Luận Văn Giải pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Tạp phẩm và BHLĐ

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Sau nhiều năm đổi mới nền kinh tế, nước ta đang chuyển mình mạnh mẽ, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Một nền kinh tế mở như hiện nay cho phép các doanh nghiệp tự chủ hoạt động kinh doanh của mình. Đó là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp, cho phép các doanh nghiệp tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
    Nói đến thị trường là nói tới cạnh tranh. Để tạo tiền đề cho cạnh tranh thắng lợi của các doanh nghiệp, cùng lúc phải đề cập đến uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, các điều kiện mua bán, trao đổi Do đó một vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là làm sao tổ chức các hoạt động Marketing để nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp. Bởi nếu không làm tốt các hoạt động Marketing thì các các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ vô cùng khó khăn trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Trong bối cảnh đó Công ty Tạp phẩm và BHLĐ Bộ thương mại đã tìm được hướng đi đúng cho mình là kết hợp các hoạt động Marketing để tạo khả năng cạnh tranh cho Công ty mình.
    Sau một thời gian thực tập tại Công ty Tạp phẩm và BHLĐ cùng việc kết hợp nghiên cứu tình hình kinh doanh của công ty về một số mặt hàng chính như: Xà phòng giặt, tổng sản phẩm nhôm, phích + ruột phích, sứ Hải Dương, gang tay, quần áo BHLĐ, em đã chọn đề tài: "Giải pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Tạp phẩm và BHLĐ" cho bản chuyên đề của mình.
    Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo cùng các cô chú tại Công ty Tạp phẩm và BHLĐ đã giúp em hoàn thành bản chuyên đề này.
    Em xin chân thành cảm ơn!




