Chuyên Đề Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    84 trang

    MỤC LỤC

    Trang

    LỜI MỞ ĐẦU 1

    NỘI DUNG 3

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

    1.1. Ngân hàng thương mại và các hoạt động chính của ngân hàng thương mại. 3

    1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại 3

    1.1.2. Hoạt động chính của ngân hàng. 4

    1.2. Các loại hình cho vay của ngân hàng thương mại. 5

    1.2.1. Phân loại theo thời gian cho vay. 5

    1.2.2. Phân loại theo phương thức hoàn trả. 6

    1.2.3. Phân loại theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng. 7

    1.2.4. Phân loại theo mục đích. 7

    1.2.5. Phân loại theo hình thái giá trị của tín dụng. 8

    1.2.6. Phân loại theo xuất sứ tín dụng. 8

    1.3. Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại. 8

    1.3.1. Sự hình thành hoạt động cho vay tiêu dùng. 8

    1.3.2. Khái niệm, đặc điểm, phân loại cho vay tiêu dùng. 10

    1.3.2.1. Khái niệm. 10

    1.3.2.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng: 10

    1.3.2.3. Phân loại cho vay tiêu dùng. 12

    1.3.3. Lợi ích của cho vay tiêu dùng. 17

    1.3.4. Quy trình thực hiện một khoản cho vay tiêu dùng. 18

    1.3.5. Mô hình “ngân hàng bán lẻ” nhằm thực hiện cho vay tiêu dùng. 21

    1.3.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng. 23

    1.3.6.1. Các nhân tố khách quan. 23

    1.3.6.2. Nhân tố chủ quan. 25


    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT NAM HÀ NỘI. 29

    2.1. Tổng quan về chi nhánh ngân hàng NHNo & PTNT Nam Hà Nội. 29

    2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội. 29

    2.1.2. Cơ cấu và mạng lưới hoạt động của chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội. 30

    2.1.3. Các nghiệp vụ chính của NHNo Nam Hà Nội. 31

    2.1.4. Hoạt động của chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội trong thời gian qua. 32

    2.1.4.1. Nguồn vốn. 32

    2.1.4.2. Dư nợ 35

    2.1.4.3. Tình hình phát triển các sản phẩm dịch vụ mới. 37

    2.1.4.4. Những hoạt động khác hỗ trợ công tác kinh doanh. 38

    2.1.4.5. Đánh giá kết quả tài chính 39

    2.2. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội. 41

    2.2.1. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. 41

    2.2.2. Hành lang pháp lý đối với hoạt động cho vay tiêu dùng. 42

    2.2.3. Quy trình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội. 44

    2.2.4. Tình hình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội . 47

    2.3. Những đánh giá chung về hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội. 53

    2.3.1. Những kết quả về cho vay tiêu dùng mà chi nhánh đạt được trong thời gian qua 53

    2.3.2. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh. 56

    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT NAM HÀ NỘI. 59

    3.1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội. 59

    3.1.1. Định hướng chung cho sự phát triển của ngân hàng NHNo & PTNT Nam Hà Nội. 59

    3.1.2. Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng. 61

    3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo & PTNT Nam Hà Nội . 62

    3.2.1. Xây dựng chiến lược marketing ngân hàng nhằm thu hút khách hàng. 62

    3.2.1.1. Xây dựng chính sách giá cả hợp lý. 63

    3.2.1.2. Xây dựng chính sách sản phẩm phù hợp. 64

    3.2.1.3. Xúc tiến hoạt động quoảng cáo nhằm thay đổi nhận thức, tạo thói quen sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. 65

    3.2.2. Sử dụng mô hình “ngân hàng bán lẻ” để quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng. 65

    3.2.3. Xây dựng hệ thống tính điểm tự động trong khâu thẩm định của ngân hàng đối với khách hàng. 67

    3.2.4. Nâng cao trình độ đào tạo cán bộ tín dụng. 67

    3.2.5. Cho vay tiêu dùng thông qua người đại diện. 68

    3.2.6. Mở rộng hình thức cho vay tiêu dùng gián tiếp. 70

    3.2.7. Một số giải pháp khác. 71

    3.3. Một số kiến nghị. 72

    3.3.1. Đối với Ngân hàng Trung ương. 72

    3.3.2. Đối với NHNo & PTNT Việt Nam. 73

    3.3.3. Đối với Chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội. 73

    KẾT LUẬN 75

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 76






    LỜI MỞ ĐẦU

    Khoảng 20 năm về trước vào những năm 80, khái niệm “cho vay tiêu dùng” còn “khá mới” đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam, nhưng chỉ một vài năm trở lại đây, hoạt động cho vay tiêu dùng đã trở thành mục tiêu của nhiều TCTD. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu chi tiêu phục vụ đời sống cũng ngày một tăng lên. Tuy nhiên, phần lớn người tiêu dùng không thể chi trả cho tất cả nhu cầu mua sắm cùng lúc, đặc biệt là các vật dụng có giá trị lớn. Thực tế này phát sinh nhu cầu “vay tiêu dùng” và các ngân hàng thương mại chính là nơi cung cấp dịch vụ đó. Cho vay tiêu dùng ra đời tạo điều kiện để người dân có thể thỏa mãn nhu cầu của mình trước khi có khả năng thanh toán, đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho xã hội như tăng sức mua, tăng tốc độ chu chuyển hàng hóa trên thị trường v.v đồng thời tạo nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng. Tuy cho vay tiêu dùng đã thu hút được một số lượng lớn khách hàng nhưng tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong hoạt động cho vay còn thấp cả về doanh số cho vay lẫn dư nợ. Nếu như ở các nước phát triển, tỷ trọng cho vay tiêu dùng thường chiếm khoảng từ 40% đến 50% trên tổng dư nợ tín dụng thì tỷ lệ này của các TCTD Việt Nam hiện chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 5% trên tổng dư nợ tín dụng. Qua đó cho thấy, tốc độ phát triển kinh tế mạnh như hiện nay và số dân trên 82 triệu người đang mở ra thị trường cho vay tiêu dùng vô cùng rộng lớn và đầy tiềm năng. Chính vì vậy, hoạt động cho vay tiêu dùng cần được các ngân hàng thương mại đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới, trở thành kênh kết nối hiệu quả giữa nguồn vốn huy động được với nhu cầu bị giới hạn bởi khả năng thanh toán của người tiêu dùng, từ đó tạo lợi nhuận cho chính ngân hàng và đóng góp cho sự phát triển chung của toàn xã hội.

