Thạc Sĩ Giải pháp mở rộng thị trường nội địa của công ty Cổ Phần may Hồ Gươm tại thị trường miền Bắc

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/7/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngành dệt may là một trong những ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng.
    Thời gian qua, mặc dù kinh tế thế giới có nhiều biến động nhưng các doanh nghiệp
    dệt may cùng với sản xuất mặt hàng mới, mở rộng thị trường xuất khẩu, còn đẩy mạnh
    chiếm lĩnh thị trường trong nước.
    Với 6,16 tỷ USD đạt được trong 6 tháng đầu năm 2011, dệt may vẫn là ngành dẫn
    đầu kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong khi kim ngạch xuất khẩu vẫn giữ ở mức
    cao thì thị trường nội địa của các doanh nghiệp dệt may vẫn đang phải đối mặt với
    hàng may mặc giá rẻ của Trung Quốc.
    Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, với 85 triệu dân hiện nay và sẽ tăng lên 100
    triệu dân trong năm 2015, thị trường tiêu thụ nội địa rất lớn, các doanh nghiệp sản xuất
    hàng dệt may không thể bỏ qua cơ hội để chiếm lĩnh thị trường nội địa.
    Nhất là từ khi Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" được
    phát động, các doanh nghiệp dệt may càng có thêm thời cơ mới để phát triển thị trường
    trong nước đầy tiềm năng, đặc biệt đối với Công ty cổ phần may Hồ Gươm.
    Trong giai đoạn khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh
    tế toàn cầu, cùng với việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, việc coi trọng
    khai thác thị trường nội địa đã trở thành hướng phát triển lâu dài, bền vững của nhiều
    doanh nghiệp dệt may Việt Nam, trong đó có công ty cổ phần may Hồ Gươm
    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này kết hợp với những kiến thức đã học
    ở nhà trường cùng với những hiểu biết tích lũy được qua quá trình thực tập tại công ty
    Cổ Phần may Hồ Gươm, em đã mạnh dạn chọn đề tài : “ Giải pháp mở rộng thị
    trường nội địa của công ty Cổ Phần may Hồ Gươm tại thị trường miền Bắc” cho
    đề tài nghiên cứu của mình.
    2. Mục tiêu của đề tài
    - Vận dụng được các kiến thức đã học để đánh giá tình hình thị trường tiêu thụ nội
    địa của công ty cổ phần may Hồ Gươm
    - Đóng góp một số ý kiến cải thiện và mở rộng thị trường tại miền Bắc của công
    ty cổ phần may Hồ Gươm. Giải pháp mở rộng thị trường nội địa của công ty Cổ Phần may Hồ Gươm tại thị trường miền Bắc
    Sinh viên: Lê Thùy Dung - QT1201N 2 Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
    3. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp bảng câu hỏi điều tra( từ dữ liệu sơ cấp)
    - Phương pháp phỏng vấn
    - Phương pháp tổng hợp phân tích( từ dữ liệu thứ cấp)
    4. Đối tượng nghiên cứu
    - Thu thập và đánh giá tình hình thị trường( nhu cầu, sở thích, hành vi, thói quen
    tiêu dùng của khách hàng và thị phần của Công ty) đối với sản phẩm dệt may
    của công ty cổ phần may Hồ Gươm tại một số tỉnh phía Bắc
    - So sánh với thị trường của một số đối thủ cạnh tranh (May-10, Việt Tiến, An
    Phước )
    5. Dự kiến kết quả đạt được
    - Đối với Công ty
    + Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
    + Tăng doanh thu cho Công ty
    + Tăng thêm uy tín cho sản phẩm dệt may của Công ty
    - Đối với lĩnh vực nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được sử
    dụng như một tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác đào tạo tại nhà
    trường đặc biệt là cho chuyên ngành quản trị doanh nghiệp.
    6. Bố cục của đề tài
    Chương I : Những lý luận chung về thị trường, phân đoạn thị trường và mở rộng
    thị trường.
    Chương II : Thực trạng về tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần may
    Hồ Gươm tại thị trường miền Bắc
    Chương III : Một số giải pháp mở rộng thị trường nội địa của công ty cổ phần
    may Hồ Gươm tại thị trường miền Bắc.

