Luận Văn Giải pháp Marketing cho việc phát triển xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam những năm t

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 25/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời Nói đầu
    Để thực hiện thắng lợi chiến lược Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá hướng mạnh vào xuất khẩu của nước nhà, Việt Nam đã, đang và còn phải nỗ lực rất nhiều trong lộ trình hội nhập kinh tế khu vực cũng như thế giới. Để xuất khẩu tăng nhanh trong thời gian tới, Việt Nam chủ trương kết hợp xuất khẩu những mặt hàng truyền thống như hàng nông, lâm, thuỷ sản, khoáng sản, hàng giày dép, dệt may, và một số hàng có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao như ôtô, xe máy, hàng điện tử và dịch vụ phần mềm.
    Hàng thuỷ sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam, có khả năng cạnh tranh và triển vọng phát triển, đồng thời góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước, xuất khẩu thu ngoại tệ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản năm 2002 đạt 2,014 tỷ USD, tăng 0,7% so với kế hoạch và 13,31% so với năm 2001, nộp ngân sách nhà nước 1400 tỷ đồng, tiếp tục đứng vị trí thứ 3 về giá trị kim ngạch xuất khẩu của Đất nước.
    Trong thời gian trung hạn tới, nhiều khả năng sẽ có những thay đổi thứ hạng các mặt hàng xuất khẩu chính yếu của Việt Nam. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng, thuỷ sản sẽ vẫn là một trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Đất nước. Đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản cả về số lượng và chất lượng đang là yêu cầu cấp thiết của Nhà nước ta, là vấn đề cập nhật cao đang được nhiều người quan tâm.
    ý thức được tình hình thực tế đó, em đã quyết định chọn đề tài “Giải pháp marketing cho việc phát triển xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam những năm tới” cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Đề tài được bố cục thành 3 chương như sau :
    Chương 1 : Tổng quan thị trường thuỷ sản thế giới và lý luận chung về marketing xuất khẩu.
    Chương 2 : Đánh giá thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam những năm qua.
    Chương 3 : Định hướng và giải pháp marketing trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam những năm tới.
    Do những hạn chế về tài liệu, về thời gian và khả năng của người viết, đề tài khoá luận khó tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Tác giả mong nhận được sự chỉ dẫn kịp thời của các thầy cô giáo trong trường cùng ý kiến đóng góp của đông đảo độc giả. Nhân dịp này, người viết xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với tất cả các thầy cô đã tận tình truyền đạt kiến thức trong các năm học vừa qua. Đặc biệt, người viết xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Trung Vãn-người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ người viết thực hiện đề tài này.

    Mục Lục.

