Luận Văn Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châ

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ1
    1. Sự cần thiết của đề tài1
    2. Mục tiêu của đề tài2
    3. Đối tượng nghiên cứu. 3
    4. Phạm vi nghiên cứu. 3
    5. Phương pháp nghiên cứu. 3
    Phần 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU4
    Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 4

    1.1. Đặc điểm và nhu cầu tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ. 4
    1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ. 4
    1.1.2 Đặc điểm, vai trò và nhu cầu tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ. 4
    1.2. Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ. 7
    1.2.1. Định nghĩa cho vay. 7
    1.2.2. Vai trò của hoạt động cho vay. 7
    1.2.3. Phân loại cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ. 8
    1.2.4. Nguyên tắc cho vay 9 1.2.5. Quy trình cho vay. 10
    1.3. Chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ. 12
    1.3.1. Quan điểm về chất lượng cho vay. 12
    1.3.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ13
    1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ19
    1.3.4. Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ26
    Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH HUẾ 28
    2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh Huế. 28
    2.1.1. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của ACB Huế. 28
    2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây (2007-2009). 31
    2.2. Quy định cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tại ngân hàng thương mại cổ phấn á châu chi nhánh Huế. 37
    2.2.1. Quy định cho vay tại ACB Huế. 37
    2.2.2. Quy trình tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ACB Huế. 37
    2.3. Thực trạng chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh Huế. 38
    2.3.1. Tình hình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ. 38
    2.3.2. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ACB Huế. 52
    2.4. Đánh giá chất lượng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ACB Huế. 62
    2.4.1. Những kết quả đạt được. 62
    2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân. 63
    Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH HUẾ 68
    3.1. Định hướng hoạt động sắp tới của ngân hàng. 68
    3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ACB Huế70
    3.2.1. Nâng cao chất lượng thông tin hai chiều giữa Ngân hàng và khách hàng. 70
    3.2.2. Tăng cường hoạt động tư vấn cho khách hàng. 71
    3.2.3. Đổi mới chính sách cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 72
    3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định. 76
    3.2.5. Xây dựng danh mục khách hàng có hiệu quả, chọn lựa các dự án có tính khả thi cao79
    3.2.6. Tăng cường công tác giám sát tiền vay. 79
    3.2.7. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. 80
    3.2.8. Đổi mới công nghệ ngân hàng. 81
    3.2.9. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng. 81
    3.2.10. Thực hiện tốt công tác Marketing ngân hàng. 83
    PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 84
    1. Kết luận. 84
    2. Kiến nghị 84

    1. Sự cần thiết của đề tài

    Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hiện nay, đồng hành cùng với các Ngân hàng Việt Namngày càng vươn mình lớn mạnh là các DNVVN đã và đang từng bước phát triển đa dạng cả về số lượng lẫn chất lượng, chiếm hơn 95% tổng số các doanh nghiệp được thành lập trong cả nước cũng như việc nắm giữ vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Trong những năm gần đây, các DNVVN một lần nữa lại trở thành trung tâm của những tranh luận về phát triển khi số lượng DNVVN tăng bình quân mỗi năm khoảng 10%, DNVVN đã trở thành nguồn lực quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đóng góp khoảng 26% GDP, tạo ra khoảng 77% việc làm phi nông nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách địa phương cũng như quốc gia.
    Mặc dù có vai trò rất lớn như vậy nhưng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình các DNVVN đã gặp phải không ít khó khăn mà trước hết là khó khăn về thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập như hiện nay, một khi nước ta đã tham gia tổ chức Thương mại thế giới, nguồn vốn không chỉ là cơ sở để các DNVVN có thể đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng đẩy mạnh hiệu quả hạt động sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh lẫn nhau ở thị trường trong nước mà còn để khẳng định vị thế trên thương trường quốc tế. Có nhiều cách để một doanh nghiệp có thể huy động được nguồn vốn cần thiết cho mình như phát hành chứng khoán, tín dụng thương mại hoặc tín dụng ngân hàng nhưng do tiềm lực còn hạn chế nên các doanh nghiệp khó đáp ứng đủ điều kiện phát hành chứng khoán. Khi đó nguồn vốn của ngân hàng không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất cho các doanh nghiệp là còn là cơ sở để các doanh nghiệp có thể đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng nâng cao chất lượng sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh. Do đó việc tiếp cận nguồn vốn của các ngân hàng là tất yếu.
    Trong những năm qua nhận thấy khó khăn và khả năng phát triển của các DNVVN, Chính phủ đã có nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển. Ngoài ra hỗ trợ cho các DNVVN không chỉ là mong muốn của Chính phủ mà còn là mục tiêu lâu dài của các ngân hàng. Bởi lẽ DNVVN sẽ là khách hàng tiềm năng của các ngân hàng thương mại. Nguồn vốn ngân hàng sẽ giúp cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng thu nhập cho các Ngân hàng thương mại.
    Tại chi nhánh NHTMCP Á Châu Huế, khách hàng DNVVN là định hướng phát triển của ngân hàng trong những năm sắp tới. Trong quá trình hoạt động chi nhánh luôn đảm bảo vốn cung ứng kịp thời góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng cho vay. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, chất lượng cho vay chưa được đảm bảo, vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy nâng cao chất lượng các khoản cho vay trong điều kiện nền kinh tế hiện nay là rất quan trọng. Với vai trò và tầm quan trọng đó, trong quá trình thực tập tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu Chi nhánh Huế, em đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Huế” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình

    2. Mục tiêu của đề tài
    - Nghiên cứu một số lý luận cơ bản về hoạt động cho vay của NHTM và cho vay DNVVN.
    - Phân tích thực trạng cho vay DNVVN của Chi nhánh trong 3 năm 2007-2009
    - Trên cơ sở phân tích những chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay có thể đánh giá được chất lượng cho vay DNVVN của NHTMCP Á Châu chi nhánh Huế qua ba năm 2007-2009
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay DNVVN tại NH.

    3. Đối tượng nghiên cứu
    Chất lượng cho vay DNVVN tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Huế trong 3 năm 2007-2009.

    4. Phạm vi nghiên cứu
    Tình hình cho vay DNVVN tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Huế trong 3 năm 2007-2009.

    5. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp quan sát
    - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê
    - Phương pháp so sánh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...