Thạc Sĩ Giải pháp mở rộng cho vay đồng tài trợ tại các ngân hàng Thương mại Nhà nước trên địa bàn TP.HCM

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Giải pháp mở rộng cho vay đồng tài trợ tại các ngân hàng Thương mại Nhà nước trên địa bàn TP.HCM
    3
    MỤC LỤC
    Trang
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
    MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHO VAY ĐỒNG TÀI TRỢ
    1.1. Tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 1
    1.1.1. Khái niệm và bản chất của tín dụng 1
    1.1.2. Chức năng của tín dụng 3
    1.1.3. Vai trò của tín dụng 4
    1.1.4. Các hình thức tín dụng 6
    1.2. Vai trò của cho vay đồng tài trợ 11
    1.2.1. Khái niệm cho vay đồng tài trợ 11
    1.2.2. Vai trò của cho vay đồng tài trợ 14
    1.2.3. Các chủ thể tham gia cho vay đồng tài trợ 15
    1.2.4. Các loại phí và kỹ thuật trong cho vay đồng tài trợ 17
    1.3. Kinh nghiệm cho vay đồng trợ Nhật Bản – Hàn Quốc 18
    Tóm tắt chương 1 21
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỒNG TÀI TRỢ
    TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN
    THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    2.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam
    qua các thời kỳ 22
    2.1.1. Sự hình thành và phát triển hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam trước
    thời kỳ đổi mới 22 4
    2.1.2. Sự hình thành và phát triển hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam với sự
    nghiệp đổi mới 23
    2.1.3. Khái quát hệ thống Ngân hàng Thương mại trên địa bàn Thành phố
    Hồ Chí Minh 26
    2.2. Thực trạng hoạt động cho vay đồng tài trợ tại các Ngân hàng Thương mại
    Nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 27
    2.2.1. Cơ sở pháp lý đối với hoạt động cho vay đồng tài trợ tại Việt Nam27
    2.2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại Nhà
    nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 27
    2.2.3. Thực trạng hoạt động cho vay đồng tài trợ tại các Ngân hàng
    Thương mại Nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 32
    2.2.4. Kết quả khảo sát tham khảo ý kiến về hoạt động cho vay đồng tài
    trợ 47
    2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay đồng tài trợ tại các Ngân hàng
    Thương mại Nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 54
    2.3.1. Những kết quả đạt được từ hoạt động cho vay đồng tài trợ tại các
    Ngân hàng Thương mại Nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 54
    2.3.2. Những tồn tại trong hoạt động cho vay đồng tài trợ tại các Ngân
    hàng Thương mại Nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 57
    Tóm tắt chương 2 62
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỒNG TÀI TRỢ TẠI CÁC
    NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
    HỒ CHÍ MINH
    3.1. Định hướng và mục tiêu của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ năm 2001
    đến 2020 63 5
    3.1.1. Định hướng hoạt động của Ngân hàng Việt Nam trong quá trình hội
    nhập quốc tế 63
    3.1.2. Mục tiêu của hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong quá trình hội
    nhập quốc tế 65
    3.1.3. Lộ trình hội nhập quốc tế hệ thống Ngân hàng Việt Nam 66
    3.2. Giải pháp mở rộng cho vay đồng tài trợ tại các Ngân hàng Thương mại Nhà
    nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 70
    3.2.1. Các giải pháp vĩ mô mang tính hỗ trợ 73
    3.2.2. Các giải pháp mang tính nghiệp vụ của Ngân hàng 78
    Tóm tắt chương 3 89
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC 6
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    ™ NHTM NN: Ngân hàng Thương mại Nhà nước.
    ™ NHTM CP: Ngân hàng Thương mại Cổ phần.
    ™ NH LD: Ngân hàng Liên doanh.
    ™ NH Nngoài: Ngân hàng Nước ngoài.
    ™ NHNT (VCB): Ngân hàng Ngoại thương.
    ™ NHĐT&PT (BIDV): Ngân hàng Đầu tư và Phát triển.
    ™ NHNo&PTNT (VBAR): Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
    ™ NHCT (ICB): Ngân hàng Công thương.
    ™ Exim bank: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu.
    ™ ACB: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.
    ™ Tp. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh.
    ™ Tp: Thành phố. 7
    MỞ ĐẦU
    1.Tính cấp thiết cuả đề tài.
    Một cơ thể khỏe mạnh là một cơ thể mà hệ thần kinh trung ương có thể
    điều khiển mọi hoạt động của các bộ phận trong cơ thể vận hành đúng chức
    năng của nó. Trong kinh tế thị trường, ngân hàng được ví như hệ thống thần kinh
    trung ương của nền kinh tế. Một hệ thống ngân hàng hoạt động thông suốt, lành
    mạnh và hiệu quả là tiền đề để các nguồn lực tài chính luân chuyển, phân bổ và
    sử dụng hiệu quả, kích thích tăng trưởng bền vững. Lĩnh vực tài chính tiền tệ
    luôn là một lĩnh vực nhạy cảm đối với nền kinh tế, một mặt phản ánh những
    biến đổi trong nền kinh tế mặt khác những biến động đó lại có những tác động
    ngược trở lại đối với nền kinh tế. Với chức năng vốn có của mình, ngân hàng đã
    trở thành một kênh cung ứng vốn hiệu quả cho nền kinh tế.
