Luận Văn Giải pháp mở rộng tín dụng đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng MHB chi nhánh C

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Thúy Viết Bài, 5/12/13
    Last edited by a moderator: 10/12/14
    GIỚI THIỆU

    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    Trong nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) là một tế bào không thể thiếu bởi nó ngày càng có nhiều của cải đóng góp cho xã hội. Kinh nghiệm thực tế của một số nước trên thế giới cho thấy việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tạo điều kiện khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, nguồn công nghệ Tạo ra nhiều của cải vật chất, phân phối lưu thông sẽ giúp nền kinh tế ổn định, đứng vững khi mà chu kì khủng hoảng và suy thoái trên thế giới đang có xu hướng ngắn lại.

    Những nước có nền kinh tế phát triển mạnh thì tỉ lệ DNVVN chiếm phần lớn trong tổng số các doanh nghiệp. Cụ thể ở Mỹ, DNVVN chiếm 90% tổng số hãng kinh doanh có thể thuê công nhân, còn ở Nhật DNVVN chiếm 99,7% tổng số doanh nghiệp và sử dụng 70% lao động Như vậy loại hình DNVVN đã rẩ phổ biến ở tất cả các nước trên thế giới, ở Việt Nam trước đây loại hình doanh nghiệp này chưa thực sự được đầu tư quan tâm.

    Nhưng trước nhu cầu phát triển của đất nước cũng như quá trình hội nhập với thế giới thì vai trò của DNVVN đã phát huy tác dụng.

    Với đường lối đổi mới kinh tế và định hướng phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước hiện nay đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của DNVVN. Hiện nay nước ta có khoảng 70% đến 80% DNVVN trong tổng số các doanh nghiệp và hàng năm các doanh nghiệp này đóng góp khoảng 25% GDP cho ngân sách Nhà Nước. Tuy nhiên, do xuất phát điểm của nước ta là nước nông nghiệp lạc hậu, thị trường vốn kém phát triển nên gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các nguồn vốn mở rộng phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, nhiều DNVVN chưa đủ uy tín để vay vốn, lại chưa có chính sách hỗ trợ hợp lý cho các doanh nghiệp này. Vì thế Nhà nước cũng như bản thân các doanh nghiệp phải tìm ra những giải pháp thích hợp để đẩy lùi khó khăn.

    Một trong những yếu tố đầu tiên để DNVVN phát triển là nhu cầu vốn, ngoài nguồn vốn tự có nhỏ bé doanh nghiệp cần được hỗ trợ từ các nguồn bên ngoài nhất là nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Nhưng có một thực tế là có những doanh nghiệp vay vốn ngân hàng song lại sử dụng không có hiệu quả, vì thế mà việc tìm ra giải pháp tín dụng đối với DNVVN đang là mối quan tâm đặc biệt của các ngân hàng thương mại. Từ quan điểm đó và thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay, trong quá trình thực tập tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ, tác giả đã chọn đề tài: “Giải pháp mở rộng tín dụng đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ” làm đề tài nghiên cứu của luận văn.

    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    1.2.1. Mục tiêu chung

    Đánh giá tổng quát thực trạng hoạt động đầu tư tín dụng của Ngân hàng MHB Cần Thơ cho các DNVVN, đồng thời đưa ra một số giải pháp tín dụng nhằm góp phần phát triển DNVVN trên địa bàn.

    1.2.2. Mục tiêu cụ thể

    - Hệ thống hoá lý luận về tín dụng làm cơ sở cho vấn đề nghiên cứu.

    - Phân tích và đánh giá tổng quát tình hình hoạt động của Ngân hàng.

    - Phân tích thực trạng đầu tư tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại MHB Cần Thơ.

    - Đề xuất giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng.

    1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    1.3.1. Không gian

    Đề tại được nghiên cứu trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

    1.3.2. Thời gian

    Thu thập số liệu phân tích từ năm 2006 đến năm 2008.

    1.3.3. Đối tượng nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu là hoạt động tín dụng cho các DNVVN của chi nhánh Ngân hàng MHB Cần Thơ.

    1.4. LưỢC KHẢO TÀI LIỆU

    Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề hoạt động tín dụng của ngân hàng, cụ thể hơn là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với DNVVN, một thành phần kinh tế quan trọng của quốc gia; em đã đọc, tham khảo nhiều bài viết của nhiều nhà kinh tế đầu ngành, của thầy cô, của các anh (chị) sinh viên khoá trước và trên một số báo, tạp chí. Nhìn chung, mỗi vấn đề nghiên cứu đều thể hiện được thực trạng và đưa ra giải pháp ở một khía cạnh cụ thể nào đó, đều giúp cho người đọc, người nghiên cứu có cái nhìn đúng đắn hơn về nền kinh tế đất nước, cũng như thấy được những vấn đề tích cực để phát huy và xem xét những thiếu sót để nghiên cứu thêm và hoàn thiện hơn. Cụ thể như sau:

    - Chuyên đề tốt nghiệp “Hỗ trợ tín dụng cho DNVVN tại Ngân hàng MHB Sài Gòn”, năm 2003 của sinh viên Lê Minh Hiếu trường Đại Học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

    Đề tài phân tích khá mạch lạc tình hình tài trợ tín dụng của ngân hàng đối với DNVVN và đưa ra giải pháp. Tuy nhiên chưa khái quát được thực trạng của DNVVN ở nước ta hiện nay, DNVVN cần những gì và làm gì để đẩy mạnh phát triển.

