Luận Văn Giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại chi

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
    HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

    ĐỀ TÀI:
    “GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ NHẬP KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM, CHI NHÁNH ĐÔNG ANH”

    HÀ NỘI – 5/2012LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là đặc trưng và xu hướng phát triển phổ biến của nền kinh tế thế giới, bất luận đó là nền kinh tế có quy mô và trình độ phát triển ra sao và thuộc chế độ chính trị - xã hội thế nào. Việt Nam chúng ta cũng không phải là một ngoại lệ. Với việc trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã và đang tích cực đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế, điều chỉnh chính sách theo hướng mở cửa tạo điều kiện cho việc luân chuyển hàng hóa, vốn, lao động, kỹ thuật trên thế giới được thuận lợi hơn. Chính vì vậy, hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và nhập khẩu nói riêng càng được chú trọng phát triển hơn trước.
    Với một đất nước còn đang phát triển như Việt Nam, việc nhập siêu là một điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nhập khẩu sao cho hiệu quả nhất lại là một vấn đề cần được quan tâm. Các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào hoạt động nhập khẩu gặp rất nhiều khó khăn, đó không chỉ là vấn đề thiếu hụt về vốn mà còn là vấn đề về thời gian giao dịch, loại tiền giao dịch, biến động tỷ giá, phương thức giao dịch cùng với sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật và các thông lệ, tập quán quốc tế và sự cạnh tranh gay gắt. Để tạo điều kiện thuận lợi đồng thời hạn chế rủi ro cho các doanh nghiệp nhập khẩu thì hoạt động tài trợ nhập khẩu của NHTM đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu.
    Khi đã tham gia vào thị trường quốc tế đầy phức tạp và rủi ro thì việc lựa chọn phương thức thanh toán nào vừa đảm bảo an toàn vừa đạt được tính hiệu quả là điều cần thiết cho cả phía ngân hàng và doanh nghiệp nhập khẩu vì thế phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đã được sử dụng phổ biến bởi tính ưu việt của nó.
    Qua một thời gian đi thực tập tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Đông Anh, nhận thấy vai trò to lớn của hoạt động tài trợ nhập khẩu đối với các doanh nghiệp nhập khẩu và nền kinh tế cũng như những cơ hội và thách thức của chi nhánh trong việc mở rộng hoạt động tài trợ ngoại thương, đặc biệt là tài trợ nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, em đã chọn đề tài: “Giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đông Anh” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Khóa luận hệ thống hóa lý luận về hoạt động tài trợ nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Dựa trên nền tảng cơ bản đó, khóa luận nghiên cứu thực trạng hoạt động này tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đông Anh, đánh giá những thành công cũng như những khó khăn và hạn chế trong hoạt động tài trợ này. Qua đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng tài trợ nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đông Anh.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Dựa theo mục đích nghiên cứu, khóa luận tập trung tìm hiểu cơ sở lý luận liên quan đến hoạt động tài trợ nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và tình hình thực thế tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đông Anh.
    Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là tình hình thực tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đông Anh trong các năm 2009, 2010, 2011 theo báo cáo của những phòng ban thực hiện nghiệp vụ tài trợ nhập khẩu.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Khóa luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đồng thời, kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê để nghiên cứu.

    5. Kết cấu của khóa luận
    Tên khóa luận: “Giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đông Anh”.
    Kết cấu của khóa luận: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chương:
    Chương 1: Lý luận chung về tài trợ nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
    Chương 2: Thực trạng hoạt động tài trợ nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đông Anh.
    Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đông Anh.


