Báo Cáo Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu của các nước kinh tế đang phát triển muốn tiếp cận nhanh nền kinh tế tiên tiến. Đối với Việt Nam (VN), hội nhập quốc tế là một hướng đi đúng và quan trọng làm tiền đề cho việc tạo dựng vị thế trên trường quốc tế, đồng thời mang lại nhiều cơ hội để phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế đất nước. Năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ, bắt đầu từ sự sụp đổ của chương trình cho vay thứ cấp của một số ngân hàng, kéo theo hàng loạt các ngân hàng khác. Điển hình là Ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ sau 158 năm tồn tại, Merrill Lynch bị Bank of America Corp thâu tóm, America Internationnal Group (viết tắt là AIG) tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới mất khả năng thanh toán do những khoản thua lỗ liên quan đến nợ cầm cố. Hậu quả là ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế thế giới [11]. Sau khi gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới – Word Trade Oganization (viết tắt là WTO), Việt Nam đã và đang trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, thì việc bị ảnh hưởng là điều tất yếu. Hội nhập quốc tế đã đưa Việt Nam đến gần với thế giới hơn và ngày càng có chỗ đứng trên trường quốc tế, nền kinh tế của Việt Nam đã có được sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực nhưng bên cạnh đó cũng đem đến nhiều khó khăn và thách thức cho nền kinh tế nước ta. Chính quá trình đó đã gây áp lực đối với các doanh nghiệp cần phải củng cố tiềm lực, tìm kiếm một chỗ đứng vững chắc trên thương trường để chuẩn bị bước vào một cuộc cạnh tranh mới [12], đặt ra cho các doanh nghiệp VN, đặc biệt là các ngân hàng thương mại (NHTM) – Doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng đứng trước những thách thức lớn. Để vượt qua những thách thức và tận dụng tốt cơ hội đòi hỏi các NHTMVN phải phân tích những điểm mạnh những điểm yếu của mình để đưa ra chiến lược phù hợp cho từng thời kỳ, từng giai đoạn của sự phát triển phù hợp với xu thế trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích quốc gia và doanh nghiệp.[11]
    Sau nhiều năm cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, hệ thống các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, lớn mạnh về mọi mặt, kể cả số lượng, qui mô, nội dung và chất lượng; đã có những đóng góp xứng đáng vào công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế nói chung và quá trình đổi mới, phát triển của các thành phần kinh tế và các doanh nghiệp nói riêng; thực sự là ngành tiên phong trong quá trình đổi mới cơ chế kinh tế. Đặc biệt trong những năm qua, hoạt động ngân hàng nước ta đã góp phần tích cực trong việc huy động vốn, mở rộng vốn đầu tư cho lĩnh vực sản xuất phát triển, tạo điều kiện thu hút vốn nước ngoài để tăng trưởng kinh tế trong nước.
    Nhu cầu về nguồn vốn luôn luôn là một yếu tố hết sức cần thiết và quyết định cho sự phát triển hay thụt lùi của các doanh nghiệp nói chung hay các Ngân hàng thương mại nói riêng. Vốn chính là tiềm lực tài chính, là yếu tố căn bản đảm bảo khả năng hoạt động và khả năng thanh khoản của các Ngân hàng. Do đó, việc sử dụng nguồn vốn bằng phương thức cho vay hay cấp tín dụng một cách có hiệu quả là vấn đề rất quan trọng đối với các Ngân hàng. Thêm vào đó, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng trên thị trường cung cấp vốn đang ngày càng quyết liệt.
    Vì thế để có thể đứng vững và phát triển trước xu hướng cạnh tranh gay gắt như hiện nay đòi hỏi các Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Á nói riêng phải luôn đổi mới, tìm ra các giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động tín dụng theo tiêu chí chất lượng cao, vững chắc, an toàn và hiệu quả trên cơ sở các nội dung chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 9 tháng 1 năm 2009 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009. Quyết định số 342/QĐ- NHNN của Thống đốc NHNN về việc ban hành kế hoạch hành động của NHNN Việt Nam đề triển khai thực hiện các giải pháp tiền tệ, tín dụng và ngân hàng theo Nghị quyết số 01/QĐ-CP ngày 09/01/22009, Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008, Nghị quyết 30a/2008/QĐ-CP ngày 27/12/2008, Quyết định số 167/2008/QĐ-TT ngày 12/12/2008. Công văn số 9776/NHNN-CSTT ngày 03/11/2008 về thực hiện một số biện pháp về tín dụng và lãi suất.[16]
    Từ nhận định trên, em đã quyết định chọn đề tài: “Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Á chi nhánh Quang Vinh” để làm nội dung cho báo cáo nghiên cứu khoa học của mình. Danh mục biểu đồMỤC LỤC
    Danh mục các bảng biểu - sơ đồ.
    Danh mục các từ viết tắt
    Trang
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    2. Tổng quan đề tài
    3. Phương pháp nghiên cứu
    4. Mục tiêu nghiên cứu
    5. Phạm vi nghiên cứu
    6. Ý nghĩa khoa học của đề tài .
    7. Những đóng góp mới của đề tài
    8. Kết cấu của bài báo cáo

