Tiểu Luận Giải pháp mở rộng tín dụng phát triển kinh tế hộ sản xuất tại Ngân Hàng NN & PTNT Kim Động

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Giải pháp mở rộng tín dụng phát triển kinh tế hộ sản xuất tại Ngân Hàng NN & PTNT Kim Động


    MỤC LỤC​

    LỜI NÓI ĐẦU


    CHƯƠNG 1:

    VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ SẢN XUẤT



    1.1. Tín dụng Ngân hàng và vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với phát triển kinh tế hộ sản xuất

    1.1.1. Tín dụng Ngân hàng

    1.1.1.1. Khái niệm

    Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giao dich giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao một lượng giá trị sang cho bên kia sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận được phải cam kết trả với một lượng giá trị lớn hơn theo thời hạn đã thoả thuận

    TDNH là mối quan hệ tin dụng giữa một bên là Ngân hàng với một bên là các chủ thể khác trong NKT, trong đó Ngân hàng đóng vai trò là người đi huy động để cho vay. Giá (lãi suất) của khoản vay do Ngân hàng ấn định cho khách hàng vay là mức lợi tức mà khách hàng phải trả trong suốt khoản thời gian tồn tại của khoản vay.

    Chủ thể tham gia trong quan hệ TDNH là Ngân hàng, Nhà nước, Doanh nghiệp và hộ dân cư. Đối tượng được sử dụng để cho vay ở đây là tiền, nó không chịu sự giới hạn theo hàng hoá, vận động đa phương đa chiều. Đây là đặc điểm khác biệt giữa TDNH với các loại hình tín dụng khác.

    TDNH đối với hộ sản xuất là tín dụng mà một bên chủ thể tín dụng là NH, một bên là các hộ sản xuất.

    1.1.1.2. Đặc trưng của tín dụng

    - Tín dụng là sự cung cấp một lượng giá trị dựa trên cơ sở lòng tin. Ở đây người cho vay tin tưởng người đi vay sử dụng vốn vay có hiệu quả sau một thời gian nhất định và do đó có khả năng trả nợ .

    - Tín dụng là sự chuyển nhượng một lượng giá trị có thời hạn . Để đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn, người cho vay thường xác định rõ thời gian cho vay. Việc xác định thời hạn cho vay dựa vào:

    + Quá trình luân chuyển vốn của đối tượng vay. Có nghĩa là thời hạn cho vay phải phù hơp với chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay thì lúc đó người vay mới có điều kiện trả nợ. Nếu thời hạn cho vay nhỏ hơn chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay khi đến hạn khách hàng chưa có nguồn để trả nợ sẽ gây khó khăn cho khách hàng. Ngược lại, nếu thời hạn cho vay dài hơn chu kỳ luân chuyển vốn sẽ tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích và không có nguồn để trả nợ, nhưng nếu có nguồn thu nhập khác ngoài nguồn thu chính thì có thể thu nợ từ nguồn đó. Vì vậy, thời hạn cho vay có thể ngắn hơn chu kỳ sản xuất kinh doanh. Việc xác định thời hạn cho vay không chỉ dựa vào chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay mà còn dựa vào tính chất vốn của người cho vay có thể dài hơn và ngược lại thì thời hạn cho vay ngắn hơn để đảm bảo khả năng thanh toán của Ngân hàng.

    - Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị trên nguyên tắc phải hoàn trả cả gốc và lãi. Đây là thuộc tính riêng của tín dụng. Vì vốn cho vay của Ngân hàng là vốn huy động của những người tạm thời thừa nên sau một thời gian nhất định Ngân hàng phải trả lại cho người kỳ thác. Mặt khác, Ngân hàng cần phải có nguồn để bù đắp chi phí hoạt động như: khấu hao tài sản cố định, trả lương cán bộ công nhân viên, chi phí văn phòng phẩm nên người vay vốn ngoài việc trả nợ gốc còn phải trả cho Ngân hàng một khoản lãi.

    1.1.1.3. Các phương thức cấp tín dụng chủ yếu của Ngân hàng

    a. Cho vay trực tiếp từng lần

    Đây là hình thức cho vay phổ biến của NH đối với các khách hàng không có nhu cầu vay vốn thường xuyên.

    Mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và giải trình cho NH phương án sản xuất kinh doanh. NH sẽ tiến hành thẩm định phân tích khách hàng xem có đủ điều kiện và an toàn để cho vay hay không. Nếu NH xét thấy đủ điều kiện ký kết hợp đồng cho vay, xác định quy mô cho vay, thời hạn giải ngân, mức lãi suất và các điều kiện ràng buộc khác cần thiết.

    Theo từng kỳ hạn nợ trong hợp đồng, NH sẽ tiến hành thu gốc và lãi. Quá trình khách hàng sử dụng vốn vay, NH sẽ kiểm soát mục đích sử dụng tiền vay và hiệu quả dự án. Nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng NH sẽ huỷ hợp đồng, thu nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn.

    b. Cho vay theo hạn mức

    HMTD là mức dư nọ tín dụng tối đa được duy trì trong một thời hạn nhất định mà tổ chức tín dụng và khách hàng đã thoả thuận trong HĐTD

    Đây là nghiệp vụ tín dụng mà theo đó Ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng một HMTD. Trong kì khách hàng có thể thực hiện vay và trả nhiều lần, song dư nợ không vượt quá HMTD.

