Luận Văn Giải pháp mở rộng cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Từ Sơn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Lời mở đầu 3
    Chương 1: Cơ sở lý luận về mở rộng Tín dụng Ngân hàng 5
    1.1: Kinh tế hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường. 5
    1.1.1: Khái niệm hộ sản xuất. 5
    1.1.2: Sự tồn tại khách quan của nền kinh tế hộ sản xuất. 6
    1.1.3: Đặc điểm của nền kinh tế hộ sản xuất. 7
    1.1.4: Vai trò của kinh tế hộ trong nền kinh tế thị trường. 8
    1.2: Tín dụng Ngân hàng đối với khu vực kinh tế hộ sản xuất. 10
    1.2.1: Khái niệm Tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất. 10
    1.2.2: Vai trò của Tín dụng đối với hộ sản xuất. 13
    1.2.3: Các hình thức tổ chức tín dụng đối với hộ sản xuất. 16
    1.3: Mở rộng tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất. 22
    1.3.1: Khái niệm. 22
    1.3.2: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng mở rộng Tín dụng đối với hộ sản xuất. 23
    1.3.3: Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng mở rộng hoạt động Tín dụng đối với hộ sản xuất. 24
    Chương 2: Thực trạng mở rộng hoạt động Tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Từ Sơn trong thời gian qua: 28
    2.1: Một vài nét về Ngân hàng và tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. 28
    2.1.1: Tổng quan và sự phát triển của Ngân hàng. 28
    2.1.2: Một vài nét về tình hình kinh tế của huyện Từ Sơn. 30
    2.1.3: Tình hình hoạt động kinh doanh của NHN0&PTNT huyện Từ sơn. 32
    2.2: Thực trạng mở rộng hoạt động Tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Từ Sơn . 38
    2.2.1. Tốc độ tăng trưởng là HSX có quan hệ vay vốn. 38
    2.2.3: Dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất. 42
    2.2.4: Dư nợ quá hạn hộ sản xuất. 47
    2.2.5: Tình hình lãi suất cho vay. 49
    2.3. Đánh giá mở rộng cho vay hộ sản xuất thời gian qua. 49
    2.3.1. Kết quả đạt được: 49
    2.3.2. Những hạn chế: 51
    2.3.3: Nguyên nhân: 52
    Chương 3: Các giải pháp và kiến nghị mở rộng hoạt động tín dụng Ngân Hàng đối với khu vực kinh tế hộ sản xuấttại NHNo &PTNT huyện Từ Sơn 54
    3.1: Những mục tiêu định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện. 54
    3.1.1: Những mục tiêu chủ yếu: 54
    3.1.2: Một số chỉ tiêu cụ thể trong thời gian tới: 55
    3.1.3: Các biện pháp chủ yếu về phát triển kinh tế. 55
    3.2 Định hướng phát triển cho vay hộ sản xuất trong thời gian tới của NHNo&PTNT huyện Từ Sơn. 56
    3.3: Những giải pháp, đề xuất nhằm mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Từ Sơn. 57
    3.3.1: Những giải pháp mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Từ Sơn. 57
    3.3.2: Những đề xuất đối với Ngân hàng, UBND huyện: 63
    3.4. Một số kiến nghị. 65
    3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ. 65
    3.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 65
    3.4.3: Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam. 68
    Kết luận 71


    Lời mở đầu
    Những năm cuối thập kỷ 80 trở lại đây, nền kinh tế nước ta đã có nhiều khởi sắc. Từ một nền kinh tế kế hoạch hoá với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN. Điều đáng chú ý là những ngành kinh tế then chốt chủ yếu đã góp phần đắc lực kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo môi trường lành mạnh cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong nước, đưa nền kinh tế nước ta từng bước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Thành công to lớn này được khẳng định và ghi nhận không những ở trong nước mà còn được các nước trên thế giới đánh giá cao về thành tựu cải cách, phát triển kinh tế Việt Nam sau thời kỳ chuyển đổi.
    Có được thành tựu đó, không thể phủ nhận sự đóng góp to lớn của ngành Ngân hàng với tư cách là một trung gian tài chính cung cấp vốn cho các ngành kinh tế góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
    Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong những năm qua ngành Ngân hàng đã thực hiện chiến lược đổi mới mạnh mẽ từ mô hình tổ chức đến phương thức hoạt động của mình. Về mô hình tổ chức, từ hệ thống Ngân hàng một cấp chuyển thành hệ thống Ngân hàng hai cấp, hệ thống các Ngân hàng thương mại làm nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ tín dụng, tăng cường huy động, khai thác mọi nguồn vốn, tích cực đầu tư cho các thành phần kinh tế, đổi mới công tác thanh toán và hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng. Do đó đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng liên tục ở tốc độ cao, lạm phát được kiểm soát ở mức độ hợp lý, giá trị đồng tiền ổn định.
    Hệ thống Ngân hàng thương mại nói chung và NHNo & PTNT nói riêng là một trong những ngành cung ứng vốn lớn nhất để giúp cho nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nông thôn nói riêng phát triển, góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn.
    Định hướng đầu tư vốn của NHNo & PTNT là tiếp cận khách hàng, đưa vốn đến người sản xuất. Vị trí của hộ sản xuất trong việc phát triển kinh tế hàng hoá. trong nông nghiệp là vô cùng quan trọng, nó là nguồn lực dồi dào cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghệ chế biến. Đồng thời nó cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành công nghiệp, tạo công ăn việc làm, tận dụng mọi nguồn lao động trong nông thôn, góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội, nhất là trong khu vực nông thôn hiện nay.
    Hệ thống NHNo & PTNT nhận thấy rõ sự cần thiết phải chú trọng tới đối tượng tín dụng từ khu vực kinh tế quốc doanh và tập thể sang khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và hộ sản xuất. Đây là sự chuyển hướng phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Mặt khác đi vào thị trường tín dụng nông thôn và phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của NHNo & PTNT. Thị trường tín dụng nông thôn là mảnh đất còn chứa ẩn nhiều tiềm năng mà NHNo & PTNT cần phải vươn tới để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước là xoá đói- giảm nghèo. Song hiện nay quan hệ tín dụng giữa NHNo & PTNT đối với kinh tế hộ sản xuất còn hạn hẹp do nhiều vướng mắc và trở ngại. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng nhằm tìm ra nguyên nhân và cách tháo gỡ là rất cần thiết.
    Qua thời gian học tập tại trường Dân lập Đông Đô và quá trình thực tập, nghiên cứu tại NHNo & PTNT huyện Từ Sơn. Em chọn đề tài “Giải pháp mở rộng cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Từ Sơn” làm đề tài viết luận văn tốt nghiệp.
    Nội dung luận văn được chia làm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về mở rộng Tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất.
    Chương 2: Thực trạng mở rộng hoạt động Tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Từ Sơn trong thời gian qua.
    Chương 3: Các giải pháp và kiến nghị mở rộng hoạt động Tín dụng Ngân hàng đối với khu vực kinh tế hộ sản xuất.
    Tuy nhiên, đây là đề tài phong phú và rất phức tạp. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tiễn, bản thân em còn nhiều hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em mong muốn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong Khoa Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là cô Nguyễn Thuỳ Dương cùng với sự giúp đỡ của các cô chú tại NHNo & PTNT huyện Từ Sơn.
    Em xin chân thành cảm ơn!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...