Luận Văn Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2012 - 2013

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa . i
    Lời cam đoan . ii
    Mục lục 1
    Mục lục 2
    Mục lục 3
    Mục lục 4
    PHẦN 1: MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề nghiên cứu . 5
    1.1. Lí do chọn đề tài 5
    1.2. Căn cứ khoa học và thực tiển 6
    2. Mục tiêu nghiên cứu 7
    2.1. Mục tiêu chung 7
    2.2. Mục tiêu cụ thể 7
    3. Phạm vi nghiên cứu 7
    4. Phương pháp nghiên cứu . 7

    PHẦN 2: NỘI DUNG
    Chương 1: Lí luận về marketing.
    1.1. Khái niệm du lịch và sản phẩm du lịch 9
    1.1.1. Khái niệm du lịch . 9
    1.1.2. Sản phẩm du lịch 9
    1.2. Marketing trong du lịch . 10
    1.2.1. Khái niệm về Marketing du lịch 10
    1.2.2. Vai trò của Marketing du lịch 10
    Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động marketing của du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2009 -2010.
    2.1. Tình hình du lịch Việt Nam . 12
    2.2. Môi trường Marketing du lịch Đồng Tháp 13
    2.2.1. Môi trường Marketing du lịch Đồng Tháp . 13
    2.2.2. Thị trường du lịch Đồng Tháp 17
    2.2.3. Đối thủ cạnh tranh . 18
    2.3. Thực trạng Marketing du lịch Đồng Tháp . 20
    2.3.1. Phân tích chức năng Marketing của ngành du lịch Đồng Tháp 20
    2.3.1.1. Sản phẩm du lịch 20
    2.3.1.2. Giá cả . 21
    2.3.1.3. Tổ chức phân phối 22
    2.3.1.4. Truyền thông, chiêu thị . 22
    2.3.1.5. Nhân sự 23
    2.3.2. Thành tựu và những tồn tại của du lịch Đồng Tháp . 23
    2.3.2.1. Thành tựu của du lịch Đồng Tháp 23
    2.3.2.2. Những tồn tại du lịch Đồng Tháp . 25
    Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    Chương 3: Giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2012 – 2013.
    3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch Đồng Tháp . 28
    3.1.1. Quan điểm phát triển . 28
    3.1.2. Mục tiêu phát triển 28
    3.2.2.1. Mục tiêu tổng quát . 28
    3.2.2.2. Mục tiêu cụ thể . 29
    3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch Đồng Tháp 30
    3.2.1. Củng cố và đa dạng hóa sản phẩm du lịch . 30
    3.2.1.1. Củng cố những sản phẩm du lịch hiện hữu . 30
    3.2.2.2. Đa dạng hóa sản phẩm . 31
    3.2.2. Đẩy mạnh hợp tác liên kết – hỗ trợ phát triển. . 32
    3.2.3. Đẩy mạnh các hình thức quảng bá, xúc tiến du lịch . 33
    3.2.4 Thu hút và phát triển nguồn nhân lực 33
    3.2.5. Tăng cường bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch . 34
    3.3. Kiến nghị 34
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 36
    Phần 1: MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề nghiên cứu:
    1.1. Lí do chọn đề tài.
    Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng. Du lịch không những là một ngành có khả năng tạo ra nguồn thu nhập rất lớn cho xã hội mà còn góp phần thực hiện chính sách mở cửa, giao lưu văn hóa thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác giải quyết nhiều vấn đề xã hội, tạo thêm nhiều việc làm cho mọi người.
    Ngoài những trung tâm du lịch lớn của cả nước trong đó Đồng Tháp cũng là một trong những điểm du lịch thiên nhiên khá hấp dẫn như: vườn Gia Tràm chim Tam Nông - nơi trú ngụ của loài Sếu đầu đỏ đã từng ghi vào sách đỏ thế giới.
    Bên cạnh đó còn có những khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, có thể xem đây là Đồng Tháp Mười thu nhỏ, ngoài những cây tràm hiện hữu còn có những thảm thực vật đặt trưng như lúa trời , năng, lác, bông súng, điên điển .
    Động vật có các loài quý hiếm như Cồng Cộc, Trích , Le Le .
