Giải pháp nân cao chất lượng xét đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư và bổ nhiệm chức danh

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: B2010-37- 25NV (Nhiệm vụ nghiên cứu cấp bộ)
    Chủ nhiệm đề tài: GS.TSKH. Trần Văn Nhung
    Các thành viên tham gia: PGS.TS. Trần Thị Hà; PGS.TS. Đỗ Tất Ngọc; TS. Đỗ Đức Tín; PGS.TS. Phạm Kim Đĩnh; PGS.TS. Phùng Quốc Tuấn; PGS.TS. Nguyễn Hữu Bạch; ThS. Nguyễn Đức Huy; CN. Hà Phương; CN. Nguyễn Khắc Cơ; PGS.TS. Trần Hải Anh; PGS.TS. Đào Văn Hoằng; PGS.TS. Phạm Vũ Khánh; PGS.TS. Lê Văn Năm; TS. Lương Hoài Nga; PGS.TS. Đinh Đăng Quang; TS. Ngô Quang Thắng; TS. Nguyễn Hải Thập; GS.TSKH. Vũ Thị Minh Thục; GS.TS. Lê Văn Thính; PGS.TS. Vũ Văn Tường
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 01 năm 2010/ tháng 10 năm 2012

    2. Tính cấp thiết

    Việc xét, công nhận chức danh GS, PGS trước đây và xét, công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS hiện nay, cùng với việc bổ nhiệm các chức danh GS, PGS là một công tác quan trọng của Đảng và Nhà nước ta, nhằm xây dựng một đội ngũ các nhà giáo có trình độ cao, có vai trò chủ chốt trong các cơ sở giáo dục đại học, các Viện Nghiên cứu khoa học, để đào tạo và phát triển đội ngũ các nhà khoa học có trình độ cao phục vụ, để nghiên cứu khoa học và công nghệ nhằm phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

    Kể từ đợt phong GS, PGS đầu tiên, từ năm 1980 đến nay, công việc này đã triển khai được 30 năm, đã đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, công việc này vẫn còn là mới mẻ, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm, còn nhiều bất cập, phải nghiên cứu học hỏi các nước trong khu vực và các nước tiên tiến trên thế giới.

    Việc nghiên cứu về đội ngũ nhà giáo, đội ngũ trí thức cao cấp GS, PGS còn có ý nghĩa động viên khuyến khích đội ngũ này phát huy hơn nữa khả năng của mình trong việc đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, thể hiện rõ những đóng góp có ý nghĩa của họ cho việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: 'Giải pháp nâng cao chất lượng xét đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư ở Việt Nam, theo hướng hội nhập quốc tế' là hết sức cần thiết và cấp bách.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    - Nâng cao chất lượng việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh và bổ nhiệm chức danh GS, PGS Việt Nam;
    - Tham khảo, học hỏi và từng bước vận dụng những kinh nghiệm hay của các nước ASEAN, châu Á và thế giới vào hoàn cảnh Việt Nam;
    - Đề xuất việc đổi mới văn bản liên quan đến điều kiện và tiêu chí xét và bổ nhiệm GS, PGS, đề xuất chế độ chính sách đối với GS, PGS Việt Nam

    4. Nội dung nghiên cứu

    - Tổng quan về tình hình xét và bổ nhiệm GS, PGS ở Việt Nam
    - Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về việc bổ nhiệm Giáo sư, Phó giáo sư và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
    - Yêu cầu nâng cao chất lượng xét đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS và bổ nhiệm chức danh GS, PGS ở Việt Nam, theo hướng hội nhập quốc tế.
    - Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng xét đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS và bổ nhiệm chức danh GS, PGS ở Việt Nam, theo hướng hội nhập quốc tế và lộ trình, kế hoạch triển khai các giải pháp.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Đề tài nghiên cứu thực trạng đội ngũ GS, PGS ở Việt Nam từ năm 1980 đến nay và kinh nghiệm của các nước: Hoa Kỳ, cộng hòa liên bang Đức, Pháp, Ba Lan, Hungary, cộng hòa Séc và Slovakia, Trung Quốc, Hàn Quốc, cộng hòa liên bang Nga.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm: Tổng kết tình hình thực tiễn và kinh nghiệm; Điều tra khảo sát; Phương pháp chuyên gia.

