Luận Văn Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Hà Nội

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I

    LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
    1.1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM:
    1.1.1 Ngân hàng thương mại và hoạt động của NHTM:
    1.1.1.1Khái niệm về ngân hàng thương mại:
    1.1.1.1.1. Theo luật các tổ chức tín dụng:

    Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.
    Trong đó, hoạt động Ngân Hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ gồm:
    - Hoạt động huy động vốn
    - Hoạt động tín dụng
    - Hoạt động kinh doanh tiền tệ khác.
    Hoạt đông kinh doanh khác bao gồm:
    - Kinh doanh dịch vụ Ngân hàng
    - Kinh doanh ngoại hối
    - Kinh doanh đầu tư chứng khoán
    - Các hoạt động kinh doanh khác
    1.1.1.1.2. Theo nội dung hoạt động:
    Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với khách hàng bằng cách nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế:
    - Nhận tiền gởi của khách hàng: Gồm tiền gởi không kỳ hạn, tiền gởi có kỳ hạn, tiền phát hành kỳ phiếu, trái phiếu
    - Cho vay ngắn hạn
    - Cho vay trung hạn
    - Cho vay dài hạn
    - Chiết khấu chứng từ có giá và bao thanh toán
    - Cho thuê tài chính
    - Cho vay trả góp
    - Cho vay tiêu dung
    - Bảo lãnh ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác.
    Như vậy: Ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường.Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại, đồng thời sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
    1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại:

    1.1.2.1. Chức năng trung gian tín dụng:
    Trung gian tín dụng là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của ngân hàng thương mại, chức năng trung gian tín dụng được thể hiện qua những nghiệp vụ cụ thể sau đây:
    - Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế bằng đồng tiền trong nước (VND).
    - Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của các đơn vị kinh tế các tổ chức và cá nhân bằng ngoại tệ (USD, EUR, GBP, SGD ).
    - Nhận tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức kinh tế và các nhân.
    - Phát hàng kỳ phiếu và trái phiếu ngân hàng để huy động vốn trong xã hội.
    - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các đơn vị và cá nhân.
    - Chiết khấu thương phiếu và các chứng từ có giá đối với các đơn vị, cá nhân.
    - Cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp và các loại hình tín dụng khác đối với tổ chức và cá nhân.
    1.1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán:
    Hệ thống ngân hàng thương mại đứng ra làm trung gian để thực hiện các khoản giao dịch thanh toán giữa các khách hàng, giữa người mua, người bán để hoàn tất các quan hệ kinh tế thương mại giữa họ với nhau.
    Trong chức năng trung gian thanh toán, ngân hàng thương mại thực hiện những mặt hoạt động nghiệp vụ cụ thể sau đây:
    - Mở tài khoản tiền gửi giao dịch cho các tổ chức kinh tế và cá nhân.
    - Quản lý và cung cấp các phương tiện thanh toán cho khách hàng.
    - Tổ chức và kiểm soát quy trình thanh toán giữa các ngân hàng.
    1.1.2.3. Chức năng cung ứng dịch vụ ngân hàng:
    Dịch vụ ngân hàng là những loại hình dịch vụ gắn với hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại, do các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng.
    Các nghiệp vụ cụ thể của chức năng này bao gồm:
    - Dịch vụ ngân quỹ và chuyển tiền nhanh quốc nội.
    - Dịch vụ kiều hối và chuyển tiền nhanh quốc tế.
    - Dịch vụ ủy thác (bảo quản, bảo hộ, chi hộ mua bán hộ ).
    - Dịch vụ ngân hàng điện tử (E- Banking): InternetBanking, HomeBanking, SMSBanking
    1.1.3. Các mặt hoạt động của ngân hàng thương mại:
    1.1.3.1. Huy động vốn:

    Huy động vốn là một trong hai mặt hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại. Với hoạt động huy động vốn, các ngân hàng thương mại được phép sử dụng tất cả những công cụ và phương pháp khác nhau nhằm huy động mọi tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để tạo lập nguồn vốn, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Ngân hàng thương mại huy động vốn dưới các hình thức huy động sau đây:
    1.1.3.1.1. Nhận tiền gửi (nhận ký thác):
    - Nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế bằng VND và bằng ngoại tệ.
    - Nhận tiền gửi của cá nhân, các tổ chức đoàn thể xã hội bằng VND và bằng ngoại tệ.
    - Nhận tiền gửi của các tổ chức tính dụng bằng VND và bằng ngoại tệ.
    - Các hình thức huy động khác.
    1.1.3.1.2. Phát hành chứng từ có giá để huy động vốn:
    - Phát hành kỳ phiếu ngân hàng.
    - Phát hành trái phiếu ngân hàng.
    1.1.3.1.3. Vay các tổ chức tín dụng khác:
    - Vay các ngân hàng trong nước.
    - Vay các ngân hàng nước ngoài.
    1.1.3.1.4. Vay các ngân hàng nhà nước Việt Nam:
    - Vay tái cấp vốn.
    - Vay tái chiết khấu.
    - Vay khác.
    1.1.3.2. Hoạt động tín dụng:
    1.1.3.2.1. Cho vay trực tiếp:

    - Theo tính chất:
    + Cho vay sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế.
    + Cho vay tiêu dùng đối với cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức đoàn thể xã hội.
    - Theo thời hạn:
    + Cho vay ngắn hạn < 1 năm.
    + Cho vay trung hạn từ 1 năm đến 5 năm.
    + Cho vay dài hạn > 5 năm.
    1.1.3.2.2. Cho vay gián tiếp:
    - Chiết khấu chứng từ có giá.
    - Bao thanh toán.
    1.1.3.2.3. Hình thức cho vay khác:
    - Thấu chi.
    - Cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng.
    1.1.3.2.4. Bảo lãnh ngân hàng:
    - Bảo lãnh vay vốn.
    - Bảo lãnh thanh toán.
    - Bảo lãnh dự thầu.
    - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
    - Bảo lãnh hoàn thanh toán.
    - Các hình thức bảo lãnh khác.
    1.1.3.2.5. Cho thuê tài chính.
    NHTM muốn hoạt động cho thuê tài chính phải thành lập công ty cho thuê tài chính.Các loại hoạt động cho thuê tài chính gồm có:
    - Cho thuê tài chính thông thường với 3 bên tham gia:loại hình cho thuê này thường được vận dụng khi cho thuê tài sản thiết bị mới 100%, đòi hỏi phải có sự tham gia của nhà cung cấp:
    + Bên cho thuê
    + Bên đi thuê
    + Nhà cung cấp
    - Cho thuê tài chính thông thường với 2 bên tham gia: loại hình cho thuê này thường sử dụng trong trường hợp cho thuê tài sản thiết bị cũ, đã qua sử dụng, vì vậy không cần thiết phải có nhà cung cấp:
    + Bên cho thuê
    + Bên đi thuê
    - Mua và cho thuê lại
    - Cho thuê giáp lưng
    1.1.3.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:
    - Thu phát tiền mặt, vận chuyển, bảo quản.
    - Cung ứng các phương tiện thanh toán.
    - Thực hiện dịch vụ thanh toán và chuyển tiền quốc tế.
    - Bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá.
    - Nghiệp vụ ủy thác và đại lý.
    - Cho thuê tủ két sắt, cầm đồ.
    - Mua bán hộ.
    - Kinh doanh dịch vụ bảo hiểm.
    - Kinh doanh dịch vụ bất động sản.
    - Kinh doanh ngoại hối và vàng.
    - Tư vấn tài chính tiền tệ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...