    Lời Nói đầu 5
    Chương 1 : Tổng quan thị trường thuỷ sản thế giới và lý luận chung về marketing xuất khẩu. 7
    1. Tổng quan thị trường thuỷ sản thế giới. 7
    1.1. Tình hình tiêu thụ thuỷ sản của thế giới. 7
    1.1.1. Mức tiêu thụ của toàn thế giới những năm qua. 7
    1.1.2. Mức tiêu thụ của những nước chủ yếu. 8
    1.2. Sản xuất hàng thuỷ sản của thế giới. 9
    1.2.1. Mức sản lượng của toàn thế giới. 9
    1.2.2. Những nước sản xuất chủ yếu. 11
    1.3. Tình hình nhập khẩu thuỷ sản của thế giới. 12
    1.3.1. Mức nhập khẩu của thế giới. 13
    1.3.2. Mức nhập khẩu và cơ cấu nhập khẩu của những nước nhập khẩu chủ yếu. 13
    1.4. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của thế giới. 16
    1.4.1. Khả năng cung cấp của các nước xuất khẩu. 16
    1.4.2. Khả năng cạnh tranh của các nước xuất khẩu. 17
    1.5. Diễn biến giá quốc tế hàng thuỷ sản. 19
    1.6. Dự báo thị trường thuỷ sản thế giới trong những năm tới. 20
    1.6.1. Tình hình sản xuất. 20
    1.6.2. Tình hình tiêu thụ. 21
    1.6.3. Tình hình buôn bán hàng thuỷ sản. 23
    1.6.4. Diễn biến giá cả. 24
    2. Lý luận chung về marketing xuất khẩu. 24
    2.1. Bản chất của marketing xuất khẩu. 24
    2.1.1. Khái niệm về Marketing. 25
    2.1.2. Khái niệm và bản chất của marketing quốc tế trong hoạt động xuất khẩu. 26
    2.2. Chiến lược marketing xuất khẩu. 28
    2.2.1. Chiến lược Marketing. 28
    2.2.2. Chiến lược marketing trong hoạt động xuất khẩu. 29
    3. Các bước tư duy và hành động của marketing quốc tế trong xuất khẩu. 30
    3.1. Nghiên cứu thị trường, nắm vững nhu cầu và cầu. 30
    3.2. Phân tích SWOT và lựa chọn thị trường xuất khẩu mục tiêu. 31
    3.3. Quyết định chiến lược marketing hỗn hợp hướng tới thị trường xuất khẩu. 33
    3.3.1. Chiến lược sản phẩm xuất khẩu. 33
    3.3.2. Chiến lược giá trên thị trường xuất khẩu. 34
    3.3.3. Chiến lược phân phối sản phẩm. 36
    3.3.4. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong xuất khẩu. 38
    3.4. Chọn phương pháp thâm nhập thị trường xuất khẩu mục tiêu. 39
    chương 2: Đánh giá thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam những năm qua 42
    1. KháI quát tình hình sản xuất và chế biến thuỷ sản. 42
    1.1. Tình hình sản xuất thuỷ sản. 42
    1.2. Tình hình chế biến thuỷ sản. 43
    2. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam thời gian qua. 44
    2.1. Số lượng và kim ngạch xuất khẩu. 44
    2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu. 45
    2.3. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. 48
    2.4. Giá cả xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. 50
    3. Đánh giá năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. 52
    3.1. Nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu 52
    3.2. Chất lượng sản phẩm xuất khẩu. 54
    3.3. Giá mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu. 55
    3.4. Vị thế xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam so với các nước xuất khẩu chủ yếu. 57
    4. Những vấn đề đang đặt ra cho xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian tới. 58
    4.1. Những khó khăn và thách thức. 58
    4.2. Cơ hội phát triển. 60
    5. Đặc điểm các thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam. 62
    5.1. Thị trường Nhật Bản. 62
    5.1.1. Một số thách thức khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản. 62
    5.1.2. Nhu cầu về nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản. 63
    5.1.3. Đặc điểm tiêu dùng của người dân Nhật Bản. 64
    5.2. Thị trường Mỹ. 66
    5.2.1. Khái quát chung. 66
    5.2.2. Nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ. 67
    5.2.3. Đặc điểm khách hàng và người tiêu dùng Mỹ. 68
    5.2.4. Các vấn đề cản trở trong buôn bán thuỷ sản với Mỹ. 70
    5.3. Thị trường EU. 71
    5.3.1. Một số đặc điểm chung về nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của thị trường EU. 71
    5.3.2. Sản phẩm thuỷ sản sinh thái đối với thị trường Châu Âu. 72
    5.3.3. Sơ lược diện mạo một số thị trường thủy sản lớn của EU. 73
    5.4. Thị trường Trung Quốc. 75
    5.4.1. Một số đặc điểm khái quát. 75
    5.4.2. Đặc điểm và nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của Trung Quốc. 76
    5.4.3. Xu hướng tiêu thụ thuỷ sản ở Trung Quốc trong những năm tới. 78
    Chương 3: Định hướng và giảI pháp marketing trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam những năm tới 80
    1. kinh nghiệm xuất khẩu thuỷ sản thành công của một số nước. 80
    1.1. Quản lý và kiểm tra chất lượng thuỷ sản xuất khẩu ở Thái Lan – Một mô hình thành công có thể áp dụng cho các nước đang phát triển. 80
    1.2. Sự chuẩn bị cho tương lai của ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu Trung Quốc. 84
    2. định hướng chiến lược xuất khẩu thuỷ sản của việt nam trong thời gian tới. 87
    2.1. Mục tiêu chiến lược marketing trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. 87
    2.2. Những định hướng cơ bản trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. 88
    2.2.1. Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. 88
    2.2.2. Tiếp tục đa dạng hoá thị trường xuất khẩu. 89
    2.2.3. phát triển thêm nhiều mặt hàng thuỷ sản mới cho xuất khẩu. 94
    2.2.4. Nâng cao vị thế cạnh tranh trong xuất khẩu thuỷ sản. 95
    3. GiảI pháp marketing nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản. 97
    3.1. Giải pháp về chiến lược sản phẩm đối với hoạt động xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam. 97
    3.1.1. Giải pháp về chất lượng sản phẩm. 97
    3.1.2. Giải pháp về chủng loại sản phẩm. 101
    3.2. Giải pháp về chiến lược giá cả trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. 104
    3.3. Giải pháp về chiến lược phân phối trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. 106
    3.4. Giải pháp về chiến lược yểm trợ xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. 108
    3.5. Giải pháp về chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. 110
    4. một số kiến nghị về chính sách phát triển xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. 112
    4.1. Đẩy mạnh hệ thống xúc tiến thương mại quốc tế cấp Nhà nước, hỗ trợ người sản xuất và các doanh nghiệp xuất khẩu. 112
    4.2. Tăng cường vai trò của các trung tâm thông tin nhằm cập nhật tốt thông tin thị trường. 115
    4.3. Thực hiện chính sách đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại. 115
    4.4. Đa dạng hoá các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu và vận dụng linh hoạt các phương thức mua bán quốc tế. 116
    Kết luận 118
    Nguồn TàI liệu tham khảo 119
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...