Thạc Sĩ Giải pháp mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Ngân hàng TMCP Ngoại

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn Thạc sỹ ngành Tài chính - Ngân hàng: Giải pháp mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam


    NỘI DUNG:


    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 3


    1.1. Tổng quan về hoạt động của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam 3

    1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp FDI 3

    1.1.2. Khái lược quá trình phát triển của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam 3

    1.1.2.1. Các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp FDI 3

    1.1.2.2. Một số yếu tố đánh giá quá trình và quy mô phát triển của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam 4

    1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam 8

    1.1.3.1. Giúp tăng cường nguồn vốn cho tăng trưởng 8

    1.1.3.2. Nâng cao năng lực công nghệ của Việt Nam bằng việc chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI. 8

    1.1.3.3. Đẩy mạnh xuất khẩu 8

    1.1.3.4. Tạo việc làm 9

    1.1.3.5. Đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước 9

    1.2. Sự cần thiết khách quan của tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp FDI 10

    1.2.1. Đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp FDI 10

    1.2.2. Ảnh hưởng từ hoạt động cho vay các doanh nghiệp FDI đối với ngân hàng 11

    1.2.2.1. Tạo ra thu nhập từ hoạt động cho vay 11

    1.2.2.2. Bán chéo sản phẩm 12

    1.2.2.3. Thu hút nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn ngoại tệ 12

    1.2.2.4. Phân tán rủi ro 13

    1.2.3. Góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập và cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng 14

    1.3. Môi trường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam 17

    1.3.1. Xuất phát từ bản thân doanh nghiệp 18

    1.3.2. Xuất phát từ phía ngân hàng 20

    1.3.3. Xuất phát từ phía cơ sở hạ tầng, cơ chế chính sách của Nhà nước 21

    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 25

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIETCOMBANK TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2008 26

    2.1. Khái lược về Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam 26

    2.1.1. Thông tin chung 26

    2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 26

    2.1.3. Mô hình tổ chức và mạng lưới hoạt động 29

    2.1.31. Mô hình tổ chức 29

    2.1.3.2. Mạng lưới hoạt động 29

    2.1.4. Hiện trạng hoạt động kinh doanh của Vietcombank 29

    2.1.4.1. Huy động vốn 29

    2.1.4.2. Hoạt động tín dụng 31

    2.1.4.3. Hoạt động thanh toán quốc tế 33

    2.1.4.4. Hoạt động mua bán ngoại tệ 34

    2.1.4.5. Hoạt động kinh doanh thẻ 34

    2.1.4.6. Kết quả hoạt động kinh doanh 35

    2.2. Hiện trạng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp FDI tại Vietcombank 36

    2.2.1. Chính sách tín dụng 36

    2.2.2. Quy trình tín dụng 37

    2.2.3. Các phương thức cho vay đối với doanh nghiệp FDI 39

    2.2.4. Hiện trạng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp FDI tại Vietcombank 39

    2.2.4.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ của các doanh nghiệp FDI tại Vietcombank 40

    2.2.4.2. Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp FDI 42

    2.2.5. Những thuận lợi và hạn chế của Vietcombank trong hoạt động cho vay các doanh nghiệp FDI 43

    2.2.5.1. Thuận lợi 43

    2.2.5.2. Hạn chế 51

    2.2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế 56

    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 58

    CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIETCOMBANK 59

    3.1. Nhóm giải pháp đối với Vietcombank 59

    3.1.1. Phát triển sản phẩm cho vay có đảm bảo bằng hàng tồn kho, khắc phục hạn chế về tài sản bảo đảm của các doanh nghiệp FDI 59

    3.1.2. Hình thành bộ phận chuyên thẩm định giá tài sản trực thuộc Vietcombank59

    3.1.3. Tăng cường công tác tư vấn, hỗ trợ pháp lý và thông tin cho doanh nghiệp FDI 60

    3.1.4. Nâng cao chất lượng thẩm định, đánh giá chính xác năng lực tài chính thực sự của doanh nghiệp 60

    3.1.5. Khắc phục những hạn chế của quy trình, chính sách tín dụng 60

    3.1.6. Tăng cường nguồn vốn 62

    3.1.7. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ 63

    3.1.8. Chính sách khách hàng 63

    3.1.9. Công nghệ 64

    3.1.10. Cơ cấu tổ chức 65

    3.1.11. Nguồn nhân lực 66

    3.1.12. Tăng cường năng lực tài chính 67

    3.2. Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp FDI 68

    3.3. Nhóm giải pháp đối với Cơ quan Nhà nước 69

    3.3.1. Liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp FDI 69

    3.3.2. Liên quan đến hoạt động của ngân hàng 70

    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 74

    KẾT LUẬN 75

    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    LỜI MỞ ĐẦU


    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:


    Từ khi nước ta mở cửa nền kinh tế, đón nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài thì các doanh nghiệp FDI đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Đây là khu vực phát triển khá năng động, giúp tăng nguồn vốn cho nền kinh tế, giải quyết việc làm, tăng kim ngạch xuất khẩu và đóng góp lớn vào thu ngân sách. Đồng thời, đây là khu vực có hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn các khu vực kinh tế khác.

    Một trong những vướng mắc của các doanh nghiệp FDI là khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam còn hạn chế. Với xuất phát điểm là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên của Việt Nam trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, Vietcombank từ lâu đã có nhiều cơ hội tiếp cận và thu

    hút các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là trong hoạt động cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, thời gian gần đây dư nợ tín dụng của khối doanh

    nghiệp này tại Vietcombank có xu hướng sụt giảm cả về quy mô lẫn tỷ trọng trong tổng dư nợ.

    Vậy đâu là nguyên nhân? Làm thế nào để có thể mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp FDI? Đó chính là vấn đề cần mà Vietcombank rất quan tâm. Với cương vị là nhân viên khách hàng tại một chi nhánh nằm trong khu chế xuất vốn có nhiều khách hàng là doanh nghiệp FDI, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Giải pháp mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.

    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

    Đề tài nghiên cứu giải quyết 3 vấn đề cơ bản như sau:

    - Khái lược hoạt động và vai trò của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Rút ra những rào cản tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp FDI. - Phân tích hiện trạng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp FDI tại Vietcombank. Từ đó, rút ra những thuận lợi và hạn chế của Vietcombank trong cho

    vay các doanh nghiệp FDI.

    - Rút ra các giải pháp nhằm mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp FDI tại Vietcombank.

    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

    - Đối tượng nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

    - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp FDI của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

    Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp nghiên cứu thống kê, so sánh, phân tích đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong luận văn.

    5. KẾT CẤU LUẬN VĂN:

    Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 3 chương, cụ thể:

    Chương 1: Tổng quan về tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

    Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư tại Vietcombank từ năm 2006 đến năm 2008.

    Chương 3: Các giải pháp nhằm mở rộng đối với cho vay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Vietcombank.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...