    Về tài nguyên du lịch nhân văn, Đồng Tháp là vùng đất giàu truyền thống yêu nước nên có nhiều di tích văn hóa, lịch sử được xếp hạng cấp Quốc Gia như khu di tích cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc (Thân sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh, khu di tích Gò Tháp, là căn cứ của Thiên Hộ Dương, Đốc Binh Kiều trong kháng chiến chống Pháp).
    Với những nét thiên nhiên ưu đãi đã tạo cho Đồng Tháp có những làng nghề hấp dẫn khách du lịch như:
    Làng hoa kiểng Tân Quí Đông (Thị xã Sa Đéc), làng làm bánh phồng tôm Sa Giang (Thị xã Sa Đéc), làng dệt chiếu Định Yên (Huyện Lấp Vò), làng làm nem Lai Vung (Huyện Lai Vung) .
    Tuy có những tiềm năng du lịch lớn như vậy nhưng du lịch Đồng Tháp vẫn chưa thu hút được nhiều khách du lịch trong nước và nước ngoài, khách du lịch vẫn còn thờ ơ với du lịch Đồng Tháp, du lịch địa phương phát triển còn chậm, chất lượng và hiệu quả thấp, chưa phát huy hết những tiềm năng và lợi thế của mình. Thực lực kinh tế và cơ sở vật chất còn hạn chế, sản phẩm du lịch đơn điệu, chất lượn dịch vụ còn yếu kém.
    Quy mô và chất lượng các loại hình du lịch chưa ngang tầm với tiềm năng Nhìn chung hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành du lịch rất thấp, chưa quảng bá được hình ảnh của Đồng Tháp rộng khắp để thu hút càng nhiều du khách.
    Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài “Giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp năm 2012 – 2013” với mong muốn góp phần cùng chính quyền địa phương quảng bá hình ảnh của mình trong nhận thức của du khách một cách chủ động, toàn diện và bền vững.
    1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn.
    Trên cơ sở khai thác tiềm năng du lịch đa dạng, sẵn có, độc đáo và đặc trưng của địa phương, xác lập căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của Tỉnh.
    Định hướng cụ thể về những giải pháp phát triển sản phẩm du lịch theo đặc trưng của địa phương, gắn kết giữa các tài nguyên du lịch đơn lẻ, tạo thành sản phẩm du lịch có tính tổng hợp, phát triển theo cụm, đảm bảo tính liên ngành và liên vùng của hoạt động du lịch, đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử và nhân văn tại địa phương.
    Hướng dẫn chi tiết các nguyên tắc và phương pháp xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của đại phương cho các đối tượng quản lý và tổ chức kinh doanh. Tạo được nhận thức và phương thức phối hợp thực hiện phát triển sản phẩm du lịch của địa phương.
    2. Mục tiêu nghiên cứu.
    2.1. Mục tiêu chung:
    Đề tài phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch và và việc ứng dụng marketing trong du lịch của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua. Qua đó đề xuất những giải pháp phát triển ngành du lịch Đồng Tháp trong những năm tới.
    2.2. Mục tiêu cụ thể:
    - Đánh giá thực trạng kinh doanh du lịch từ năm 2009 đến năm 2010.
    - Đề xuất các giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Đồng Tháp trong giai đoạn 2012 – 2013.
    3. Phạm vi nghiên cứu.
    - Phạm vi không gian: được giới hạn trên địa bàn tỉnh.
    - Về thời gian: sử dụng số liệu thống kê hoạt động của ngành du lịch Đồng Tháp năm 2009 - 2010.
    - Đối tượng nghiên cứu: của đề tài là hoạt động du lịch tại Đồng Tháp, ứng dụng marketing trong du lịch Đồng Tháp và khách thăm quan. Nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý và phối hợp tổ chức khai thác du lịch tại địa phương, nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch tại Đồng Tháp.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Việc phân tích và đánh giá các vấn đề trong đề tài chủ yếu dựa trên các cơ sở khoa học và phương pháp luận sau:
    - Hệ thống lý thuyết về du lịch và marketing du lịch.
    - Phương pháp phân tích, thống kê, trên cơ sở nghiên cứu các số liệu, dữ liệu, các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, vi mô tác động vào hoạt động kinh doanh của ngành du lịch Đồng Tháp.
    - Tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, kết hợp lý luận với thực tiễn, thu thập và xử lý thông tin, số liệu chỉ tiêu ngành du lịch Đồng Tháp, thu thập thông tin qua các tài liệu tham khảo: sách, mạng internet
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...