Luận Văn Giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2010

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2010

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Tiền Giang nằm phía Bắc sông Tiền, là tỉnh có vị trí giao thông thủy, bộ rất thuận lợi, với 32 km bờ biển. Tiền Giang được chia thành ba vùng rõ rệt là tiềm năng cho phát triển du lịch: vùng cây trái ven sông Tiền với những vườn cây trái quanh năm bốn mùa, những kênh rạch chằng chịt, mênh mông sông nước; vùng sinh thái ngập mặn biển Tân Thành và vùng sinh thái ngập phèn Đồng Tháp Mười huyện Tân Phước. Là cái nôi của ca nhạc tài tử, những sự kiện lịch sử Rạch Gầm - Xoài Mút, Giồng Dứa - Aáp Bắc, là quê hương của Trương Định, Thủ Khoa Huân. Có nhiều tôn giáo: Nho giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo, tin lành; với những di tích lịch sử như lăng Trương Định, lăng Hoàng gia, chiến lũy và pháo đài, di chỉ Oác Eo Gò thành.
    Tiền Giang nằm trong vùng ảnh hưởng của địa bàn trọng điểm phía Nam, giữa tỉnh Cần Thơ và TP.HCM là trung tâm kinh tế của cả nước, đây là điểm tựa quan trọng cho việc phát triển du lịch Tiền Giang. Đồng thời Tiền Giang có tiềm năng du lịch rất to lớn nhưng vẫn chưa được chú trọng khai thác. So với các ngành kinh tế khác thì ngành du lịch có tỉ trọng tham gia vào GDP của tỉnh còn thấp. Các sản phẩm du lịch Tiền Giang còn ở dạng thô, chưa độc đáo, chưa đa dạng, các chương trình tour du lịch chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên và tài sản riêng của các hộ dân để khai thác, chưa có quy hoạch và đầu tư hợp lý. Hiệu quả kinh doanh từ ngành du lịch còn thấp, việc quảng bá hình ảnh du lịch Tiền Giang chưa tạo được ấn tượng và chưa thể chủ động được nguồn khách.
    Từ đó đặt ra vấn đề làm sao có thể đầu tư, khai thác các sản phẩm du lịch cho tương xứng tiềm năng và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng thúc đẩy phát triển du lịch và kinh tế xã hội tỉnh. Do đó, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài “











    GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2010”.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài


    Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu hệ thống lý luận về du lịch và ứng dụng Marketing trong du lịch. Trên cơ sở đó phân tích thực trạng kinh doanh và ứng dụng Marketing vào du lịch và khảo sát nhu cầu của du khách . Từ đó đề xuất những giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang.
    3. Đối tượng


    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động du lịch tại Tiền Giang, ứng dụng Marketing trong du lịch Tiền Giang và du khách.
    4. Phạm vi nghiên cứu


    Phạm vi không gian được giới hạn trên địa bàn tỉnh, có xem xét với các quan hệ với sự phát triển của ngành trong phạm vi cả nước và khu vực.
    Về thời gian, luận văn sử dụng số liệu thống kê hoạt động của ngành du lịch Tiền Giang từ năm 2000 đến năm 2004.
    Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu những đánh giá của du khách nhằm đưa ra giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Tiền Giang.
    5. Phương pháp nghiên cứu


    Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phân tích thống kê, khảo sát thực tế


    (du khách ) và dựa trên quan điểm, chính sách phát triển của Đảng và địa phương.


    6. Bố cục của đề tài


    Kết cấu của đề tài bao gồm 3 chương:


    Chương 1: Cơ sở lý luận về Marketing du lịch


    Chương 2: Du lịch Tiền Giang - Thực trạng kinh doanh và ứng dụng Marketing.











    Chương 3: Giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2010.
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING DU LỊCH


    1.1 Khái niệm về du lịch và sản phẩm du lịch


    1.1.1 Khái niệm về du lịch


    Trong những năm gần đây, trên thế giới đã chứng kiến một sự bùng nổ của hoạt động du lịch trên phạm vi toàn cầu. Du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và đã góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế thế giới.
    Theo Tổ chức du lịch thế giới – WTO (World Tourism Organization): “ Du lịch là tập hợp các mối quan hệ, các hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ sự hình thành và lưu trú của các cá thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên với mục đích hòa bình và nơi họ đến không phải là nơi họ làm việc”
    Theo Luật du lịch của Việt Nam mà Quốc hội mới ban hành vào tháng


    6/2005 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006: “ Du lịch là một trong những hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định”.
    1.1.2 Khái niệm về sản phẩm du lịch


    Sản phẩm du lịch có tính chất vô cùng đặc biệt. Vì vậy ứng dụng Marketing vào du lịch có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch. Vậy sản phẩm du lịch là gì? Nó có những đặc tính gì?
    Khái niệm về sản phẩm du lịch


    Theo luật du lịch ngày 14/6/2005: “ Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”
     
Đang tải...