Luận Văn Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng BIDV

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    101 trang
    MỤC LỤC
    TRANG​Lời mở đầu . 1
    Chương 1. Sự cần thiết phải mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong nền kttt 3
    1.1. Tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 3
    1.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại 3
    1.1.1.1 Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của NHTM 3
    1.1.1.2 Khái niệm ngân hàng thương mại 5
    1.1.1.3 Chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại 5
    1.1.1.4 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại . 6
    1.1.2. Tín dụng ngân hàng 9
    1.1.2.1 Thế nào là tín dụng ngân hàng . 9
    1.1.2.2 Nguyên tắc vay vốn . 10
    1.1.2.3 Điều kiện vay vốn 11
    1.1.2.4 Lãi suất cho vay . 12
    1.1.2.5 Phân loại cho vay . 12
    1.1.2.6 Quy trình cho vay 15
    1.1.2.7 Các biện pháp bảo đảm tiền vay 16
    1.1.2.8 Các hình thức cho vay 16
    1.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá quy mô và chất lượng tín dụng . 17
    1.1.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 18
    1.1.4.1 Vai trò của TDNH đối với sự phát triển của nền kinh tế 18
    1.1.4.2 Vai trò của TDNH đối với thành phần kinh tế NQD . 19
    1.2 Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong nền KTTT 21
    1.2.1 Thực trạng của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh 21
    1.2.2 Vai trò của thành phần kinh tế NQD trong nền KTTT . 24
    1.2.3 Xu hướng phát triển của thành phần kinh tế NQD . 26
    1.3 Sự cần thiết của việc mở rộng hoạt động tín dụng 28
    1.3.1 Nhu cầu vốn đối với sự phát triển của kinh tế NQD . 28
    1.3.2 Hướng mở rộng hoạt động tín dụng ngân hàng 29
    1.3.2.1 Mở rộng về đối tượng cho vay . 30
    1.3.2.2 Mở rộng về quy mô và kỳ hạn khoản vay . 31
    1.3.2.3 Mở rộng theo phương thức cho vay . 31
    1.3.2.4 Mở rộng theo hình thức cho vay 31
    1.3.2.5 Đảm bảo an toàn vốn – một yếu tố không thể thiếu 31
    1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động tín dụng 32
    Chương 2. Thực trạng hoạt động cho vay ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà nội 37
    2.1 Khái quát về tình hình hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà nội 37
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển . 37
    2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT Hà nội 40
    2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ chính của một số phòng ban . 41
    2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng . 42
    2.1.4.1 Công tác huy động vốn 43
    2.1.4.2 Công tác sử dụng vốn 48
    2.1.4.3 Các hoạt động khác . 52
    2.1.4.4 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh . 55
    2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà nội . 56
    2.2.1. Thực trạng cho vay ngoài quốc doanh 57
    2.2.1.1 Doanh số cho vay và thu nợ . 58
    2.2.1.2 Doanh số dư nợ . 60
    2.2.1.3 Tình hình tín dụng ngắn hạn 62
    2.2.1.4 Tình hình tín dụng trung và dài hạn 63
    2.2.1.5 Tình hình nợ quá hạn . 64
    2.2.2. Đánh giá hoạt động tín dụng đối với kinh tế NQD 64
    2.2.2.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân 64
    2.2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân . 67
    Chương 3. Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà nội 73
    3.1. Định hướng phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà nội 73
    3.1.1. Định hướng phát triển của ngân hàng ĐT&PT Việt nam . 73
    3.1.2. Định hướng phát triển về tín dụng của ngân hàng ĐT&PT Hà nội 74
    3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động tín ngân hàng . 76
    3.2.1 Thực hiện đổi mới và hoàn thiện chính sách tín dụng 77
    3.2.1.1 Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt và phù hợp 77
    3.2.1.2 Đa dạng hoá hình thức bảo đảm tiền vay 78
    3.2.1.3 Đa dạng hoá phương thức cho vay 79
    3.2.1.4 Thực hiện tốt chính sách khách hàng . 80