    CHƯƠNG I
    THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM

    I. ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG.
    1. Thị trường và đặc điểm hành vi mua của người tiêu dùng.
    1.1. Khái niệm thị trường.
    a. Khái niệm.
    Thị trường là phạm trù kinh tế trong nền sản xuất hàng hoá. Nói một cách khoa học thì thị trường có nhiều định nghĩa khác nhau. Theo quan điểm chung, thị trường bao gồm toàn bộ các hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá được diễn ra trong sự thống nhất hữu cơ với các môí quan hệ do chúng phát sinh và gắn liền trong không gian nhất định.
    Hành vi cơ bản của thị trường là hành vi mua và bán. Vì vậy phải có chủ thể mua và bán thông qua hàng hoá là vật có giá trị để trao đổi.
    Chính các hoạt động trao đổi hàng hoá diẽn ra trong một không gian nhất định đó đã tạo nên cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là nơi hình thành các mối quan hệ trao đổi, đối tác, các quan hệ cung cầu, quan hệ cạnh tranh, quan hệ giá cả, .
    Trong nền kinh tế quốc dân , thị trường vừa là đối tượng vừa là căn cứ kế hoạch hoá, nó còn là tấm gương giúp các xí nghiệp nhận biết về mình và nhu cầu của xã hội. Các công ty kinh doanh nói chung và Công ty tạp phẩm và BHLĐ nói riêng cần phải xác định nhu cầu tiêu dùng về hàng hoá trên thị trường. Hơn nữa nó còn là nơi để doanh nghiệp kiểm nghiệm các chi phí sản xuất, thị hiếu người tiêu dùng để có chính sách phù hợp.
    Theo quan điểm Marketing, Philip Kotler có nêu:
    "Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sãn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu hay mong muốn đó".
    Định nghĩa trên mở ra cho các công ty cách nhìn thị trường rộng hơn, không chỉ diễn ra trong một địa điểm cố định mà có thể mở ra ở những nơi nào có khách hàng.
    Chính vì vậy mà người ta đã ví khách hàng là "thượng đế". Để bán được hàng hoá, dịch vụ người bán phải lôi kéo khách hàng, luôn khơi dạy và thoả mãn nhu cầu người mua. Từ đó ta thấy rằng thị trường sản phẩm hàng tiêu dùng trong gia đình và cho cả ngành công nghiệp là rất rộng lón, điều đó tạo điều kiện cho các công ty kinh doanh hàng tiêu dùng, đặc biệt Công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động có một cái nhìn đúng đắn về thị trường này. Trên thực tế với giác độ chủ hàng công ty cần xác định thị trường chỉ có thể tồn tại và phát triển có đủ 3 yếu tố:
    - Một là, phải có khách hàng.
    - Hai là, khách hàng có nhu cầu mua hàng và dịch vụ nào đó.
    - Ba là, khách hàng có tiền để muc hàng hoá, dịch vụ.
    b. Chức năng thị trường.
    Thị trường là lĩnh vực kinh tế phức tạp, đầy huyền bí đối với các nhà kinh doanh. Nếu họ không nghiên cứu kỹ về nó, hiểu biết đầy đủ thì họ không thể hình dung được hướng phát triển. Từ việc nghiên cứu thị trường Công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động đã xác địng được các chức năng như sau:
    - Chức năng thừa nhận: Tức là thị trường chấp nhận sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của người bán. Nói cách khác và dịch vụ của người bán với giá trị và giá trị ssd có thể được người mua chấp nhận. Người mua nhận hàng, người bán nhận tiền, kết thúc quá trình trao đổi.
    - Chức năng điều tiết, khích thích: Đây là chức năng tự nhiên vốn có của kinh tế thị trường. Thông qua cạnh tranh giữa các ngành, thị trường điều tiết di chuyển từ ngành sinh lợi thấp sang ngành sinh lợi cao. Thông qua cạnh tranh trong nội bộ ngành, thị trường sẽ khuyến khích các xí nghiệp tận dụng lợi thế và cơ hội cạnh tranh.
    - Chức năng thông tin: Thị trường là nơi chứa nhiều thôgn tin nhất về cung, cầu, giá cả và khả năng thanh toán và từ nhiều nguồn tin tức khác nhayu giúp Công ty có đối sách và ra quyết định đúng lúc.
    1.2. Đặc điểm hành vi mua của người tiêu dùng.
    1.2.1. Đặc điểm nhu cầu của người tiêu dùng.
    Khi các doanh nghiệp đã tìm hiểu về thị trường, cung - cầu, giá cả và đối thủ cạnh tranh các doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu nhu cầu thị trường, đặc biệt là nhu cầu đối hàng tiêu dùng, phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
    Theo Abraham Maslou thì ông đã giải thích tại sao những thời điểm khác nhau, người ta lại bị thôi thúc bởi nhu cầu khác nhau. Tại sao có người đã dành nhiều thời gian sức lực để đảm bảo an toàn cá nhân và có người lại giành được sự kính trọng của người xung quanh? Ông cho rằng nhu cầu của con người được xếp theo thứ bậc, tự cấp thiết nhất đến ít cấp thiết nhất.
    Thứ bậc nhu cầu do Maslou đưa ra là: Theo thứ tự tầm quan trọng.
    - Nhu cầu sinh lý.
    - Nhu cầu an toàn.
    - Nhu cầu được tôn trọng.
    - Nhu cầu tự khẳng định mình.
    Lý thuyết của Maslou đã giúp cho người làm Marketing hiểu được các sản phẩm khác nhau phù hợp như thế nào với yếu tố, mục đích và đời sống của người tiêu dùng ẩn. Con người ta sẽ cố gắng trước hết thoả mãn nhu cầu quan trọng nhất, khi nó đã được thoả mãn thì nhu cầu tiếp theo sẽ lại xuất hiện tiếp theo.
    1.2.2. Đặc điểm hành vi mua của người tiêu dùng.
    a. Đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng hành vi mua của người tiêu dùng.
    Đặc điểm hành ci của người tiêu dùng được thể hiện qua các yếu tố như:
    - Yếu tố văn hoá: Có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến hành vi của người tiêu dùng. Nền văn hoá là yếu tố quyết định cơ bản nhất những mong muốn và hành vi của một người.
    Mỗi nền văn hoá đều có nhánh văn hoá nhỏ bao gồm các dân tộc, tôn giáo, các nhóm chủng tộc và các vùng địa lý. Các nhánh văn hoá tạo nên những khúc thị trường quan trọng và những người làm Marketing thường thiết kế sản phẩm và chương trình Marketing theo nhu cầu của chúng.
    Cùng việc phân tích nhánh văn hoá là sự phân tích tầng lớp xã hội, mỗi tâng lớp đều có khuynh hướng hành động giống nhau hơn so với tầng lớp khác.
    - Yếu tố xã hội:
    Hành vi người tiêu dùng cũng chịu ảnh hưởng của những yếu tố xã hội như các nhóm tham khảo, gia đình, vai trò và địa vị.
     
Đang tải...