Luận Văn Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đốn

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Ý nghĩa của đề tài
    Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống các ngân hàng thương mại cũng không ngừng phát triển và mở rộng, bên cạnh các ngân hàng thương mại Nhà nước là sự xuất hiện của các ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh và chi nhánh các ngân hàng nước ngoài. Trong bối cảnh này thì sự cạnh tranh là tất yếu mà lĩnh vực cạnh tranh gay gắt nhất chính là lĩnh vực tín dụng truyền thống. Vì vậy mà các ngân hàng đang đẩy mạnh thực hiện đề án tái cơ cấu toàn ngành, thực hiện mục tiêu theo phương châm kinh doanh chất lượng – tăng trưởng - bền vững, hiệu quả và an toàn. Kinh doanh chất lượng gắn liền với giải pháp đa dạng hoá các nghiệp vụ ngân hàng.
    Bên cạnh những nghiệp vụ truyền thống, các ngân hàng đã và đang áp dụng thêm nhiều nghiệp vụ mới có tính chất hiện đại, trong đó có nghiệp vụ bảo lãnh. Ra đời vào khoảng những năm 70 của thế kỷ XX, bảo lãnh ngân hàng ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Cho đến nay, tại các nước phát triển, nó đã trở thành một trong các nghiệp vụ phi tín dụng phát triển nhất với doanh số liên tục tăng trong những năm qua. Đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, tuy mới xuất hiện trong một vài năm trở lại đây, nhưng nó đóng vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế, giúp cho doanh nghiệp phát triển nguồn vốn dễ dàng hơn, đồng thời đem lại khoản thu không nhỏ cho ngân hàng.
    Xuất phát từ suy nghĩ trên, em đã quyết định chọn đề tài: “Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đống Đa” làm nội dung nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Khóa luận đề cập đến một số lý luận cơ bản về bảo lãnh ngân hàng, vai trò của bảo lãnh ngân hàng trong nền kinh tế, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh đồng thờ nêu ra được những khó khăn hạn chế còn tồn tại tại chi nhánh Đống Đa. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Agribank Đống Đa.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đề tài chủ yếu nghiên cứu nghiệp vụ hoạt động bảo lãnh, thực trạng bảo lãnh và nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó tại Agribank Đống Đa.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp thống kê, phương pháp suy luận logic cùng với phương pháp khảo sát thực tiễn.

    5. Kết cấu khóa luận
    Đề tài gồm 3 chương, cụ thể như sau
    Chương 1: Lý luận chung về hoạt động Bảo lãnh của Ngân hàng Thương mại
    Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đống Đa.
    Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đống Đa.

    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1
    1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .1
    1.1.1. Khái niệm . 1
    1.1.2. Chức năng của Ngân hàng Thương mại 2
    1.1.3. Những hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại 4
    1.2. HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7
    1.2.1. Khái niệm . 7
    1.2.2. Đặc điểm của nghiệp vụ bảo lãnh 8
    1.2.3. Chức năng của nghiệp vụ bảo lãnh 10
    1.2.4. Vai trò của nghiệp vụ bảo lãnh 11
    1.2.5. Các hình thức bảo lãnh tại Ngân hàng Thương mại 12
    1.2.6. Quy trình bảo lãnh chung tại các Ngân hàng Thương mại 19
    1.3. MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 23
    1.3.1. Khái niệm mở rộng hoạt động bảo lãnh 23
    1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá 23
    1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng bảo lãnh 27
    1.4. Ý NGHĨA CỦA VIỆC MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 30
    CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA .31
    2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 31
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn 31
    2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đống Đa 33
    2.1.3. Cơ cấu tổ chức cán bộ, phòng ban của chi nhánh Đống Đa 34
    2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ 36
    2.1.5. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đống Đa 38
    2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNG ĐỐNG ĐA 51
    2.2.1. Cơ sở pháp lý để tiến hành hoạt động bảo lãnh 51
    2.2.2. Quy trình bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đống Đa 52
    2.2.3. Các chỉ tiêu định tính 56
    2.2.4. Các chỉ tiêu định lượng 58
    2.2.5. Đánh giá hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đống Đa 67
    CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA .75
    3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NÓI CHUNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 75
    3.2. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 77
    3.3. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 79
    3.3.1. Xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động bảo lãnh trong từng giai đoạn 79
    3.3.2. Đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh tại chi nhánh Đống Đa. 81
    3.3.3. Điều chỉnh mức phí và lãi suất mà chi nhánh ngân hàng áp dụng 82
    3.3.4. Tăng cường hoạt động marketing trong ngân hàng 83
    3.3.5. Thực hiện tốt công tác tổ chức cán bộ 84
    3.3.6. Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng 87
    3.3.7. Nâng cao uy tín của ngân hàng trong mối quan hệ với các ngân hàng khác để đẩy mạnh nghiệp vụ đồng bảo lãnh, tái bảo lãnh 89
    3.3.8. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, khai thác hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của ngân hàng 89
    3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 89
    3.4.1. Kiến nghị với cơ quan Quản lý Nhà nước 89
    3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 92
    3.4.3. Kiến nghị với khách hàng 93
    PHỤ LỤC 1
    SỐ1 .1
    SỐ 2 2
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...