Luận Văn Giải pháp mở rộng tín dụng đối với DNV&N tại VP Bank

Thảo luận trong 'Địa Chất' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 1/1/15.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Đối với một nền kinh tế, thì dù đó là một nước công nghiệp phát triển hay là nước đang phát triển thì sự tồn tại của loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N) là không thể phủ nhận. Hơn nữa, sự tồn tại này còn đóng một vai trò to lớn và có một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh sự lớn mạnh và phát triển ổn định của các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, của các Tổng công ty, các Doanh nghiệp lớn thì các DNV&N là sự bổ sung cần thiết cho nền kinh tế. Nó tạo động lực phát triển toàn diện và sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế, góp phần tận dụng tối đa mọi nguồn lực vào việc tạo ra của cải cho toàn xã hội.
    Từ năm 1986, sau Đại hội lần VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ đã đưa ra chương trình đổi mới quản lý nền kinh tế, chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Từ đó đến nay Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chính sách và biện pháp để thực hiện đường lối đổi mới đó. Trong điều kiện cả nước đang từng bước thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hóa đất nước, thì việc đẩy mạnh phát triển DNV&N là hoàn toàn phù hợp với thực trạng nền kinh tế nước ta. Các DNV&N là công cụ tối ưu nhất nhằm khai thác toàn diện và hiệu quả mọi nguồn lực. Nó góp một vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu cơ bản của nền kinh tế: tăng trưởng ổn định, tạo và giải quyết việc làm, nâng cao đời sống dân cư.
    Nhưng để thúc đẩy phát triển DNV&N ở nước ta đòi hỏi phải giải quyết hàng loạt khó khăn mà các doanh nghiệp hiện nay đang gặp phải, đặc biệt đó là việc huy động vốn dùng cho sản xuất và đổi mới công nghệ. Vấn đề này hiện đang được Đảng, Nhà nước, bản thân các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng hết sức quan tâm. Trong thời gian qua đã có nhiều cuộc tiếp xúc giữa các DNV&N





    với các tổ chức tín dụng nhằm tháo gỡ những rào cản ảnh hưởng đến quá trình tiếp cận vốn của các Doanh nghiệp này.
    Xuất phát từ thực trạng trên, sau một thời gian nghiên cứu tìm hiểu hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VP Bank), tôi chọn đề tài: "Giải pháp mở rộng tín dụng đối với DNV&N tại VP Bank".
    2. Mục đích nghiên cứu:
    Chuyên đề sẽ có cái nhìn tổng quát và hệ thống thực trạng sản xuất kinh doanh của các DNV&N hiện nay, cũng như mối quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp này và VP Bank. Từ đó, chuyên đề sẽ đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần mở rộng tín dụng cho các DNV&N tại VP Bank.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Chuyên đề chọn hoạt động cho vay cho các DNV&N tại VP Bank trong những năm gần đây làm đối tượng nghiên cứu.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Trong quá trình nghiên cứu chuyên đề sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích lý luận và thực tiễn:
    - Phương pháp duy vật biện chứng.
    - Phương pháp duy vật lịch sử.
    - Phương pháp phân tích hoạt động kinh tế.
    - Phương pháp thống kê, so sánh.
    5. Kết cấu của đề tài:
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương:
    Chương 1: DNV&N và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNV&N .
    Chương 2: Thực trạng tín dụng ngân hàng đối với DNV&N tại VP Bank .
    Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng tín dụng đối với các DNV&N tại VP Bank .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...