Luận Văn Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ đối với hàng xuất khẩu tại acb - chi nhánh

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
    –&—
    1.1. KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
    1.1.1. Định nghĩa và bản chất của tín dụng chứng từ
    1.1.1.1 Định nghĩa
    Trong nền kinh tế thị trường hoạt động thanh toán của ngân hàng thương mại liên tục phát triển và đa dạng hoá, đáp ứng nhu cầu thanh toán đa dạng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Hoạt động thanh toán bao gồm thanh toán quốc tế và thanh toán nội địa. Thanh toán quốc tế được thực hiện theo nhiều phương thức khác nhau, tuỳ thuộc vào uy tín cũng như sự tin tưởng của các bên tham gia giao dịch. Trong các phương thức thanh toán quốc tế hiện nay, thanh toán tín dụng chứng từ được áp dụng với tỷ lệ khá cao, đặc biệt ở những nước đang phát triển như Việt Nam.
    Một cách khái quát:
    Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán, trong đó, theo yêu cầu của khách hàng, một ngân hàng sẽ phát hành một bức thư, gọi là L/C (Letter of Credit), theo đó ngân hàng phát hành cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba khi người này xuất trình cho ngân hàng phát hành bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định trong L/C.
    Bằng ngôn ngữ luật, định nghĩa về tín dụng chứng từ được nêu tại Điều 2, UCP 600 như sau:
    "Thư tín dụng là bất cứ sự thoả thuận nào, dù đựơc gọi hay mô tả như thế nào thì nó cũng không huỷ ngang và vì vậy tạo thành cam kết chắc chắc của ngân hàng phát hành về việc thanh toán cho bộ chứng từ hợp lệ".


    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG
    CHỨNG TỪ ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT KHẨU
    TẠI ACB - CHI NHÁNH PHÚ LÂM
    –&—
    2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ACB
    2.1.1. Sự ra đời và phát triển của ACB
    Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, NHTMCP Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNNVN cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng, thời gian hoạt động là 50 năm và số cổ đông là 27 thành viên. Số vốn điều lệ tăng nhanh qua các năm, cụ thể là: 1994 là 70 tỷ đồng, năm 1997 là 341 tỷ đồng, năm 1998 là 481 tỷ đồng, 2005 là 948.32 tỷ đồng. Ngày 14/02/2006, ACB chính thức tăng vốn điều lệ từ 948,32 tỷ đồng lên hơn 1,100 tỷ đồng.Vốn điều lệ của Ngân hàng tại ngày 31 tháng 12 năm 2007 là 2.630 tỷ đồng. Vừa qua Đại hội cổ đông Ngân hàng Á Châu cũng đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 2.630 tỷ đồng lên 6.355 tỷ đồng trong năm 2008.
    Ngoài ra, ACB còn có 04 công ty con có liên quan, trong đó ACB nắm giữ trên 50% vốn cổ phần:


    Công ty quản lý nợ và Khai thác tài sản ACB (ACBA).
    Công ty Chứng khoán ACB (ACBS)
    Công ty Cho thuê tài chính ACB (ACBL)
    Công ty quản lý Quỹ ACB



    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT KHẨU

    TẠI ACB - CHI NHÁNH PHÚ LÂM
    –&—
    3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA ACB
    Trong năm 2008, ACB tiếp tục thực hiện chiến lược kinh doanh xoay quanh 5 mục tiêu:


    Tăng trưởng nhanh và bền vững.
    Kiểm soát rủi ro tốt để đảm bảo an toàn.
    Duy trì cấu trúc tài chính lành mạnh và lợi nhuận cao.
    Chuẩn bị nhân lực kế thừa.
    Hoàn thiện văn hóa công ty.
    Năm 2008 còn là năm tạo tiền đề cho việc hiện thực hóa kế hoạch 2008 - 2010 của ACB: dự kiến năm 2010 tổng tài sản và dư nợ cho vay sẽ tăng gấp 3,6 lần; vốn chủ sở hữu tăng gấp 2,5 lần và lợi nhuận trước thuế tăng gấp 3 lần so với năm 2007.
    Để thực thi chiến lược này, năm 2008 ACB phấn đấu nâng chỉ tiêu hoạt động (bao gồm tổng tài sản, dư nợ cho vay, huy động tiền gửi khách hàng, và lợi nhuận) lên gấp 1,6 - 2 lần so với năm 2007. Các chỉ số tài chính chủ yếu như ROE sẽ được duy trì ở mức trên 30%; thu nhập ròng từ lăi/tổng tài sản bình quân 2,3%; thu nhập dịch vụ tăng gấp đôi. Vốn chủ sở hữu sẽ tiếp tục tăng thông qua việc dùng toàn bộ lợi nhuận chia cổ tức năm 2007 và thặng dư vốn 1.704 tỷ đồng để nâng vốn điều lệ; chuyển đổi 550 tỷ đồng trái phiếu đổi thành cổ phiếu; và phát hành thêm 1.350 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi (được thực hiện trong tháng 02/2008).
    Ngoài ra, ACB còn thực hiện các chương trình và dự án trọng điểm, bao gồm: (1) triển khai mô hình bán hàng trực tiếp toàn hệ thống; (2) chuyển đổi cơ cấu tổ chức theo hướng tách bạch vai trò kinh doanh với vận hành và tăng cường hệ thống kiểm tra kiểm soát; (3) giới thiệu thêm các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiết kiệm, vay vốn, và đầu tư của khách hàng; (4) tăng trưởng mạng lưới cả về số lượng chi nhánh, phòng giao dịch và địa bàn hoạt động. Do môi trường kinh doanh của năm 2008 thay đổi nhanh như dự báo, ACB nhận thức được yêu cầu linh hoạt trong xây dựng các chương trình hành động ngắn hạn phù hợp với diễn biến của thị trường; quyết liệt trong việc triển khai các dự án trọng điểm; và tận dụng tốt cơ hội. Với nỗ lực chung của tập thể ACB, 2008 sẽ là năm kết thúc một cách trọn vẹn chương trình hành động 5 năm 2004 - 2008, đồng thời tạo tiền đề thực hiện chiến lược kinh doanh 2008 - 2010 đầy tham vọng mà ACB đã đặt ra với tầm nhìn đến năm 2015.
    11
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...