    - Các đề tài luận văn tốt nghiệp của các anh (chị) khoá trước thực tập tại Ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ như đề tài “Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ”, năm 2008 của sinh viên Nguyễn Thị Xuân Trang, Đại Học Nha Trang đã phân tích được tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng theo ngành nghề và theo thành phần kinh tế nhưng chưa đi vào khai thác quan hệ giữa Ngân hàng với DNVVN; hoặc đề tài khác như “Phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất tại Chi nhánh Ngân hàng MHB Cần Thơ”, năm 2007 của sinh viên Nguyễn Thuý Nga, Đại học Kinh tế TP.HCM. Mỗi đề tài nghiên cứu đều có cái hay, có sự hữu ích riêng song cũng không thể bao trùm lên tất cả các lĩnh vực cụ thể.

    Do đó, gắn với tình hình kinh tế chung của Tp.Cần Thơ cùng với hoạt động tín dụng của Ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ thì nhu cầu phân tích dánh giá quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các DNVVN để đưa ra giải pháp hoạt động trong tương lai là cần thiết.

    MỤC LỤC

    CHưƠNG 1: GIỚI THIỆU . . 1

    1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu . . 1

    1.2 Mục tiêu nghiên cứu . . 2

    1.2.1 Mục tiêu chung . . 2

    1.2.2 Mục tiêu cụ thể . . 2

    1.3 Phạm vi nghiên cứu . 2

    1.3.1 Không gian . . 2

    1.3.2 Thời gian . . 2

    1.3.3 Đối tượng nghiên cứu . . 2

    1.4 Lược khảo tài liệu . 3

    CHưƠNG 2 PHưƠNG PHÁP LUẬN & PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

    2.1 Phương pháp luận . 4

    2.1.1 Vị trí và vai trò của DNVVN trong nền kinh tế . . 4

    2.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển các DNVVN . 10

    2.1.3 Những lợi thế và khó khăn chủ yếu của DNVVN . . 14

    2.2 Phương pháp nghiên cứu . 15

    2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu . . 15

    2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu . . 16

    CHưƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG MHB - CẦN THƠ . .17

    3.1 Lịch sử hình thành và phát triển . . 17

    3.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức . . 19

    3.2.1 Bộ máy tổ chức quản lý . . 19

    3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận . . 20

    3.3 Khái quát kết quả kinh doanh . . 22

    3.4 Tình hình thuận lợi và khó khăn của ngân hàng . . 24

    3.4.1 Thuận lợi . . 24

    3.4.2 Khó khăn . . 24

    CHưƠNG 4: THỰC TRẠNG ĐẦU Tư TÍN DỤNG CHO DNVVN TẠI NGÂN

    HÀNG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ . . 25

    4.1 Thực trạng hoạt động của DNVVN trên địa bàn Tp. Cần Thơ . . 25

    4.1.1 Thực trạng DNVVN trên phạm vi cả nước . . 25

    4.1.2 Số lượng DNVVN trên phạm vi Tp. Cần Thơ . 26

    4.2 Thực trạng đầu tư tín dụng đối với DNVVN tại ngân hàng MHB Cần Thơ . 28

    4.2.1 Phân tích hoạt động kinh doanh của MHB Cần Thơ . 28

    4.2.2 Phân tích thực trạng đầu tư tín dụng đối với phát triển DNVVN tại ngân hàng MHB Cần Thơ . 34

    4.2.3 Đánh giá kết quả hoạt động đầu tư tín dụng đối với DNVVN tại MHB Cần Thơ . . 43

    CHưƠNG 5: GIẢI PHÁP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DNVVN TẠI NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ . 47

    5.1 Chủ trương phát triển DNVVN tại Tp. Cần Thơ . . 47

    5.2 Định hướng phát triển tín dụng đối với DNVVN của MHB Cần Thơ . . 47

    5.3 Một số giải pháp tín dụng đối với phát triển DNVVN tại ngân hàng . . 48

    5.3.1 Tổ chức tốt công tác huy động vốn . . 48

    5.3.2 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng . 49

    5.3.3 Hoàn thiện qui trình nghiệp vụ cho vay . . 51

    5.3.4 Các chính sách về lãi suất vay . 51

    5.3.5 Đa dạng hoá các phương thức cho vay . . 52

    5.3.6 Thực hiện tốt cơ chế bảo đảm tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro 52

    5.3.7 Đẩy mạnh hoạt động Marketing . 53

    5.3.8 Nâng cao hoạt động kiểm tra, kiểm soát trước và sau khi cho vay . 53

    5.3.9 Củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng . . 54

    CHưƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . .5 6

    6.1 Kết luận . 5 6

    6.2 Kiến nghị . .5 7

    6.2.1 Kiến nghị đối với Chính phủ, chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành có liên quan . 57

    6.2.2 Kiến nghị đối với DNVVN . . 58

    6.2.3 Kiến nghị đối với ngân hàng MHB Cần Thơ . . 58

    TÀI LIỆU THAM KHẢO . .6 0
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...