    Trên cơ sở những kiến thức được trang bị trong quá trình học tập và nghiên cứu, từ những bài học thực tiễn trong quá trình thực tập tại NHNo& PTNT chi nhánh Nam Hà Nội em đã chọn đề tài “Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội” để hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của chuyên đề được kết cấu gồm 3 chương:

    Chương 1: Tổng quan về cho vay tiêu dùng trong ngân hàng thương mại.

    Chương 2: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo& PTNT Nam Hà Nội.

    Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo& PTNT Nam Hà Nội.

    Do hạn chế về thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm nên phạm vi đề tài chỉ giới hạn trong việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo& PTNT Nam Hà Nội những năm gần đây và giải pháp đẩy mạnh hoạt động này trong những năm tới.

    Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ths Cao ý Nhi đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

    Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị công tác tại phòng Tín dụng NHNo& PTNT Nam Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.















    NỘI DUNG

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

    1.1. Ngân hàng thương mại và các hoạt động chính của ngân hàng thương mại.

    1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại

    Ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Quá trình phát triển kinh tế là điều kiện đòi hỏi sự phát triển của hệ thống ngân hàng và sự phát triển của hệ thống ngân hàng là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

    Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, vai trò hoặc các dịch vụ mà chúng cung cấp. Vấn đề là các yếu tố trên đang không ngừng thay đổi. Trên thực tế, có rất nhiều tổ chức tài chính bao gồm cả các công ty kinh doanh chứng khoán, công ty bảo hiểm, các quỹ tương hỗ đều đang cố gắng cung cấp các dịch vụ của ngân hàng. Ngược lại, ngân hàng cũng đang mở rộng phạm vi cung cấp các dịch vụ về bất động sản, môi giới chứng khoán, dịch vụ bảo hiểm, và thực hiện nhiều dịch vụ mới khác.

    Xem xét trên phương diện các loại hình dịch vụ cung cấp có thể định nghĩa: “Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào khác trong nền kinh tế.”

    Theo luật các tổ chức tín dụng của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.”

    1.1.2. Hoạt động chính của ngân hàng.

    Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính tương tự như các hội tín dụng, các công ty bảo hiểm và các tổ chức kinh doanh dịch vụ tài chính khác. Thuật ngữ “trung gian tài chính” là một khái niệm dùng để chỉ những công việc kinh doanh đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế: thứ nhất đó là các cá nhân và tổ chức thâm hụt chi tiêu, tức là chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập và vì thế họ là những người cần bổ sung vốn từ bên ngoài thông qua việc vay mượn; thứ hai, là các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu, tức là thu nhập hiện tại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hóa, dịch vụ và do vậy họ có tiền để tiết kiệm. Đây là một nhiệm vụ quan trọng và không thể thiếu của ngân hàng.

    Các hoạt động của ngân hàng có thể được chia ra thành các hoạt động truyền thống của ngân hàng và các hoạt động ngân hàng mới phát triển gần đây.

    Các hoạt động truyền thống của ngân hàng bao gồm:

     Thực hiện trao đổi ngoại tệ: Đây là một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên. Ngày nay, nó vẫn là một dịch vụ tạo cho ngân hàng một nguồn thu nhập tương đối ổn định.

     Chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại.

     Nhận tiền gửi: Một trong những nguồn vốn quan trọng là các khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng. Vì vậy, các ngân hàng luôn thay đổi mức lãi suất huy động để thu hut khách hàng gửi tiền.

     Bảo quản vật có giá: Ngày nay, nghiệp vụ bảo quản vật có giá cho khách hàng thường do phòng “bảo quản” của ngân hàng thực hiện.

     Tài trợ cho các hoạt động của chính phủ.

     Cung cấp các tài khoản giao dịch

     Cung cấp dịch vụ ủy thác.

    Các dịch vụ ngân hàng mới phát triển gần đây:

     Cho vay tiêu dùng: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tín dụng tiêu dùng đã trở thành một trong những lại hình tín dụng có mức tăng trưởng tăng nhanh nhất. Ngày nay, các ngân hàng đều cố gắng mở rộng các loại hình cho vay đối với tín dụng tiêu dùng để thu hút khách hàng.

     Tư vấn tài chính: Các ngân hàng đã được khách hàng yêu cầu thực hiện hoạt động tư vấn tài chính, đặc biệt là về tiết kiệm và đầu tư.

     Quản lý tiền mặt: Đây là một dịch vụ mà ngân hàng đứng ra quản lý tiền mặt cho khách hàng mà chủ yếu là các doanh nghiệp lớn.

     Dịch vụ cho thuê tài chính

     Cho vay tài trợ dự án: Các ngân hàng ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ cho chi phí xây dựng nhà máy mới đặc biệt là trong ngành công nghệ cao.

     Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm.

     Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán.

     Cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư và ngân hàng bán buôn: Ngân hàng ngày nay theo chân các tổ chức tài chính hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư và ngân hàng bán buôn cho các tập đoàn lớn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...