Luận Văn Giải pháp mở rộng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NH ngoại thương Hà Nội

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới và phát triển của nền kinh tế đất nước, hoạt động kinh tế đối ngoại đã được Chính phủ Việt nam đặc biệt coi trọng. Việt nam có điểm xuất phát vào loại thấp nhất thế giới nên yêu cầu phát triển kinh tế đối ngoại được đặt ra như một nhu cầu sống còn hoặc là phát triển vượt lên trước hoặc là tụt lại sau và ngày càng xa rời các cơ hội phát triển. Từ cuối năm 80 trở lại đây nền kinh tế Việt nam đang đi dần vào thế ổn định và phát triển. Quan hệ đối nội và đối ngoại ngày càng được mở rộng. Quan hệ đối ngoại được coi là "một mũi nhọn của sự đổi mới". Các chính sách ngoại thương luôn được coi là những chính sách nằm trong chiến lược kinh tế xã hội. Từ nay đến năm 2010, với phương châm "phát huy lợi thế tương đối, đáp ứng tốt nhu cầu của sản xuất và đời sống hướng mạnh về xuất khẩu, thay thế nhập khẩu bằng những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả".
    Để đẩy mạnh xuất khẩu cần nâng cao chất lượng, mở rộng sản xuất, đa dạng hoá các mặt hàng. Muốn vậy phải có sự đầu tư thích đáng về máy móc thiết bị cũng như công nghệ sản xuất . trong khi vốn của các doanh nghiệp này còn rất ít ỏi. Thực tế này đã đặt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu trước một thách thức lớn là vấn đề vốn. Giải quyết bài toán hóc búa này, hoạt động tín dụng của các NHTM nói chung và Ngân hàng Ngoại thương VN nói riêng với tư cách là trung tâm cung ứng vốn đảm bảo cho sự hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu giữ một vai trò rất lớn.
    Hoạt động cho vay đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu là hết sức phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro, nó không những phải chịu tác động của chính sách kinh tế trong nước mà còn chịu sự tác động trực tiếp của thị trường tiền tệ quốc tế, chịu sự tác động của nhiều qui phạm, nguồn luật khác nhau. Hơn nữa trong thời điểm hiện nay khi các NHTM được phép kinh doanh đối ngoại, rồi sự xuất hiện của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng liên doanh . thì tất nhiên Ngân hàng Ngoại thương VN không còn giữ vị trí độc quyền như trước đây trong việc cho vay phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Bởi thế, bức tranh về cho vay xuất nhập khẩu càng phong phú hơn, chứa đựng nhiều vấn đề cần nghiên cứu.
    Trong thời gian ngắn, khi nghiên cứu, tìm hiểu thực tế hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu của Ngân hàng Ngoại thương VN em thấy việc nghiên cứu một cách có hệ thống nội dung, biện pháp nhằm tháo gỡ các vướng mắc và thực hiện hoạt động tín dụng của ngân hàng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường là một việc cần thiết. Với lý do đó cùng với sự hướng dẫn của cô Lê Thị Thanh và sự chỉ bảo tận tình của các đồng nghiệp tại Phòng Tín dụng Ngân hàng Ngoại thương VN em đã mạnh dạn nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp với đề tài: "Giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam".
    Ngoài lời mở đầu, phần kết luận và phụ lục, bản luận văn được trình bày theo kết cấu sau:

    Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU Ở NHTM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
    Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
    Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...