    3.2.2 Thực hiện đa dạng hoá các hình thức tín dụng 81
    3.2.2.1 Cho vay theo hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá 81
    3.2.2.2 Cho vay bảo đảm bằng các khoản phải thu . 81
    3.2.2.3 Hùn vốn đầu tư, liên doanh liên kết với khách hàng 82
    3.2.3 Xây dựng quy trình cho vay phù hợp, đơn giản và khoa học 83
    3.2.3.1 Tuân thủ các nguyên tắc thẩm định 83
    3.2.3.2 Kiểm tra, giám sát chặt chẽ vốn vay và quá trình trả nợ 84
    3.2.4 Xây dựng chiến lược Marketing đúng đắn . 85
    3.2.4.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 86
    3.2.4.2 Xây dựng chiến lược sản phẩm – dịch vụ hấp dẫn . 87
    3.2.4.3 Tăng cường công tác quảng cáo, khuếch trương rộng khắp 89
    3.2.5. Tăng cường đội ngũ cán bộ có tay nghề và trình độ nghiệp vụ cao 90
    3.3 Một số kiến nghị 91
    3.3.1 Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước . 91
    3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước . 93
    3.3.3 Kiến nghị với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 94
    Kết luận . 96
    Danh mục tài liệu tham khảo 97





    LỜI MỞ ĐẦU​Phát triển thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đang là một chiến lược quan trọng trong sự nghiệp Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước mà Đảng và Nhà nước đặt ra. Trong Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX có nêu: “Phát triển kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, củng cố phát triển kinh tế tập thể”. Qua đó thấy được, để thực hiện thành công sự nghiệp CNH – HĐH, Nhà nước đã chú ý phát triển kinh tế nhiều thành phần, kinh tế ngoài quốc doanh được chú ý phát triển sao cho cân đối với sự phát triển của kinh tế Nhà nước. Điều này đòi hỏi thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phải có sự cố gắng, nỗ lực để đảm đương được những nhiệm vụ mà Nhà nước giao phó.
    Thực tế cho thấy các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang ở tình trạng kỹ thuật, công nghệ lạc hậu, vốn ít, trình độ quản lý chưa tốt, hoạt động manh mún, dẫn đến năng suất lao động thấp, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao. Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh muốn tồn tại và phát triển thì trước hết phải có vốn. Nhưng lượng vốn của doanh nghiệp không đủ để đổi mới công nghệ, áp dụng kỹ thuật cao nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường. Vì vậy, Ngân hàng thương mại có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, có nhiệm vụ là huy động vốn để đáp ứng các nhu cầu về vốn đã ngày càng cung cấp nhiều vốn cho thành phần kinh tế này. Nhưng hiện tại, lượng vốn mà các NHTM cung cấp cho thành phần kinh tế Nhà nước vẫn là chủ yếu, còn vốn cho thành phần kinh tế ngoài quốc doanh còn rất hạn chế. Do vậy, việc mở rộng cho vay ngoài quốc doanh là vấn đề cấp thiết.
    Tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà nội việc mở rộng cho vay ngoài quốc doanh là cần thiết để thực hiện chủ trương của Đảng, của Ngành, kế hoạch tăng trưởng hàng năm của ngân hàng. Để mở rộng cho vay ngoài quốc doanh có hiệu quả cần phải có kinh nghiệm, các giải pháp tạo tiền đề vững chắc cho việc cho vay, tăng trưởng, hiệu quả an toàn trong kinh doanh. Vì thế, qua thời gian thực tập tại ngân hàng ĐT&PT Hà nội, đề tài “Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng ĐT&PT Hà nội” đã được nghiên cứu, phát triển thành luận văn tốt nghiệp.
    Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Sự cần thiết phải mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong nền kinh tế thị trường.
    Chương 2: Thực trạng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà nội .
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà nội.
    Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Cao Thị Ý Nhi đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Em cũng xin cảm ơn các cô chú, anh chị tại ngân hàng ĐT&PT Hà nội đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại ngân hàng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...