Luận Văn Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam(88 trang)

    Lời mở đầu
    Đất nước đang trong quá trình đổi mới, thực hiện công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế. Nhu cầu về vốn trung và dài hạn để đầu tư đổi mới tài sản cố định, trang bị lại máy móc, mở rộng cơ sở sản xuất và xây dựng mới là rất lớn. Trong khi đó, khả năng về vốn tự có của các doanh nghiệp rất hạn chế, việc huy động vốn trong dân của các doanh nghiệp qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu cũng rất khó khăn do nước ta có thị trường chứng khoán chưa phát triển, các nhà đầu tư chưa tin tưởng vào loại hình này. Do đó, để có thể đáp ứng nhu cầu về vốn trung và dài hạn, các doanh nghiệp chủ yếu là đi vay các tổ chức trung gian tài chính. Ở Việt Nam hiện nay, mới có rất ít công ty tài chính được hình thành, các quỹ tín dụng nhân dân mới được phục hồi hoạt động còn yếu ớt, nên các ngân hàng thương mại là nhân tố có khả năng nhất trong việc huy động và cung cấp vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.
    Hoà chung với quá trình đổi mới kinh tế của đất nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những đổi mới không chỉ về mặt cơ cấu tổ chức - chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp - mà còn đổi mới cả về phương thức hoạt động. Phù hợp với xu hướng đa dạng hoá hoạt động ngân hàng nhằm phục vụ bổ xung cả về vốn lưu động và vốn cố định cho doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đề ra mục tiêu: đẩy mạnh hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế bên cạnh hoạt động cho vay ngắn hạn truyền thống.
    Trong mấy năm gần đây, hoạt động cho vay trung và dài hạn của các ngân hàng tuy đạt được những kết quả đáng kể nhưng vẫn còn hạn chế và gặp không ít các khó khăn trở ngại. Những gì làm được hôm nay còn nhỏ bé so với những đòi hỏi bức thiết ngày càng tăng về vốn cố định của các doanh nghiệp.
    Với tư cách là trung tâm tiền tệ tín dụng của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đề ra mục tiêu cho toàn ngành: “Tìm cách mở rộng và nâng cao tỉ trọng các nguồn vốn trung và dài hạn nhằm đầu tư vào cơ sở vật chất kĩ thuật đổi mới công nghệ trực tiếp phục vụ cho việc mở rộng sản xuất và lưu thông hàng hoá”.
    Với những lý do trên, trong quá trình thực tập khảo sát thực tế tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, em rất quan tâm đến hoạt động cho vay trung và dài hạn của ngân hàng. Là một sinh viên sắp tốt nghiệp trong giai đoạn này của đất nước, với những kiến thức đã được học tập tại trường và mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào viêc giải quyết những vấn đề bức xúc hiện nay trong hoạt động này của ngành ngân hàng. Vì vậy, em đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” để nghiên cứu trong chuyên đề tốt nghiệp của mình.
    Chuyên đề được trình bày theo bố cục như sau:
    Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về cho vay trung và dài hạn tại các ngân hàng thương mại.
    Chương 2: Thực trạng cho vay trung và dài hạn tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
    Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay trung và dài hạn tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
    Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giảng viên – TS. Phan Thu Hà đã hết sức tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện chuyên đề này, và tới các cô chú, anh chị làm việc tại Sở giao dịch NHĐT và PT Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập . Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường ĐHKTQD đã truyền lại cho em những kiến thức cần thiết và bổ ích làm cơ sở để em có thể hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình.

    Chương 1​ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI​ 1.1. Hoạt động cho vay trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại:
    1.1.1. Khái niệm:
    Cho vay ( Tín dụng ) là hình thức quan hệ giữa hai đối tượng : người đi vay và người cho vay, trong đó người cho vay nhượng lại quyền sử dụng vốn cho người đi vay dựa trên sự tín nhiệm và theo nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Sự hoàn trả này không chỉ bảo tồn về mặt giá trị ,mà vốn tín dụng còn được tăng thêm dưới hình thức lợi tức, ở đây quá trình vận động mang tính chất hoàn trả của tín dụng là biểu hiện đặc trưng nhất về sự khác biệt giữa tín dụng và hình thức kinh tế khác.