    7. Kết cấu của đề tài


    Nội dung đề tài: đề tài gồm 4 chương

    Chương 1: Tổng quan về tình hình xét và bổ nhiệm Giáo sư, Phó giáo sư ở Việt Nam
    1.1. Vai trò vị trí của đội ngũ GS, PGS đối với xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
    1.2. Tổng quan về các quy định xét, phong, công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư từ năm 1980 đến nay
    1.3. Thực trạng đội ngũ GS, PGS ở Việt Nam từ năm 1980 đến nay
    1.4. Phân tích hiện trạng chế độ, chính sách đối với đội ngũ GS, PGS ở Việt Nam

    Chương 2: Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về việc bổ nhiệm Giáo sư, Phó giáo sư, bài học đối với Việt Nam
    2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về việc xét và công nhận GS, PGS.
    2.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

    Chương 3: Yêu cầu nâng cao chất lượng xét đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư ở Việt Nam, theo hướng hội nhập quốc tế
    3.1. Bối cảnh quốc tế và Việt Nam trong phát triển kinh tế, giáo dục, khoa học
    3.2. Định hướng phát triển đội ngũ GS, PGS đến năm 2020

    Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng xét đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư và bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó giáo sư ở Việt Nam, theo hướng hội nhập quốc tế
    4.1. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS ở Việt Nam
    4.2. Nhóm giải pháp đề xuất về chế độ chính sách đối với các GS, PGS
    4.3. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bổ nhiệm chức danh GS, PGS
    4.4. Nhóm giải pháp hỗ trợ
    4.5. Lộ trình và kế hoạch triển khai

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Đề tài đã tổng hợp lại tình hình xét và bổ nhiệm GS, PGS ở Việt Nam từ năm 1980 đến nay.

    Đề xuất các nhóm giải pháp để nâng cao chất lượng xét và bổ nhiệm GS, PGS ở Việt Nam theo hướng hội nhập quốc tế.

    Dự thảo nội dung cần sửa đổi của các văn bản liên quan đến việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS.

    Tổ chức hội thảo và lấy ý kiến chuyên gia về giải pháp và nội dung cần sửa đổi của các văn bản liên quan đến việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS.

    9. Kết luận và kiến nghị

    Kết luận

    Giáo sư, Phó Giáo sư là các chức danh của nhà giáo đang giảng dạy, đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Đó là chức danh khoa học cao nhất của nhà giáo.

    Xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm các chức danh GS, PGS là một chủ trương lớn, quan trọng của Đảng và nhà nước ta nhằm xây dựng, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ các cán bộ khoa học đầu đàn, chủ chốt trong các cơ sở giáo dục đại học theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Chủ trương này cũng tạo ra cơ sở để xác định vai trò cũng như trách nhiệm và phương hướng phấn đấu cho mọi cán bộ khoa học, giáo dục và làm cơ sở cho việc đề xuất và thực hiện các chính sách, chế độ đãi ngộ đối với GS, PGS.

    Kiến nghị

    Hoàn chỉnh các văn bản pháp quy liên quan tới việc quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS.

    Tổ chức chặt chẽ việc đánh giá ở các cấp hội đồng, nhằm đánh giá đúng năng lực sư phạm, năng lực NCKH của các ứng viên.

    Có lộ trình thích hợp đối với việc quy định công bố bài báo khoa học trên các tạp chí có uy tín, đặc biệt là tạo áp lực về mặt pháp lý để có công bố trên các tạp chí ISI, sử dụng các chỉ số đánh giá công trình khoa học theo các thông lệ quốc tế.

    Có cơ chế hỗ trợ để việc xây dựng đội ngũ GS, PGS của từng cơ sở đào tạo, cơ sở NCKH trở thành nhiệm vụ của chính cơ sở mình, để nâng cao uy tín KH của từng cơ sở
    Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường làm việc để đội ngũ GS, PGS phát huy được năng lực.


    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...