Luận Văn Giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ NK theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng N

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    Tính cấp thiết của đề tài
    ​ Tham gia vào thương mại quốc tế và trở thành một thành viên của thị trường thế giới thống nhất là xu thế tất yếu của mọi quốc gia đang hướng tới sự phát triển toàn diện. Thương mại Quốc tế trở thành một nhân tố mang tính quyết định đến sự phát triển của mọi quốc gia vì một lý do cơ bản là ngoại thương có thể mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng của mỗi nước. Bất kỳ một quốc gia nào muốn phát triển thì buộc phải tham gia thương mại quốc tế vì không thể có một quốc gia nào tồn tại riêng rẽ mà vẫn đầy đủ được.
    Là một nước nằm trong vùng kinh tế đầy sôi động Đông Nam á, Việt Nam luôn nỗ lực để có thể hoà hợp với tiến độ đi lên của nền kinh tế Thế giới nói chung và nền kinh tế trong khu vực nói riêng. Việc đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu mở ra nhiều xu hướng phát triển mới, tạo điều kiện khai thác lợi thế và tiềm năng sãn có của nền kinh tế Việt Nam, nâng cao hợp tác chuyên ngành trên mọi lĩnh vực.
    Cán cân thanh toán quốc tế cân bằng là điều mà bất kỳ một quốc gia nào khi tham gia thương mại quốc tế đều mong muốn đạt được. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật tự nhiên ấy. Trong nhiều năm nay, Chính phủ luôn kêu gọi khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, tạo điều kiện cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, đó là việc của sau này, còn hiện tại, với thực trạng nền kinh tế của Việt Nam thì tình trạng nhập siêu là không thể tránh khỏi. Chúng ta không còn cách nào khác là phải “sống chung với nó”, phải tạo điều kiện để nhập khẩu đựơc tốt nhất, có hiệu quả nhất, .
    Thực tiễn cho thấy, khó khăn lớn nhất đầu tiên của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia hoạt động nhập khẩu là sự thiếu hụt về vốn do quá trình nhập khẩu tốn nhiều thời gian và chi phí , đồng thời lô hàng nhập khẩu thường có giá trị lớn. Hơn nữa, thị trường nhập khẩu là thị trường quốc tế phức tạp, chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật và các thông lệ, tập quán quốc tế cũng như tính cạnh tranh không khoan nhượng. Đây đều là những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện còn hạn chế về hiểu biết và kinh nghiệm kinh doanh trên thương trường quốc tế. Do đó, để bảo vệ cho các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam, đồng thời mở rộng, thúc đẩy hoạt động nhập khẩu phát triển theo hướng có lợi cho nền kinh tế thì hoạt động tài trợ nhập khẩu đóng vai trò như một chất xúc tác cho sự phát triển này.
    Trong điều kiện hiện nay, không một tổ chức nào thực hiện hoạt động tài trợ nhập khẩu tốt hơn và hiệu quả hơn các Ngân hàng Thương mại. ở Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là Ngân hàng đầu tiên tiếp cận với mảng dịch vụ này. Dựa vào uy tín trong kinh doanh, nguồn vốn lớn, khả năng cung ứng các dịch vụ thanh toán quốc tế cùng với các hình thức tài trợ phong phú, đa dạng, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã thu được những kết quả đáng kể trong hoạt động tài trợ nhập khẩu.
    Cùng với xu thế toàn cầu hoá, nghiệp vụ tài trợ nhập khẩu của các Ngân hàng cũng ngày càng phát triển, sử dụng nhiều phương thức tiên tiến để thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Trong đó, phương thức thanh toán tín dụng vhứng từ được sử dụng phổ biến nhờ mang lại hiệu quả cao cho các bên tham gia.
    Đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, nghiệp vụ tài trợ nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đã ngày càng trở nên quen thuộc. Tuy nhiên, việc thực hiện nghiệp vụ này đã mang lại hiệu quả như thế nào và sự cần thiết phải mở rộng nghiệp vụ này ra sao thì trong bài viết sau đây sẽ đề cập đến.
    Xuất phát từ mong muốn nghiên cứu phát triển và hoàn thiện nghiệp vụ tài trợ nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, em đã chọn đề tài: “Giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Trung ương” cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
    Mục đích nghiên cứu
    Hệ thống hoá lý luận về hoạt động tài trợ nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Dựa trên nền tảng những vấn đề cơ bản đó, đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động này tại Ngân hàng Ngoại thương Trung ương để rút ra được những thành công cũng như khó khăn và hạn chế trong quá trình tài trợ. Từ đó đề xuất những giải pháp và kiếnnghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Trung ương.
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Dựa theo mục đích nghiên cứu, khoá luận tập trung tìm hiểu cơ sở lý luận liên quan đến hoạt động tài trợ nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và tình hình thực tế tại Ngân hàng Ngoại thương Trung ương. Các số liệu thu thập trong 3 năm 2000, 2003, 2004 theo báo cáo của những phòng ban thực hiện nghiệp vụ tài trợ nhập khẩu.
    Phương pháp nghiên cứu
    Khoá luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp trừu tượng hoá khoa học,
    Kết cấu của khoá luận
    Tên khoá luận: “Giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Trung ương”.
    Kết cấu của khoá luận: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 3 chương:
    Chương 1: Những vấn đề lý luận về tài trợ nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
    Chương 2: Thực trạng hoạt động tài trợ nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Trung ương.
    Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Trung ương.

    Trong quá trình nghiên cứu, do sự hạn chế về kinh nghiệm và kiến thức nên khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để nâng cao hiểu biết của mình về lĩnh vực này.
    Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Hồng Hải cùng ban lãnh đạo Ngân hàng Ngoại thương Trung ương và các thầy cô giáo trong khoa Ngân hàng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp của mình.
     
Đang tải...