    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu. 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2
    4. Phương pháp nghiên cứu. 2
    1.1. TỔNG QUAN TÀI TRỢ NHẬP KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 4
    1.1.1.1. Khái niệm tài trợ nhập khẩu. 4
    1.1.1.2. Vai trò của hoạt động tài trợ nhập khẩu. 5
    1.1.1.3. Vai trò của NHTM trong hoạt động tài trợ NK 7
    1.1.2.1. Khái niệm về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 8
    1.2.1.2. Đặc điểm của phương thức thanh toán TDCT 8
    1.1.2.3. Quy trình thanh toán theo phương thức TDCT 10
    Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiệp vụ L/C 11
    1.2. CÁC HÌNH THỨC TÀI TRỢ NHẬP KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NHTM . 12
    1.2.1.1. Tài trợ thông qua phát hành thư tín dụng. 12
    1.2.1.2. Tài trợ bằng L/C tuần hoàn (Revolving L/C) 13
    1.2.1.3. Tài trợ bằng L/C điều khoản đỏ (Red Clause L/C) 14
    1.3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ NHẬP KHẨU 17
    1.4. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ NHẬP KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 18
    TÓM TẮT CHƯƠNG 1. 24
    2.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT ĐÔNG ANH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 25
    2.1.1. Tình hình huy động vốn. 25
    Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại Agribank Đông Anh 2009 – 2011. 25
    2.1.2. Tình hình sử dụng vốn. 27
    Bảng 2.2: Tình hình dư nợ tại Agribank Đông Anh 2009 – 2011. 27
    Xét cơ cấu dư nợ theo thời gian: 27
    Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dư nợ theo thời gian 2009 – 2011. 28
    2.1.3. Tình hình nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. 28
    Bảng 2.3: Doanh số thanh toán XNK tại Agribank Đông Anh 2009 – 2011. 29
    2.1.3.2. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ. 29
    Bảng 2.4: Doanh số mua bán ngoại tệ của Agribank Đông Anh 2009 – 2011. 30
    2.1.3.3. Hoạt động kiều hối 30
    Bảng 2.5: Doanh số chi trả kiều hối tại Agribank Đông Anh. 31
    2.1.4. Kết quả kinh doanh. 32
    2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ NHẬP KHẨU TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT ĐÔNG ANH 33
    Bảng 2.7: Tình hình thanh toán NK qua Agribank Đông Anh 2009 – 2011. 35
    Bảng 2.8: Cơ cấu thanh toán NK tại Agribank Đông Anh 2009 – 2011. 36
    2.2.3.1. Số lượng khách hàng. 38
    Bảng 2.9: Số lượng khách hàng yêu cầu phát hành L/C 38
    2.2.3.2. Số món và doanh số phát hành L/C 38
    Bảng 2.10: Tình hình mở L/C nhập khẩu qua Agribank Đông Anh. 39
    2.2.3.3. Số món và doanh số cho vay thanh toán. 41
    Bảng 2.11: Doanh số cho vay tài trợ NK theo phương thức TDCT 41
    Bảng 2.12: Nợ quá hạn tín dụng tài trợ nhập khẩu 2009 – 2011. 43
    2.2.3.4. Ký hậu vận đơn. 44
    2.2.3.5. Các hình thức tài trợ khác. 44
    2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ NHẬP KHẨU TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT ĐÔNG ANH 46
    a. Nguyên nhân chủ quan. 48
    b. Nguyên nhân khách quan. 50
    TÓM TẮT CHƯƠNG 2. 52
    3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ NK THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT ĐÔNG ANH 55
    3.2.1. Giải pháp thu hút nguồn vốn đáp ứng nhu cầu tài trợ nhập khẩu. 55
    3.2.2. Giải pháp về nguồn nhân lực. 56
    3.2.3. Giải pháp về công nghệ ngân hàng. 58
    3.2.4. Chiến lược Marketing ngân hàng. 59
    Chủ động và trực tiếp tìm kiếm khách hàng. 63
    3.2.5. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án nhập khẩu. 63
    3.2.6. Phối hợp chặt chẽ hoạt động tài trợ nhập khẩu với hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối 65
    3.2.7. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tài trợ nhập khẩu 66
    3.2.8. Duy trì và phát triển quan hệ đại lý với ngân hàng nước ngoài 67
    3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 68
    3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ. 68
    3.3.1.1. Ổn định kinh tế vĩ mô. 68
    3.3.1.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý, xây dựng khung pháp lý quản lý hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ NK 69
    3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước. 70
    3.3.2.1. Hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá. 70
    3.3.2.2. Hoàn thiện cơ chế ban hành và nội dung các văn bản pháp lý cho giao dịch thanh toán NK 70
    3.3.2.3. Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. 71
    3.3.3. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam 71
    3.3.4. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu. 72
    TÓM TẮT CHƯƠNG 3. 74
    KẾT LUẬN 75
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
    I. Sách, công trình nghiên cứu. 76
    II. Các website tham khảo. 77
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 80
    DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ 81
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...