    Giải pháp mở rộng thị trường nội địa của công ty Cổ Phần may Hồ Gươm tại thị trường miền Bắc
    Sinh viên: Lê Thùy Dung - QT1201N 3 Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
    CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG, PHÂN ĐOẠN
    THỊ TRƯỜNG VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG

    1.1. Khái niệm thị trường
    Thị trường ra đời và phát triển gắn liền với nền sản xuất hàng hóa. Từ đó đến
    nay, nền sản xuất đã phát triển không ngừng và gắn liền với nó là những khái niệm
    khác nhau về thị trường.
    Lúc đầu thuật ngữ thị trường được hiểu là nơi mà người mua và người bán gặp
    nhau để trao đổi hàng hóa, chẳng hạn như một cái “chợ làng”. Các nhà kinh tế sử dụng
    thuật ngữ thị trường chỉ một tập hợp những người bán và mua giao dịch với nhau về
    một sản phẩm hay một lớp sản phẩm nào đó. Tuy nhiên, những người làm marketing
    lại coi người bán hợp thành ngành sản xuất, còn người mua hợp thành thị trường.
    Trong khi đó những người kinh doanh lại sử dụng thuật ngữ thị trường để chỉ các
    nhóm khách hàng khác nhau như thị trường sản phẩm, thị trường sức lao động .
    Theo David Begg : “ Thị trường là tập hợp các sự thỏa thuận thông qua đó,
    người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hóa dịch vụ”.
    David Kotler lại cho rằng: “Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm
    ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao
    đổi để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn nào đó .”
    Như vậy có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thị trường nhưng dù đứng trên góc
    độ nào thì thị trường luôn bao gồm nhiều yếu tố như cung, cầu, có người bán, người
    mua, có không gian, thời gian .
    Thị trường là yếu tố khách quan đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có những biện
    pháp tiếp cận và thích ứng với nó để tồn tại và phát triển.
    1.2. Vai trò của thị trường
    - Thị trường không chỉ là nơi diễn ra các quan hệ mua bán mà nó còn thể hiện các
    quan hệ hàng hóa bằng tiền tệ do đó thị trường còn được coi là môi trường kinh doanh.
    - Thị trường đảm bảo cho sản xuất phát triển liên tục với quy mô ngày càng mở
    rộng. Nó thúc đẩy nhu cầu, gợi mở nhu cầu cho người tiêu dùng và đưa đến cho người
    tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng cao. Giải pháp mở rộng thị trường nội địa của công ty Cổ Phần may Hồ Gươm tại thị trường miền Bắc
    Sinh viên: Lê Thùy Dung - QT1201N 4 Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
    - Thị trường hàng hóa dịch vụ ổn định có tác dụng ổn định sản xuất và ổn định
    đời sống nhân dân.
    - Thị trường hướng dẫn các nhà sản xuất kinh doanh qua sự hiểu biết về cung
    cầu, giá cả trên thị trường .Nghiên cứu qua đó xác định nhu cầu của khách hàng nhằm
    giải quyết 3 vấn đề cơ bản của kinh tế cơ bản đó là sản xuất cái gì?sản xuất cho ai?và
    sản xuất như thế nào?
    - Thị trường vừa là đối tượng vừa là căn cứ của kế hoạch hóa vừa là công cụ điều
    tiết vĩ mô nền kinh tế của nhà nước. Thị trường là nơi thông qua đó nhà nước kiểm
    nghiệm sự đúng đắn của chủ trương chính sách mà Đảng và nhà nước đã ban hành.
    - Thị trường là yếu tố khách quan, mỗi doanh nghiệp không có khả năng làm
    thay đổi thị trường mà phải tiếp cận để thích ứng với thị trường. Do vậy thị trường là
    một tấm gương để khi các doanh nghiệp nhìn vào sẽ biết được nhu cầu của xã hội và
    đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.
