Luận Văn Giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp&amp phát triển nông thôn ch

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Trong cơ chế thị trường hiện nay các ngân hàng thương mại đang ngày một phát triển mạnh mẽ và có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế. Cũng giống như các hoạt động kinh doanh khác, rủi ro trong hoạt động tín dụng luôn luôn tiềm ẩn. Nếu rủi ro liên tiếp xảy ra thì ngân hàng thương mại sẽ khó tránh khỏi sự phá sản và dẫn đến sự sụp đổ của cả hệ thống ngân hàng, gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc dân.
    Đầu năm 2012, ngân hàng nhà nước tiến hành phân loại 4 nhóm ngân hàng với tỉ lệ tăng trưởng tín dụng tương ứng là 17%, 15%, 8%, 0% dẫn đến dịch chuyển khách hàng từ NHTM nhóm 3,4 sang nhóm 1, 2; cùng với chủ trương của chính phủ trước thực trạng kinh tế hiện nay về tái cơ cấu ngành, doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu NHTM, giảm chi phí của các NHTM nhà nước, chính sách tiền tệ thận trọng Dẫu trong trường hợp nào thì biện pháp an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng vẫn là tiêu chí quan trọng để tăng năng lực tài chính của NHTM. Trong đó biện pháp bảo đảm tín dụng được coi như 1 hàng rào sàng lọc khách hàng xấu từ NHTM khác cần được coi trọng và đánh giá đúng mức để phòng ngừa rủi ro tín dụng.
    Theo lý thuyết thì việc cho vay là dựa theo uy tín chứ không phải theo tài sản đảm bảo. Việc quyết định cho vay hay không, ngân hàng phải đánh giá đầy đủ các yếu tố chủ quan, nội tại của khách hàng, còn biện pháp kiểm soát, TSBĐ là điều kiện bổ sung. Tuy nhiên trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay cùng với sự bất đối xứng về thông tin, bảo đảm tiền vay trở thành một điều kiện quan trọng.
    Nhận thấy những vướng mắc trong vấn đề bảo đảm tiền vay, trong thời gian thực tập tại NHNN&PTNT chi nhánh Cầu Giấy, em mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng bảo đảm tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp&phát triển nông thôn chi nhánh Cầu Giấy”
    Đề tài gồm 3 chương:
    Chương 1. Cơ sở lý luận về bảo đảm tín dụng tại ngân hàng thương mại
    Chương 2: Thực trạng công tác bảo đảm tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh Cầu Giấy
    Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng bảo đảm tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Cầu Giấy
     
Đang tải...