Thạc Sĩ Giải pháp mở rộng tín dụng và dịch vụ ngân hàng trên địa bàn tp cần thơ

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH, CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH,
    TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM) TRONG

    NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
    1.1 Khái niệm về cạnh tranh, các chiến lược cạnh tranh của Michale porter 1
    1.1.1 Khái niệm cạnh tranh 1
    1.1.2 Các chiến lược về lợi thế cạnh tranh của Michael Porter 1

    1.2 Tổng quan về NHTM, tầm quan trọng của việc mở rộng tín dụng 3
    & phát triển dịch vụ của ngân hàng
    1.2.1 Định nghĩa NHTM 3
    1.2.2 Chức năng của NHTM 4
    1.2.3 Các nghiệp vụ chủ yếu của NHTM 5
    1.2.4 Tín dụng ngân hàng, nghiệp vụ quan trọng của NHTM 11
    1.2.5 Tầm quan trọng của việc mở rộng tín dụng ngân hàng 13
    1.2.6 Một số kinh nghiệm mở rộng tín dụng ở các quốc gia trong khu vực 15
    1.2.7 Dịch vụ ngân hàng, tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ 16
    ngân hàng trong thời đại công nghệ thông tin và hội nhập kinh tế
    Kết luận chương i 18

    CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM
    TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG
    TÍN DỤNG & DỊCH VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG

    MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TP CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2002-2004
    2.1 Hệ thống ngân hàng Việt Nam: Khả năng cạnh tranh, cơ hội và 19
    thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế
    2.1.1 Hội nhập kinh tế quốc tế – xu thế không thể đảo ngược 19
    2.1.2 Hệ thống Ngân hàng Việt Nam và khả năng cạnh tranh 21
    2.1.3 Cơ hội và thách thức đối với các Ngân hàng Việt Nam trong 28
    hội nhập kinh tế quốc tế
    2.2 Tình hình kinh tế xã hội TP Cần Thơ giai đoạn 2001-2005 33
    2.2.1 Thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội 33
    của TP Cần Thơ
    2.2.2 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của TP Cần Thơ 34
    thời kỳ 5 năm 2001-2005
    2.2.3 Phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.Cần Thơ đến năm 2020 35
    2.3 Thực trạng hoạt động tín dụng & dịch vụ của các NHTM 36
    trên địa bàn TP Cần Thơ
    2.3.1 Về hoạt động tín dụng 37
    2.3.1.1 Dư nợ phân theo thời hạn cho vay 37
    2.3.1.2 Dư nợ cho vay phân loại theo thành phần kinh tế 40
    2.3.1.3 Chất lượng của hoạt động tín dụng 42
    2.3.1.4 Những khó khăn tồn tại trong hoạt động tín dụng ngân hàng 45
    2.3.2 Về hoạt động dịch vụ 48
    2.3.2.1 Các loại hình dịch vụ chủ yếu hiện nay của các NHTM 48
    trên địa bàn TP. Cần Thơ
    2.3.2.2 Thực trạng về hoạt động dịch vụ của các NHTM TP Cần Thơ 49
    giai đoạn 2002-2004
    2.3.2.3 Những hạn chế của các dịch vụ Ngân hàng hiện nay 53
    KẾT LUẬN CHƯƠNG II 55
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG & DỊCH VỤ
    NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TP CẦN THƠ

    3.1 Chủ trương định hướng mở rộng hoạt động tín dụng và 56
    dịch vụ ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ
    3.2 Các giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng 57
    3.2.1 Giải pháp tăng trưởng nguồn vốn huy động để mở rộng tín dụng 57
    3.2.2 Mở rộng tín dụng trong lĩnh vực cho vay nông nghiệp và nuôi 60
    trồng thủy hải sản
    3.2.3 Mở rộng tín dụng tiêu dùng và cho vay các cơ quan hành 62
    chánh sự nghiệp có thu
    3.2.4 Mở rộng nghiệp vụ tín dụng cho vay thế chấp 63
    3.3 Các giải pháp mở rộng dịch vụ 64
    3.3.1 Giải pháp hạn chế thanh toán bằng tiền mặt 64
    3.3.2 Giải pháp về nâng cấp hệ thống ATM và mở rộng 65
    khách hàng sử dụng ATM trên địa bàn
    3.3.3 Đa dạng thêm các loại hình dịch vụ như: thanh toán 65
    hộ tiêu dùng, dịch vụ phát hành thẻ bảo chi nội - ngoại tệ
    cho các Ngân hàng thương mại
    3.3.4 Nhanh chóng trang bị các dịch vụ Ngân hàng điện tử hiện đại 66
    cho các NHTM như: Internet banking, Mobi banking, Home banking
    3.4 Các kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực 67
    mở rộng tín dụng và dịch vụ ngân hàng
    3.4.1 Kiến nghị đối với Chính phủ 67
    3.4.2 Kiến nghị đối với hệ thống NHNN Việt Nam 68
    3.4.3 Kiến nghị đối với UBND thành phố 70
    3.4.4 Những biện pháp thuộc bản thân các NHTM để mở rộng 71
    tín dụng và dịch vụ ngân hàng
    KẾT LUẬN CHƯƠNG III 73

