Luận Văn Giải pháp mở rộng tín dụng Ngân hàng góp phần cung ứng vốn đối với sự nghiệp CNH – HĐH trên địa bàn

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Chương 1:
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHTM VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA
    1.1. TỔNG QUAN VỀ NHTM .1
    1.1.1. Khái niệm về NHTM .1
    1.1.2. Các chức năng của NHTM 1
    1.1.3. Các nghiệp vụ NHTM .2
    1.2. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 7
    1.2.1. Quá trình phát triển của tín dụng .7
    1.2.2. Bản chất, chức năng và các hình thức tín dụng trong nền kinh tế thị trường . 8
    1.2.3. Sự tồn tại khách quan của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường . 12
    1.3. VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CNH-HĐH 13
    1.3.1. Sự nghiệp CNH-HĐH là sự phát triển tất yếu khách quan, đúng quy luật13
    1.3.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với quá trình thực hiện CNH-HĐH nền kinh tế 20
    - Trang 3 -
    Chương 2:
    THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA
    HỆ THỐNG NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM TRONG THỜI GIAN QUA
    2.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI TP.HCM - NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TP.HCM TRONG THỜI GIAN QUA .23
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng tại TP.HCM .23
    2.1.2. Tình hình kinh tế – xã hội TP.HCM 26
    2.1.3. Những đóng góp và hiệu quả hoạt động của ngân hàng tác động đến sự phát triển kinh tế TP.HCM .30
    2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM TRONG THỜI GIAN QUA . .30
    2.2.1. Tình hình huy động vốn . 30
    2.2.2. Tình hình hoạt động tín dụng 34
    2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CNH – HĐH TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM TRONG THỜI GIAN QUA . 38
    2.3.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng ngân hàng 38
    2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân làm hạn chế việc mở rộng tín dụng ngân hàng . .40
    - Trang 4 -
    Chương 3:
    GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
    GÓP PHẦN CUNG ỨNG VỐN CHO SỰ NGHIỆP CNH-HĐH
    TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010.
    3.1. CHÍNH SÁCH CNH – HĐH VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI TP.HCM TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 46
    3.1.1. Định hướng chính sách CNH – HĐH 46
    3.1.2. Nhiệm vụ phát triển lĩnh vực kinh tế – xã hội TP.HCM đến năm 2010 48
    3.2. DỰ BÁO TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG VỐN TP.HCM GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 .50
    3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 51
    3.3.1. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng .51
    3.3.2. Giải pháp nhằm khai thác, huy động các nguồn vốn 54
    3.3.3. Các giải pháp hỗ trợ khác . .59
    3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .62
    3.4.1. Kiến nghị đối với NHNN .62
    3.4.2. Kiến nghị đối với các Bộ, ngành có liên quan 63
    3.4.3. Kiến nghị đối với UBND TP.HCM 64
    KẾT LUẬN
    Tài liệu tham khảo
    - Trang 5 -
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chỉ rõ, con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không thể có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tiến hành CNH-HĐH đất nước. CNH-HĐH đất nước là con đường tất yếu để đưa nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu ở nước ta chuyển dần sang nền kinh tế hiện đại với cơ cấu nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Quá trình CNH-HĐH đất nước đòi hỏi phải có một nhu cầu vốn rất lớn. Việc giải quyết nhu cầu vốn đáp ứng cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước là một yêu cầu hết sức cấp bách nhất là trong điều kiện đất nước ta đang trong quá trình mở cửa và hội nhập với các nước trên thế giới.
    Trong quá trình hội nhập và phát triển, TP.HCM luôn khẳng định vai trò là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại dịch vụ của cả nước. Đây là nơi có hoạt động kinh tế năng động nhất, luôn đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, hơn bất cứ địa phương nào trong cả nước, việc giải quyết bài toán “nhu cầu vốn” luôn là bài toán khó đối với các nhà hoạch định chính sách tại TP.HCM để TP.HCM luôn giữ vững vai trò là con chim đầu đàn cũng như là động lực cho công cuộc phát triển kinh tế – xã hội ở địa bàn Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung theo chiến lược CNH-HĐH đất nước mà Đảng và nhà nước đã đề ra.
    Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “
    Giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng góp phần cung ứng vốn cho sự nghiệp CNH – HĐH trên địa bàn TP.HCM từ nay đến năm 2010” làm luận án thạc sỹ kinh tế chuyên ngành Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng.
    - Trang 6 -
    2. Mục đích, đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
    Mục đích của đề tài nghiên cứu: Góp phần vào việc đưa ra các biện pháp thiết thực nhằm mở rộng tín dụng một cách có hiệu quả, an toàn và phù hợp đáp ứng những mục tiêu kinh tế – xã hội mà TP.HCM đã đề ra trong quá trình CNH-HĐH.
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn: Hoạt động tín dụng ngân hàng tại các NHTM trên địa bàn TP.HCM từ năm 2001 đến tháng 6/2004 và các số liệu dự báo có nguồn gốc đáng tin cậy để phân tích.
    Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
    - Hệ thống cơ bản cơ sở lý luận về vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự nghiệp CNH- HĐH nền kinh tế.
    - Thu thập số liệu, dữ kiện và phân tích các số liệu, dữ kiện để phản ảnh và đánh giá đúng thực trạng tình hình hoạt động - những thành công và tồn tại trong hoạt động tín dụng của các NHTM trên địa bàn TP.HCM trong thời gian qua.
    - Đề xuất những giải pháp – kiến nghị mở rộng tín dụng ngân hàng đáp ứng những mục tiêu kinh tế – xã hội mà TP.HCM đã đề ra trong tiến trình CNH-HĐH trên địa bàn từ nay đến năm 2010.
    3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
    Dựa trên cơ sở lý luận về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng cũng như quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước về đổi mới quản lý kinh tế và phát triển hệ thống ngân hàng theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nội dung của luận văn được xây dựng, triển khai theo phép biện chứng Mác xít; theo phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê để thu thập và phân tích số liệu.
    - Trang 7 -
    4. Kết cấu của luận văn:
    Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương, 9 tiết.
    Luận văn được hoàn thành trong thời gian nghiên cứu có hạn và với những hiểu biết có giới hạn của tác giả nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, rất mong nhận được những góp ý quý báu từ quý thầy cô và bạn bè.
    Để hoàn thành được luận văn này đúng tiến độ và thời hạn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy cô, anh chị và bạn bè ở Khoa Ngân hàng, Khoa Đào Tạo Tại Chức và Khoa Sau Đại học Trường Đại Học Kinh Tế Tp.HCM, đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn – người hướng dẫn khoa học; cũng như sự hỗ trợ hết mình của gia đình. Tác giả xin trân trọng cám ơn những sự giúp đỡ quý báu đó.
    Thành phố Hồ Chí Minh, tháng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...