    Ngày nay khi mà hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế của thời
    đại và diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực từ văn hóa, chính trị, kinh tế . thì
    tất yếu ngành ngân hàng cũng phải hòa vào cùng xu thế chung đó. Hội nhập
    mang lại những cơ hội lớn nhưng đồng thời cũng mang lại những thách thức
    không nhỏ. Để có thể giúp nền kinh tế đứng vững trong xu thế mới thì trách
    nhiệm của hệ thống ngân hàng ngày càng nặng nề, phải cung ứng được một khối
    lượng lớn vốn tín dụng để phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết
    bị công nghệ thông tin
    Các ngân hàng ngày nay đã có một cái nhìn bao quát và đầy đủ hơn về
    vai trò chức năng của chính mình, để từ đó có thể đứng vững tồn tại. Bằng các
    biện pháp nghiệp vụ ngân hàng đã huy động được một khối lượng vốn trong nền
    kinh tế để từ đó có thể tiến hành cho vay cung ứng vốn ngược lại cho nền kinh tế
    để kinh doanh kiếm lời. Hàng loạt các phương thức cho vay đã được triển khai 8
    thực hiện nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng khách hàng có thể tiếp cận với
    nguồn vốn của ngân hàng, giúp hỗ trợ tài chính cho khách hàng thực hiện
    phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư và phương thức cho vay đồng tài
    trợ cũng đã được triển khai thực hiện. Phương thức cho vay đồng tài trợ đã khắc
    phục được những hạn chế của các phương thức cho vay như cho vay từng lần, cho
    vay hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư . điểm nổi bật của phương thức
    cho vay đồng tài trợ là có thể đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng đối với
    những dự án lớn, giúp ngân hàng phân tán được rủi ro
    Nhận thức rõ vị trí vai trò của việc cấp tín dụng cung ứng vốn cho nền
    kinh tế. Trong tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đưa nền kinh tế phát
    triển. Hàng loạt các biện pháp tháo gỡ đã được Đảng, Nhà nước, các cấp Bộ
    ngành liên quan phối hợp cùng ngành ngân hàng để giúp cho nguồn vốn tín dụng
    đến được với khách hàng thật sự đã được thực hiện. Phương thức cho vay đồng
    tài trợ là một trong những phương thức cho vay nhằm giúp cấp vốn cho những dự
    án lớn cũng đã được triển khai thực hiện.
    Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm dịch vụ tài chính lớn nhất khu vực
    phía nam và cả nước. Phương thức cho vay đồng tài trợ đã được các ngân hàng
    trên địa bàn thực hiện trong những năm gần đây. Tuy nhiên tỷ trọng cho vay
    đồng tài trợ còn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu dư nợ tại các ngân hàng, chưa
    tương xứng với tổng mức đầu tư mà các Ngân hàng đã đầu tư vào các dự án của
    Thành phố. Vì vậy nghiên cứu, đánh giá tình hình cho vay đồng tài trợ có một ý
    nghĩa quan trọng
    Trước tình hình thực tế hiện nay, em chọn đề tài “Giải pháp mở rộng cho
    vay đồng tài trợ tại các Ngân hàng Thương mại Nhà nước trên địa bàn
    Thành phố Hồ Chí Minh”. 9
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: phân tích thực trạng hoạt động cho
    vay đồng tài trợ tại các Ngân hàng Thương mại Nhà nước trên địa bàn TP. Hồ
    Chí Minh thời gian qua, từ đó đề ra các giải pháp cụ thể nhằm mở rộng cho vay
    đồng tài trợ tại các Ngân hàng Thương mại Nhà nước trên địa bàn Tp. Hồ Chí
    Minh.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    ™ Đối tượng nghiên cứu:
    - Nghiên cứu những vấn đề lý luận của tín dụng, của phương thức cho vay
    đồng tài trợ.
    - Nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay đồng tài trợ của các Ngân
    hàng Thương mại Nhà nước trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh thời gian qua, từ đó
    đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại ảnh hưởng đến hoạt động cho
    vay đồng tài trợ.
    - Nghiên cứu nhu cầu vốn của trong thời gian tới để có hướng để đáp ứng
    nhu cầu nền kinh tế thông qua phương thức cho vay đồng tài trợ, đồng thời qua
    phương thức cho vay này giúp Ngân hàng hạn chế rủi ro
    ™ Phạm vi nghiên cứu:
    - Về không gian: trên địa bàn TP. Hồ chí Minh.
    - Về thời gian: từ năm 2000 đến nay.
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    - Nhận thức về nguyên tắc và góp phần hoàn thiện những lý luận cơ bản
    về tín dụng nói chung và phương thức cho vay đồng tài trợ nói riêng.
    - Qua quá trình nghiên cứu sẽ góp phần mở rộng cho vay đồng tài trợ tại
    các Ngân hàng Thương mại Nhà nước trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh 10
    5. Phương pháp nghiên cứu: chủ yếu dựa vào kiến thức các môn kinh tế,
    đặc biệt là chuyên ngành tài chính – ngân hàng. Việc phân tích số liệu dựa trên
    phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê và logic học.
    6. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham
    khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương chính:
    Chương 1: Tổng quan về cho vay đồng tài trợ
    Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay đồng tài trợ tại các Ngân hàng
    Thương mại Nhà nước trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
    Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay đồng tài trợ tại các Ngân hàng
    Thương mại Nhà nước trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...