm định dự án đầu tư.
    1.1. Khái niệm về đầu tư và dự án đầu tư
    1.1.1 . Đầu tư
    a. Khái niệm đầu tư.
    Hoạt động đầu tư (gọi tắt là đầu tư) là quá trình sử dụng các nguồn lực tài chính, lao động , tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tái sản xuất giản đơn, tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ của ngành, cơ quan quản lý và xã hội nói riêng.Hoạt động đầu tư bao gồm đầu tư trực tiếp và gián tiếp.
    Hoạt động đầu tư gián tiếp là hoạt động bỏ vốn trong đó người đầu tư không trực tiếp tham gia điều hành quản trị vốn đầu tư đã bỏ ra.
    Hoạt động đầu tư trực tiếp là hoạt động trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia điều hành quản trị vốn đầu tư đã bỏ ra. Nó chia ra thành 2 loại đầu tư chuyển dịch và đầu tư phát triển. Trong đó:
    - Nâng cấp các hoạt động đó vì mục tiêu phát triển thực chất. Nó tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế quốc dân, tạo công ăn việc làm Đầu tư chuyển dịch là hoạt động đầu tư mà chủ đầu tư bỏ tiền để mua lại một số lượng đủ lớn cổ phiếu của một doanh nghiệp nhằm tham gia nắm quyền điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.
    - Đầu tư phát triển là hoạt động bỏ vốn nhằm gia tăng giá trị tài sản, tạo ra những năng lực sản xuất , phục vụ mới bao gồm: xây dựng các công trình mới, các hoạt động dịch vụ mới, cải tạo mở rộng cải thiện đời sống người lao động.
    Có thể nói đầu tư phát triển đó là một quá trình có thời gian kéo dài trong nhiều năm với số lượng các nguồn lực được huy động cho từng công cuộc đầu tư khá lớn và vốn nằm đọng trong suốt quá trình thực hiện dự án đầu tư(viết tắt là DAĐT). Các thành quả của loại đầu tư này cần được sử dụng trong nhiều năm, đủ để các lợi ích thu được tương ứng và lớn hơn những nguồn lực đã bỏ ra. Chỉ có như vậy thì công cuộc đầu tư mới được coi là có hiệu quả.
    b. Đặc trưng của đầu tư
    Để làm rõ hơn nội dung của khái niệm hoạt động đầu tư, chúng ta đi sâu phân tích các đặc trưng cơ bản của hoạt động này:
    - Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn nên quyết định đầu tư thường và trước hết là quyết định tài chính.
    Vốn được hiểu như là các nguồn lực sinh lợi. Dưới các hình thức khác nhau nhưng vốn có thể xác định dưới hình thức tiền tệ. Vì vậy, các quyết định đầu tư thường được xem xét trên phương diện tài chính (khả năng sinh lời, tổn phí, có khả năng thu hồi được hay không). Trên thực tế, các quyết định đầu tư cân nhắc bởi sự hạn chế của ngân sách nhà nước, địa phương, cá nhân và được xem xét từ các khía cạnh tài chính nói trên. Nhiều dự án có khả thi ở các phương diện khác (kinh tế – xã hội) nhưng không khả thi về phương diện tài chính vì thế cũng không thể thực hiện được trên thực tế.
    - Hoạt động đầu tư là hoạt động có tính chất lâu dài.
    Khác với các hoạt động thương mại, các hoạt động chi tiêu tài chính khác, đầu tư luôn là hoạt động có tính chất lâu dài. Do đó, mọi sự trù liệu đều là dự tính và chịu một xác suất biến đổi nhất định do nhiều nhân tố biến đổi tác động. Chính điều này là một trong những vấn đề then chốt phải tính đến trong nội dung phân tích, đánh giá của quá trình thẩm định dự án.




    Danh mục tài liệu tham khảo.


    1. Giáo trình Tài trợ dự án - Học viện Ngân hàng.
    2. Giáo trình Định giá tài sản - TS Nguyễn Minh Hoàng - Học viện tài chính
    3. Giáo trình Nguyên lý chung Định giá tài sản và giá trị doanh nghiệp -TS. Nguyễn Minh Hoàng - Học viện tài chính
    4. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Thương Mại - Học viện Ngân hàng
    5. Phân tích và quản lí các dự án đầu tư - Nguyễn Ngọc Mai - NXB Khoa học kỹ thuật.
    6. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHCT Thanh Xuân.
    7. Đề cương tờ trình thẩm định cho vay theo dự án đầu tư - NHCT Việt Nam.
    8. Tạp chí Ngân hàng
    9. Tạp chí khoa học và đào tạo Ngân hàng
    Và các tài liệu tham khảo khác.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...