    1.3. Phân loại và phân đoạn thị trường.
    1.3.1. Phân loại thị trường.
    1.3.1.1. Căn cứ vào mức độ xã hội hóa của thị trường.
    Dựa theo căn cứ này người ta chia ra thị trường địa phương, thị trường toàn
    quốc, thị trường quốc tế, Mức sống khác nhau của người tiêu dùng và điều kiện kinh
    doanh khác nhau của các doanh nghiệp khiến cho cung cầu và giá cả đối với một mặt
    hàng cụ thể cũng khác nhau. Đối với các doanh nghiệp tham gia thị trường quốc tế
    việc nghiên cứu kỹ luật pháp và thông lệ quốc tế trong buôn bán có ý nghĩa rất quan
    trọng. Do quá trình quốc tế hóa ngày nay, thị trường thế giới có ảnh hưởng nhanh
    chóng và với mức độ khác nhau ngày càng nhiều đến thị trường trong nước.
    1.3.1.2. Căn cứ vào mặt hàng mua bán.
    Có thể chia thị trường thành nhiều loại khác nhau: Thị trường kim loại, thị trường
    nông sản thực phẩm, thị trường cà phê, thị trường tiền tệ,
    Do tính chất và giá trị của từng mặt hàng, nhóm hàng khác nhau, các thị trường
    chịu sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng với các mức độ khác nhau, sự khác nhau
    này đôi khi chi phối cả phương thức mua bán, vận chuyển, thanh toán,
    Giải pháp mở rộng thị trường nội địa của công ty Cổ Phần may Hồ Gươm tại thị trường miền Bắc
    Sinh viên: Lê Thùy Dung - QT1201N 5 Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
    1.3.1.3. Căn cứ vào phương thức hình thành giá cả thị trường.
    Thị trường được phân chia thành: Thị trường độc quyền giá cả và các mối quan hệ
    kinh tế khác do các nhà độc quyền áp đặt. Thường là những người độc tôn hoặc liên
    minh độc quyền. Nếu trên thị trường có nhiều người mua, nhiều người bán và thế lực
    của họ ngang nhau thì sẽ tạo ra thị trường cạnh tranh. Ở loại thị trường này giá cả và
    các mối quan hệ kinh tế hình thành thông qua sự cạnh tranh nên nó tương đối ổn định.
    1.3.1.4. Căn cứ theo khả năng tiêu thụ hàng hóa.
    Theo khả năng tiêu thụ hàng hóa: Người ta chia ra thị trường thực tế - thị trường
    tiềm năng (thị trường hiện tại – thị trường tương lai). Ngoài ra người ta còn phân chia
    theo thị trường các nước: Thị trường các nước đang phát triển, thị trường các nước
    phát triển, Hay phân chia theo từng mức tiêu thụ của từng địa phương.
    1.3.1.5. Căn cứ vào tỷ trọng hàng hóa.
    Có hai loại đó là thị trường chính và thị trường phụ.
    Trên thị trường chính thì số lượng hàng hóa bán ra chiếm tuyệt đại đa số so với
    tổng khối lượng hàng hóa đưa ra tiêu thụ. Ở đây tập trung nhiều nhà kinh doanh lớn và
    số lượng người mua đông, các mối quan hệ kinh tế và giá cả tương đối ổn định, các
    điều kiện dịch vụ cũng thuận tiện hơn nhiều so với thị trường phụ
    1.3.2. Phân đoạn thị trường.
    1.3.2.1. Khái niệm.
    Phân đoạn thị trường còn gọi là phân khúc thị trường hoặc cắt lát thị trường. Phân
    đoạn thị trường là tiến hành phân chia thị trường thành những bộ phận người tiêu dùng
    theo một số tiêu chuẩn nào đó, trên cơ sở những quan điểm khác biệt về nhu cầu, ví dụ
    như phân theo lứa tuổi, giới tính, mức thu nhập,
    Đoạn thị trường (khúc thị trường) là một nhóm người tiêu dùng có phản ứng như
    nhau đối với một tập hợp những kích thích của makerting. Đây là nhóm lớn có thể
    nhận biết.
    Nhóm nhỏ thị trường là nhóm nhỏ hẹp hơn và có thể tìm kiếm một số lợi ích đặc biệt.
    1.3.2.2. Vai trò của việc phân đoạn thị trường.
    Doanh nghiệp cần phân khúc thị trường vì công việc phân khúc thị trường đòi hỏi
    doanh nghiệp phải tìm hiểu thị trường của mình một cách kỹ càng hơn. Có như vậy
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...