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

    1.1. Những vấn đề chung về tín dụng
    1.1.1. Khái niệm về tín dụng
    1.1.2. Đặc điểm của tín dụng
    1.1.3. Chức năng của tín dụng
    1.1.4. Vai trò của tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường
    1.1.5. Phân loại cho vay của Ngân hàng
    1.1.6. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng
    1.2. Một số rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại
    1.2.1. Khái niệm và phân loại rủi ro
    1.2.2.Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng
    1.2.3 Những thiệt hại do rủi ro gây ra
    1.3. Lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa
    1.3.1. Định nghĩa
    1.3.2. Tài trợ tín dụng DNNVV
    1.3.3. Thực trạng hoạt động vay vốn Ngân hàng của DNNVV
    1.4. Kinh nghiệm của các đơn vị có hoạt động nghiệp vụ tín dụng tương tự

    Tóm tắt chương 1
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI Á – CN QUANG VINH.

    2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai năm 2008
    2.1.1. Khái quát chung
    2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai năm 2008
    2.1.3. Đánh giá chung và rút ra một số kinh nghiệm
    2.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đại Á – Chi Nhánh Quang Vinh .37
    2.2.1. Lịch sử hình thành Ngân hàng Đại Á – CN Quang Vinh .37
    2.2.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức Ngân hàng Đại Á – CN Quang Vinh 40
    2.2.3. Nhiệm vụ và chức năng hoạt động của Ngân hàng .41
    2.2.4. Các hình thức tín dụng đang áp dụng tại Ngân hàng Đại Á – Chi Nhánh Quang Vinh 43
    2.2.5. Quy trình nghiệp vụ tín dụng
    2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đại Á – Chi Nhánh Quang Vinh
    2.3.1. Tình hình huy động vốn
    2.3.2. Tình hình dư nợ
    2.3.3. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đại Á – CN Quang Vinh .
    2.3.4. Tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh 60
    2.4. Nhận xét chung về tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đại Á – CN Quang Vinh
    2.4.1. Những mặt tích cực 62
    2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động của Ngân hàng 62

    Tóm tắt chương 2 .64

    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI
    NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI Á – CN QUANG VINH.

    3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
    3.1.1. Đảng và Nhà nước
    3.1.2. Ngân hàng Đại Á
    3.1.3. Ngân hàng Đại Á – Chi nhánh Quang Vinh
    3.2. Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Á – Chi nhánh Quang Vinh
    3.2.1. Đối với giải pháp mở rộng quy mô tín dụng
    3.2.2. Đối với giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng
    3.3. Kiến nghị
    3.3.1. Đối với Nhà nước và các Bộ ngành có liên quan
    3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
    3.3.3. Đối với NH TMCP Đại Á

    Tóm tắt chương 3 82

    KẾT LUẬN
    Danh mục các tài liệu tham khảo.
    Phần phụ lục.
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1] Bảng báo cáo tổng kết hoạt động Ngân hàng TMCP Đại Á, Năm 2007 - 2008
    [2] Nguyễn Tấn Bình (2000), “Phân tích hoạt động doanh nghiệp”, NXB Đại Học Quốc gia TPHCM, Năm 2000.
    [3] Nguyễn Đăng Dờn (2007), “Nghiệp vụ Ngân hàng Thương Mại”, NXB Thống kê, Năm 2007.
    [4] Nguyễn Đăng Dờn (2005), “Tiền tệ ngân hàng”, NXB Thống kê, Năm 2005.
    [5] Nguyễn Minh Kiều (2007), “Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại”, NXB Lao động xã hội, Năm 2007.
    [6] Tài liệu hướng dẫn quy trình về nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng Đại Á, Năm 2008.
    [7] Tài liệu tập huấn cán bộ tín dụng của Ngân hàng Đại Á, Năm 2007.
    [8] Văn bản hướng dẫn quy chế cho vay, thế chấp, cầm cố của Ngân hàng Đại Á, Năm 2008
    Một số trang web:
    [9] http://www.dongnai.gov.vn
    [10] http://www.mof.gov.vn
    [11] http://www.vneconomy.com.vn
    [12] http://www.daia.com.vn
    [13] http://www. acbjobs.com.vn
    [14] http://www. bidv.com.vn
    [15] http://www. Vnexpress.com
    [16] http://www.sbv.gov.vn
    [17] http://www.tapchiketoan.com
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...