    PHẦN KẾT LUẬN 74
    TÀI LIỆU THAM KHẢO




    PHẦN MỞ ĐẦU
    [ ”

    1/ Tính thiết thực của đề tài:

    Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu của thế kỷ 21. Việt Nam cũng
    như các nước đang phát triển khác trên thế giới đang nỗ lực hoà mình vào dòng hội
    nhập. Chủ trương hội nhập, tham gia các tổ chức kinh tế trong khu vực và toàn cầu,
    đặc biệt gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong thời gian tới đã được Bộ
    Chính trị khẳng định tại Nghị quyết 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 về hội nhập kinh tế
    quốc tế. Trong qúa trình hội nhập, Ngân hàng được xác định là một trong những
    ngành dịch vụ quan trọng và nhạy cảm.
    Mục tiêu của luận văn nhằm giới thiệu bức tranh tổng thể về hệ thống Ngân
    hàng Việt Nam, khả năng cạnh tranh, những điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và
    thách thức của Ngành Ngân hàng Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    Đồng thời phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và dịch vụ của các Ngân hàng
    thương mại trên địa bàn TP.Cần Thơ, nêu lên những mặt còn tồn tại và hạn chế về
    mở rộng tín dụng – dịch vụ của các Ngân hàng trên địa bàn. Trên cơ sở đó, để tiếp tục
    tồn tại và phát triển, đủ sức cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngoài việc tìm ra các
    giải pháp để mở rộng tín dụng và dịch vụ cho các Ngân hàng thương mại TP.Cần Thơ
    trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết và mang tính thực tiễn cao.
    2/ Mục đích nghiên cứu:
    Mục đích nghiên cứu của đề tài là tập trung vào các nội dung chính sau:
    - Nghiên cứu một cách có khoa học những lý luận cơ bản về cạnh tranh, chiến
    lược cạnh tranh, NHTM, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng trong cơ chế thị trường, tầm
    quan trọng và sự cần thiết của việc mở rộng tín dụng và dịch vụ Ngân hàng.
    - Phân tích thực trạng của hệ thống NHTM Việt Nam, khả năng cạnh tranh
    của các NHTM Việt Nam so với các Ngân hàng nước ngoài, đồng thời phản ánh thực
    trạng hoạt động tín dụng – dịch vụ của các NHTM trên địa bàn TP.Cần Thơ giai đoạn
    2002-2004, xác định được những khó khăn, hạn chế trong việc mở rộng tín dụng và
    dịch vụ của các Ngân hàng trên địa bàn.
    - Tìm ra những biện pháp nhằm mở rộng tín dụng và dịch vụ Ngân hàng phù
    hợp với định hướng phát triển của thành phố, và đề xuất những kiến nghị trong hoạt
    động mở rộng tín dụng – dịch vụ Ngân hàng.
    3/ Phương pháp nghiên cứu:
    Trong quá trình thực hiện nghiên cứu có sử dụng phương pháp duy vật biện
    chứng, kết hợp với phương pháp thống kê và phương pháp so sánh để phân tích và làm
    rõ những vấn đề cơ bản của luận văn.
    4/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    - Đối tượng nghiên cứu của luận án là thực trạng hệ thống NHTM Việt Nam,
    nền kinh tế xã hội TP.Cần Thơ, thực trạng hoạt động tín dụng và dịch vụ của các
    NHTM trên địa bàn TP.Cần Thơ và tìm ra các giải pháp để mở rộng tín dụng và dịch
    vụ Ngân hàng.
    - Phạm vi nghiên cứu của luận án bao gồm đánh giá thực trạng khả năng cạnh
    tranh của hệ thống NHTM Việt Nam so với các Ngân hàng nước ngoài, tình hình kinh
    tế xã hội TP.Cần Thơ, hoạt động kinh doanh của các NHTM trên địa bàn qua các năm
    2002-2004.
    5/ Những đóng góp cơ bản của luận văn:
    Thực trạng khả năng cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam và hoạt động
    tín dụng –dịch vụ của các NHTM trên địa bàn TP.Cần Thơ đã được luận văn phân
    tích và nhận xét rõ nét, những khó khăn và hạn chế trong việc mở rộng tín dụng và
    dịch vụ ngân hàng. Luận văn đã nêu lên được vai trò và tầm quan trọng của việc mở
    rộng tín dụng và dịch vụ ngân hàng với những giải pháp và kiến nghị cụ thể phù hợp
    với tình hình thực tế nên có thể xem xét để áp dụng vào thực tiễn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...