    Mỗi lần vay khách hàng chỉ cần trình bày phương án kinh doanh sử dụng tiền vay, nộp các chứng từ chứng minh đã mua hàng hoá hoặc dịch vụ, nêu yêu cầu vay và làm giấy nhận nợ. Sau khi kiểm tra tính hợp pháp và hợp lệ của chứng từ, Ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân cho khách hàng.

    Thời hạn cho vay được xác định trên HĐTD hoặc trên từng giấy nhận nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, nếu khách hàng kinh doanh tổng hợp thì lựa chọn chu kì kinh doanh dài nhất hoặc chiếm tỷ trọng lớn nhất để xác định thời hạn cho vay. Thời hạn cho vay trên giấy nhận nợ có thể không phù hợp với thời hạn hiệu lực của HMTD.

    Cho vay theo HMTD là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách hàng vay mượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh.

    c. Cho vay luân chuyển

    Là nghiệp vụ dựa trên sự luân chuyển của hàng hoá. Doanh nghiệp khi mua hàng hoá có thê thiếu vốn. Ngân hàng có thể cho vay để khách hàng mua hàng và sẽ thu được nợ khi doanh nghiệp bán hàng. Đầu năm hoặc đầu quý người vay phải làm đơn xin vay luân chuyển. Ngân hàng và khách hàng sẽ thoả thuận với nhau về phương thức vay,HMTD, lãi suất và phương thức trả lãi, các nguồn cung cấp hàng hoá và khả năng tiêu thụ. HMTD có thể thoả thuận trong một năm hoặc vài năm. Đây không phải là thời hạn hoàn trả mà là thời hạn để Ngân hàng xem xét mối quan hệ vói khách hàng và quyết định có cho vay nữa hay không tuỳ mối quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng cũng như tinh hình tài chính của Ngân hàng.

    Khi vay, khách hàng chỉ cần gửi đến Ngân hàng các chứng từ hoá đơn nhập hàng và số tiền vay. Ngân hàng sẽ cho vay và trả tiền cho người bán, theo hình thức này, giá trị hàng hoá mua vào (Có hoá đơn, hợp pháp, hợp lệ đúng đối tượng) đều là đối tượng được Ngân hàng cho vay; thu nhập bán hàng đều là nguồn để chi trả cho Ngân hàng. Tuy nhiên Ngân hàng có thể chỉ cho vay đối với một tỷ lệ nhất định tuỳ theo khối lượng và quan hệ nợ nần của người vay. Các khoản phải thu và cả hàng hoá trong kho của khách hàng trở thành vật đảm bảo cho khoản vay.

    Cho vay luân chuyển thường áp dụng với các doanh nghiệp thương nghiệp hoặc các doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ tiêu thụ ngắn ngày, có quan hệ vay trả thường xuyên với Ngân hàng.

    Cho vay luân chuyển rất thuận tiện cho khách hàng. Thủ tục vay chỉ cần một lần cho nhiều lận vay. Khách hàng được đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời, vì vậy việc thanh toán cho người cung cấp sẽ nhanh gọn hơn. Song nếu như doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ thì NH sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn do thời hạn của khoản vay không được quy định rõ ràng.

    Cho vay luân chuyển dựa trên sự luân chuyển của hàng hoá cả Ngân hàng lẫn doanh nghiệp đều phải nghiên cứu kế hoạch lưu chuyển hàng hoá để dự đoán dòng ngân quỹ trong thời gian tới từ đó xác tới một thời hạn cho vay hợp lý nhất.

    d. Cho vay trả góp

    Cho vay trả góp là hình thức tín dụng mà theo đó Ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc và lãi làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận. Cho vay trả góp thường áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho TSCĐ, hàng lâu bền hoặc đối với các khoản cho vay tiêu dùng. Số tiền trả mỗi lần được tính toán sao cho phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng (thường là từ khấu hao và thu nhập sau thuế của dự án, hoặc thu nhập hàng kì của người tiêu dùng).

    Ngân hàng thường cho vay trả góp đối với người tiêu dùng thông qua hạn mức nhất định. Ngân hàng sẽ thanh toán cho người bán về số hàng hoá mà khách hàng mua trả góp. Các cửa hàng bán nhận tiền ngay sau khi bán hàng từ phía Ngân hàng và làm đại lý thu tiền cho Ngân hàng, hoặc khách hàng trả trực tiếp cho cửa hàng. Đây là hình thức tín dụng tài trợ cho người mua (qua đó đến người bán) nhằm khuyến khích tiêu thụ hàng hoá.

    Cho vay trả góp thường rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng hàng hoá trả góp. Khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập đều đặn của người vay. Nếu người vay mất việc, ốm đau, thu nhập giảm sút thì khả năng thu nợ của Ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Chính vì rủi ro cao nên lãi suất cho vay trả góp thường là cao nhất trong khung lãi suất cho vay của Ngân hàng.
     
Đang tải...