Đồ Án Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Chương Trình Tạp Chí Dân Tộc Và Phát Triển Trên Sóng Vtv1

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nước Việt Nam ta có 54 dân tộc anh em. Trong số hơn 86 triệu dân số thì đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi chiếm tới 14, 2 triệu người. Vùng có nhiều đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi sinh sống là Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và miền Trung. Đây cũng là vùng có nhiều khó khăn về địa hình, về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và vùng bị tranh chấp thông tin.
    Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách lớn khẳng định tầm quan trọng có ý nghĩa chiến lược của vấn đề dân tộc và miền núi trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc; công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới đất nước. Sự quan tâm đó được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực chính trị, KT-XH. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc từng bước được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
    Tuy nhiên, các thế lực thù địch trong nước và quốc tế luôn tìm cách lợi dụng những khó khăn, hạn chế của đồng bào và những yếu kém, sai sót của các cấp, các ngành về công tác dân tộc và miền núi để tuyên truyền xuyên tạc, kích động, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chúng triệt để lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng, gây mất ổn định an ninh chính trị. Nhiều đài phát thanh nước ngoài phát chương trình tiếng Việt như: Đài Châu Á Tự do (RFA), Đài VOA, BBC v.v . Đặc biệt Đài Manila (Philippin) phát chương trình tiếng H’Mông nhằm xuyên tạc đường lối, chính sách dân tộc của Đảng ta.
    Trong tình hình bùng nổ thông tin hiện nay, nhiều sản sản phẩm văn hoá không lành mạnh, với nhiều hình thức khác nhau đã đưa vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trên mạng internet, nhiều trang web phản động của các thế lực thù địch lập ra nhằm bôi xấu chế độ, hạ bệ lãnh tụ, kích động quần chúng, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ly khai, chống lại Nhà nước. Điển hình là vụ xúi giục hình thành nhà nước Đề Ga ở Tây Nguyên. Mặc dù chúng ta đã ngăn chặn, nhưng chiến dịch "chuyển lửa về quê hương" với tần suất ngày càng dày gây tâm lý hoang mang, không tin tưởng vào chế độ khiến không ít thanh thiếu niên, người dân bi quan. Đặc biệt do phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số học vấn thấp, hiểu biết còn hạn hẹp nên họ là đối tượng dễ bị các thế lực thù địch xúi giục, kích động. Trước tình hình phức tạp như vậy, với tư cách là một cơ quan báo chí chính thống, có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đồng bào hiểu, không tin theo kẻ xấu phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, trách nhiệm của Đài Truyền hình Việt Nam (THVN) nói chung, Ban truyền hình tiếng dân tộc nói riêng càng khó khăn và nặng nề hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức chính trị của người làm báo và sự cần thiết phải đổi mới thông tin là yêu cầu cấp bách đối với báo chí nói chung, trong đó có Đài THVN.
    Nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác dân tộc trong tình hình mới, Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã nêu mục tiêu cụ thể đến năm 2010:
    Phấn đấu 90% đồng bào được xem truyền hình; 100% được nghe đài phát thanh; các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc thiểu số sẽ được bảo tồn và phát triển.
    Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình phủ sóng phát thanh truyền hình: tăng thời lượng và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh truyền hình bằng các tiếng dân tộc thiểu số [6].
    Đổi mới thông tin nói chung, trong đó tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay đối với Đài THVN. Trước hết cần đánh giá đúng thực trạng, tìm ra những ưu điểm, nhược điểm; đồng thời, đề ra những giải pháp khắc phục, nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của thông tin tuyên truyền phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Với những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: " Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Chương Trình Tạp Chí Dân Tộc Và Phát Triển Trên Sóng Vtv1" cho luận văn Thạc sỹ Truyền thông đại chúng của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...