Luận Văn Giải pháp Marketing đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Cổ phần Tin học Tín Khang

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . . 1
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ HOẠT ĐỘNG
    MARKETING TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM. 2
    1.1. Khái niệm và vai trò của tiêu thụ sản phẩm trong hoạt động của doanh nghiệp . 2
    1.1.1. Khái niệm . 2
    1.1.2. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm đối với hoạt động sản xuất kinh
    doanh của doanh nghiệp. 3
    1.2. Marketing và hoạt động Marketing trong việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm . 4
    1.2.1. Khái niệm marketing và những khái niệm có liên quan . . 4
    1.2.2. Vai trò của hoạt động Marketing trong việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm . . 10
    1.3. Nội dung của hoạt động Marketing trong việc đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản
    phẩm . . 13
    1.3.1. Nghiên cứu và dự báo thị trường . . 13
    1.3.2. Nội dung nghiên cứu thị trường . 13
    1.3.3. Xây dựng chiến lược sản phẩm . . 16
    1.3.4. Chiến lược giá cả . . 25
    1.3.5. Chiến lược phân phối sản phẩm . 32
    1.3.6. Các quyết định xúc tiến hỗn hợp . . 34
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ MỘT SỐ
    GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM
    Ở CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC TÍN KHANG . . 41
    2.1. Tổng quan về công ty . . 41
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. . 41
    2.1.2. Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của công ty: . . 42
    2.1.3. Sơ đồ bộ máy tổ chức . . 43
    2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần tin học Tín Khang 45
    2.2.1. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp . 45
    2.2.2. Thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần tin học Tín Khang. . 49
    2.2.2.1. Thị trường các sản phẩm mà công ty cung cấp hiện nay . . 49
    2.2.2.2. Đối thủ cạnh tranh của công ty . . 51
    2.2.3. Tình hình hoạt động Marketing ở Công ty Cổ phần Tin học Tín Khang hiện
    nay . . 52
    2.2.4. Chính sách về sản phẩm của công ty . . 54
    2.2.5. Chính sách giá cả của công ty . 57
    2.2.6. Mạng lưới phân phối sản phẩm của doanh nghiệp . . 57
    2.2.7. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp . . 60
    2.2.8. Những tồn tại và hạn chế của doanh nghiệp . . 61
    2.3.1. Thành lập phòng Marketing riêng trong công ty. . 63
    2.3.2. Xây dựng chính sách về sản phẩm . . 64
    2.3.3. Xây dựng chính sách về giá cả . . 65
    2.3.4. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường . . 65
    2.3.5. Đẩy mạnh chính sách giao tiếp và khuyếch trương . 67
    2.3.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân sự. . 68
    2.3.7. Duy trì và mở rộng thị phần tiêu thụ sản phẩm . 69
    2.3.8. Cung cấp dịch vụ sau bán hàng . . 70
    Kết luận . . 71
    MỞ ĐẦU
    Công tác tiêu thụ sản phẩm là một trong những chức năng quan trọng của
    hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó quyết định sự sống còn của các doanh nghiệp,
    đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ.
    Công ty Cổ phần Tin học Tín Khang là một trong những công ty hoạt động
    trong lĩnh vực thương mai dịch vụ, chuyên buôn bán các thiết bị máy tính. Vì vậy
    vấn đề tiêu thụ sản phẩm đối với công ty là hoạt động quan trọng nhất. Hiện nay,
    trên thị trường có rất nhiều công ty đang kinh doanh trên lĩnh vực này và sử dụng
    rất nhiều biện pháp để đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất. Vì vậy việc
    xây dựng một hệ thống các biện pháp Marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
    tại công ty có thể nói là một trong những vấn đề cấp bách giúp công ty có thể thắng
    lợi trong cạnh tranh, đứng vững trên thị trường.
    Trong năm 2010 và những tháng đầu năm 2011 Công ty Cổ phần Tin học
    Tín Khang đang sử dụng nhiều biện pháp marketing nhằm tăng khả năng tiêu thụ
    nhưng vẫn chưa thực sự đem lại hiệu quả. Công ty cần phải thực hiện một số giải
    pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm đang được đặt ra như một yêu
    cầu cấp thiết, do đó đề tài: “ Một số giải pháp Marketing nhằm đẩy mạnh tiêu
    thụ sản phẩm ở Công ty Cổ phần Tin học Tín Khang” là vấn đề có ý nghĩa thực
    tiễn.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu khoá luận bao gồm:
    Chương 1: Lý luận về tiêu thụ sản phẩm và hoạt động marketing trong tiêu
    thụ sản phẩm.
    Chương 2: Thực trạng sản xuất kinh doanh và một số giải pháp Marketing
    nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Cổ phần Tin học Tín Khang.




    CHƯƠNG 1
    LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ HOẠT ĐỘNG
    MARKETING TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM.
    1.1. Khái niệm và vai trò của tiêu thụ sản phẩm trong hoạt động của doanh nghiệp.
    1.1.1. Khái niệm:
    Theo quan điểm Marketing: tiêu thụ sản phẩm là quản trị hệ thống kinh tế và
    những điều kiện tổ chức có liên quan đến việc điều hành và vận chuyển hàng hoá,
    từ người sản xuất đến người tiêu dùng với điều kiện hiệu quả tối đa.
    Theo quan điểm của các nhà kinh tế: Tiêu thụ là giai đoạn cuối của quá trình
    sản xuất kinh doanh, thông qua tiêu thụ mà thực hiện được giá trị và giá trị sử dụng
    của sản phẩm.
    Ngoài ra còn có rất nhiều quan điểm khác nhau về hoạt động tiêu thụ sản
    phẩm được tiếp cận dưới rất nhiều khía cạnh khác nhau.
    Đặc trưng lớn nhất của tiêu thụ hàng hoá là sản xuất ra để bán. Do đó khâu
    tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu cực kỳ quan trọng trong quá trình tái
    sản xuất xã hội. Đây là cầu nối trung gian giữa khâu sản xuất và tiêu dùng. Quá
    trình tiêu thụ chỉ kết thúc khi quá trình thanh toán giữa người mua và người bán
    diễn ra nhằm chuyển quyền sở hữu hàng hoá. Để đáp ứng nhu cầu khách hàng về
    sản phẩm, doanh nghiệp phải thực hiện rất nhiều nghiệp vụ sản xuất ở các khâu
    bao gồm: phân loại, lên nhãn hiệu bao bì, bao gói và chuẩn bị các lô hàng để xuất
    bán và vận chuyển theo yêu cầu của các khách hàng. Để thực hiện các nghiệp vụ
    này, các doanh nghiệp phải tổ chức lao động hợp lý ở nhiều công đoạn. Đặc biệt là
    lao động trực tiếp ở các kho hàng hoá và phân loại sản phẩm của doanh nghiệp.
    Như vậy tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các giải pháp nghiên cứu và nắm bắt
    nhu cầu thị trường. Nó bao gồm các hoạt động: tạo nguồn, chuẩn bị hàng hoá, tổ
    chức mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng với nhiều hoạt động phụ trợ cho việc
    thực hiện sau bán hàng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...