Luận Văn Giải pháp mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục Lục

    Lời mở đầu. 3
    Chương 1: Khái Quát Về Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Của Một Ngân Hàng Thương Mại. 5
    1.1 Khái niệm và hoạt động cho vay của NHTM. 5
    1.1.1 Khái niệm 5
    1.1.2 Vai trò của hoạt động cho vay. 6
    Đối với Ngân hàng thương mại. 6
    1.1.3 Phân loại các khoản cho vay. 7
    1.1.3.1 Phân loại theo thời hạn khoản vay. 8
    1.1.3.2 Phân loại theo phương thức cho vay. 8
    1.1.3.3 Phân loại theo hình thức đảm bảo. 10
    1.1.3.4 Phân loại theo đối tượng khách hàng. 12
    1.2 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. 13
    1.2.1 Vị thế của khách hàng cá nhân đối với hoạt động kinh doanh của NHTM 13
    1.2.2 Khẳng định về chiến lược kinh tế đất nước, thừa nhận vai trò của kinh tế tư nhân 14
    1.2.3 Nguồn gốc hình thành hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, khẳng định về tiêu dùng của xã hội 15
    1.2.4 Phân biệt cho vay khách hàng cá nhân với các hình thức cho vay các Doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế – các khách hàng lớn. 16
    1.2.5 Đặc trưng của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. 17
    1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. 18
    1.3.1 Các nhân tố chủ quan thuộc phía ngân hàng. 18
    1.3.2- Các nhân tố khách quan. 21
    Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình. 23
    2.1 Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình. 23
    2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Công Thương Ba Đình 23
    2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình 26
    2.1.3 Các hoạt động chính của Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình 27
    2.1.4 Chức năng của phòng khách hàng cá nhân. 32
    2.2 Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình. 35
    2.2.1 Yêu cầu và các điều kiện thực hiện cho vay khách hàng cá nhân. 35
    2.2.1.1 Mục đích cho vay. 35
    2.2.1.2 Đối tượng nhận vốn vay. 35
    2.2.1.3 Nguyên tắc vay vốn. 35
    2.2.1.4 Điều kiện vay vốn. 36
    2.2.1.5 Phương thức cho vay. 36
    2.2.1.6 Lãi suất và cách áp dụng lãi suất 36
    2.2.2 Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân. 38
    2.2.3 Đánh giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình. 49
    2.2.4.1 Các kết quả đạt được, so sánh kết quả hoạt động qua các năm 2003,2004,2005 49
    2.2.4.2 Các sản phẩm cho vay chính đối với khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình. 52
    2.2.4.3 Các hạn chế. 54
    2.2.4.4 Nguyên nhân. 56
    Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình. 58
    3.1 Định hướng hoạt động và phát triển của chi nhánh. 58
    3.2 Giải pháp mở rộng cho vay khách hàng cá nhân ở Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình. 59
    3.2.1 Nâng cao chất lượng hoạt động Marketing. 59
    3.2.2 Cải thiện quy trình, thủ tục cho vay khách hàng cá nhân. 60
    3.2.3 Thực hiện liên kết cho vay. 61
    3.2.4 Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, hạ tầng cơ sở phục vụ giao dịch với khách hàng 62
    3.2.5 Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng. 63
    3.2.6 Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài giữa Ngân hàng với khách hàng, xoá bỏ sự e ngại của khách hàng khi đến xin vay vốn. 64
    3.3 Kiến nghị 64
    3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ. 64
    3.3.3 Kiến nghị đối với NHCT nói chung và chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình nói riêng. 66
    Kết luận. 67
    Lời mở đầuTừ khi nền kinh tế nước ta đổi mới cho đến nay đã trải qua gần 20 năm, bước đầu đã đạt được những thành quả nhất định. Nền kinh tế chuyển từ tập trung bao cấp sang kinh tế nhiều thành phần đa hình thức sở hữu, các loại hình kinh tế này phát triển đa dạng đan xen nhau khiến ranh giới giữa thành phần này với thành phần khác không thể cứng nhắc. Điển hình là các doanh nghiệp nhà nước sau khi sắp xếp lại và cổ phần hoá không thuần tuý thuộc sở hữu Nhà nước mà thu nạp vào đó nhiều yếu tố sở hữu xã hội khác nhau.
    Ngược lại, quá trình đổi mới phát triển kinh tế trên con đường cải cách mở cửa và hội nhập cho thắy ngày càng rõ vai trò của các lực lượng kinh tế, các chủ thể kinh tế ngoài quốc doanh như: Kinh tế hộ, KT tư nhân, KT cá thể, KT tổ nhóm Các lực lượng này có đóng góp rất lớn vào công cuộc phát triển của xã hội. Vị trí của lực lượng này được khẳng định trên cả lý luận và thực tiễn.
    Để lực lượng này phát triển về mặt tài chính phải có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và cụ thể là hệ thống Tài chính – Ngân hàng. Bởi lẽ, các lực lượng kinh tế này có sự tích tụ và tập trung vốn cũng như các mặt khác về quản lý, về cạnh tranh trên thị trường còn yếu kém. Mặt khác để tham gia được vào quá trình cạnh tranh tồn tại và phát triển cùng các lực lượng kinh tế khác nó cũng có những đặc trưng riêng tạo nên thế mạnh nhất định: nó có những thị phần, những ngành hàng, những lĩnh vực kinh doanh mà các thành phần kinh tế khác không thể làm, chỉ có lực lượng kinh tế này mới che lấp được khoảng trống này mà các thành phần kinh tế khác không thể bao quát được, nói một cách tổng quát hơn là là nền kinh tế không thể vận hành nếu thiếu đi lực lượng kinh tế này.
    Lực lượng kinh tế này cũng như các lực lượng kinh tế khác, nó cũng có nhu cầu đầu tư cần vay vốn ngân hàng nhưng do nó có những đặc thù riêng vì vậy nhất định phải có một loại hình đầu tư tài chính, cho vay đối với lực lượng này của một định chế Tài chính – Ngân hàng.
    Thực tế trong mấy năm gần đây các NHTM đã chú trọng quan tâm đến đối tượng khách hàng cá nhân này. Đã có những sự điều chỉnh nhất định, đặc biệt về mô hình tổ chức cũng như chiến lược hoạt động nên đã gặt hái được kết quả rất khả quan cả về tỷ trọng cũng như chất lượng tín dụng.
    Nhờ vốn cho vay của ngân hàng hơn 10 triệu hộ nông dân, hàng vạn kinh tế trang trại, hàng vạn Hợp tác xã sau chuyển đổi, nhiều ngành nghề truyền thống thủ công cơ khí, làng nghề, hàng vạn cán bộ công nhân viên, sinh viên . đã giải quyết được rất nhiều khó khăn về mặt tài chính, bổ sung thêm nguồn lực tăng khả năng đầu tư, kích thích tiêu dùng tạo thêm nhiều sản phẩm đa dạng cho nền kinh tế.
    Tuy nhiên ở một số NHTM, đặc biệt là ở Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình qua chúng tôi xem xét việc cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân còn gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết khó khăn này cũng như phát triển mảng cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân chúng ta cần tiếp tục tìm hiểu để tìm ra các giải pháp. Đây là lý do chính mà tôi lựa chọn đề tài: “Giải pháp mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình”
    Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương:
    Chương 1 : Khái quát về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của một Ngân hàng thương mại.
    Chương 2 : Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình.
    Chương 3 : Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình.
     
Đang tải...