    Tín dụng đã xuất hiện từ khi xã hội có phân công lao động sản xuất và trao đổi hàng hoá. Trong quá trình trao đổi hàng hoá đã hình thành những quan hệ vay mượn lẫn nhau để thanh toán. Thời kì chiếm hữu nô lệ xuất hiện sự tư hữu dẫn đến sự ra đời của quan hệ vay mượn nặng lãi. Cho vay nặng lãi nhằm mục đính thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của người đi vay, chưa có tác dụng phục vụ cho sản xuất. Hình thức biểu hiện của vốn trong quan hệ cho vay nặng lãi là rất đa dạng, ví dụ: cho vay bằng tiền thu nợ bằng tiền, cho vay bằng tiền thu nợ bằng hiện vật Đặc điểm nổi bật của cho vay nặng lãi là lãi xuất vay rất cao và chưa có sự quy định chung. Chủ nghĩa tư bản ra đời đẩy lùi quan hệ cho vay nặng lãi, tuy nhiên nó vẫn chưa bị thủ tiêu mà vẫn tồn tại ở hàng thứ yếu. Trong nền kinh tế thị trường, mọi vận hành kinh tế đều được tiền tệ hoá. Các chủ thể kinh tế phải tự kiếm nguồn vốn trên thị trường và tự chủ trong việc sử dụng nguồn vốn đó. Tuy nhiên không phải khi nào nhu cầu về vốn tiền tệ cũng đảm bảo nghĩa là nhu cầu giao lưu vốn xuất hiện, nhu cầu này từ phía những người cần vốn và những người có vốn. Những người cần vốn là những xí nghiệp, các hộ gia đình, chính phủ và các tổ chức kinh tế – xã hội, đây cũng là người có khả năng cung cấp vốn. Có thể nói nhờ quan hệ cho vay đã góp phần thúc đẩy quy mô tái sản xuất mở rộng, tăng nhanh vòng quay vốn tư bản. Có 2 hình thức cho vay là cho vay trực tiếp và cho vay thông qua các trung gian tài chính. Bên canh ưu điểm là chi phí thấp thì cho vay trực tiếp vẫn còn tồn tại những nhược điểm lớn:
    - Thứ nhất là sự hạn chế về không gian địa lí.
    - Thứ hai, giữa những người đi vay và người cho vay khó đạt được điểm chung về quy mô và thời hạn của khoản vốn vay.
    - Thứ ba, cho vay trực tiếp mang rủi ro cao do không có sự phân tán rủi ro.
    Chính vì vậy cho vay thông qua các trung gian tai chính đặc biệt hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại là rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Hoạt động cho vay của cac ngân hàng thương mại diễn ra bao gồm 2 đối tượng: một bên là ngân hàng, một bên là các tổ chức khác hoặc dân cư.
    Hoạt động cho vay của các ngân hàng mang bản chất chung của quan hệ vay mượn, đó là có sự hoàn trả gốc và lãi sau một thời gian nhất định, là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn, là quan hệ bình đẳng hai bên cùng có lọi có tính chất thoả thuận lón. Điểm khác biệt giữa hoạt động cho vay của các ngân hàng và cho vay trực tiếp là hoạt động cho vay của các ngân hàng không có sự dịch chuyển vốn trực tiếp từ nơi có vốn đến nơi thiếu vốn mà có sự tham gia của ngân hàng. Hoạt động cho vay này đã khắc phục được những hạn chế của cho vay trực tiếp, cung cấp lượng vốn lón cho nền kinh tế đáp ứng mọi nhu cầu của các đơn vị xin vay về thời gian, địa điểm, quy mô va thời hạn khoản vay.
    Cho vay là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Để quản lí các khoản cho vay các nhà ngân hàng phân loại các khoản cho vay theo nhiều tiêu thức khác nhau như: mức độ tín nhiệm với khách hàng, đối tượng vay, mục đích sử dụng khoản vay, hình thái giá trị của tín dụng và theo một tiêu chí không thể thiếu được là thời gian khoản vay.
    Cho vay trung và dài hạn là một bộ phận của hoạt động cho vay tại các ngân hàng được phân theo thời gian. Cho vay trung và dài han là cho vay có thời hạn trên 1 năm và thời gian cho vay không quá thời gian khấu hao của tài sản hình thành từ vốn vay. Tuỳ theo từng quốc gia mà thời hạn của khoản vay trung và dài hạn sẽ được quy định khác nhau, ở Việt nam một khoản vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm được coi là trung hạn và khoản vay có thời hạn 5 năm trở lên được coi là dài hạn. Cho vay trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ và mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Cho vay dài hạn nhằm đáp ứng những nhu cầu về vốn dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có giá trị lớn, các công trình có quy mô lớn.
    1.1.2. Phân loại các khoản cho vay trung và dài hạn tại các ngân hàng thương mại:
    Có nhiều cách phân loại các khoản cho vay trung và dài hạn tại các ngân hàng. Chúng ta có thể xem xét các khoản cho vay trung và dài hạn của ngân hàng thương mại qua các khoản sau đây:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...