Luận Văn Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1.
    Cơ sở hình thành:
    Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng phát triển thì con người tiến đến những nhu cầu cao hơn như giải trí, thể hiện mình, thời trang, Trong đó giải trí là một nhu cầu tinh thần không thể thiếu. Trong các phương thức giải trí thì du lịch là một phương thức khá hữu hiệu và được ưa chuộng nhất ngày nay. Nó vừa giúp chúng ta thư giãn đầu óc sau thời gian lao động, học tập mệt mỏi và căng thẳng, vừa giúp chúng ta hiểu thêm về văn hóa và các thắng cảnh đẹp. Ngày càng nhiều loại hình du lịch ra đời nên du khách càng có nhiều lựa chọn cho chuyến du lịch của mình. Trong đó du lịch sinh thái là một loại hình phổ biến ở các tỉnh miền Tây nam bộ hiện nay. Với những cảnh đẹp, những thú vui rất tự nhiên, du khách sẽ có sự thoải mái nhẹ nhàng khi đến với các khu du lịch sinh thái.
    Miền Tây nam bộ nói chung và tỉnh An Giang nói riêng, có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch sinh thái. Điển hình là An Giang, được nổi tiếng với biệt danh vùng Bảy núi hùng vĩ nhưng vẫn chưa được khai thác có hiệu quả, chưa được khai thác triệt để. Không chỉ nổi tiếng và được nhiều người biết đến với những ngọn núi đẹp, nổi tiếng mà An Giang còn có những tiềm năng du lịch khác như các khu di tích lịch sử, chùa chiền, rừng sinh thái, Trong số đó, rừng tràm Trà Sư là một khu du lịch có tiềm năng nhưng vẫn chưa được khai thác có hiệu quả.
    Rừng tràm Trà Sư là một khu rừng đặc dụng có diện tích gần 1.500 ha, với hơn 100 loài động vật hoang dã (nhiều loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ), 23 loài cá, 140 loài thực vật phong phú; lại nằm trên tuyến du lịch liên hoàn với các khu du lịch núi Sam, núi Cấm, đồi Tức Dụp . Rừng tràm Trà Sư thuộc xã Văn Giáo, Tịnh Biên, có nhiều lợi thế để phát triển du lịch sinh thái - loại hình du lịch rất được ưa chuộng hiện nay. Không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp hoang sơ với quần thể thực, động vật phong phú, nơi đây còn được được đánh giá là khu rừng có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác bảo tồn thiên nhiên. “Tuy nhiên, do tour tuyến còn đơn giản, chưa có nhiều loại hình vui chơi giải trí nên khó “giữ chân” khách du lịch. Bên cạnh đó, còn có nhiều khó khăn như: nguồn nhân lực mỏng, khu vực ăn uống nhỏ hẹp, không thể phục vụ đồng thời số lượng khách lớn; phương tiện phục vụ du lịch vừa ít vừa không đạt chuẩn; nhân viên chưa có nghiệp vụ về du lịch nên phong cách phục vụ khách còn thiếu chuyên nghiệp; nhiều người dân vào săn bắt động vật trái phép làm ảnh hưởng đến sinh thái . Đây cũng là những nguyên nhân làm cho du khách chưa “mặn mà” với rừng tràm Trà Sư”1
    Để khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư phát triển tương xứng với tiềm năng thì cần phải có một kế hoạch phát triển lâu dài nhưng trước hết cần phải nghiên cứu những khó khăn, hạn chế và những tiềm năng cần đầu tư phát triển. Xuất phát từ nhu cầu đó nên đề tài “Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư” được tiến hành.
    1 http://www.angiang.gov.vn
    Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư
    GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú
    2
    1.2.
    Mục tiêu nghiên cứu
    - Thực trạng khu du lịch sinh thái RTTS
    -
    Xác định những khó khăn đang tồn tại của khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư.
    -
    Xác định những lợi thế của khu du lịch có thể phát triển thành sản phẩm du lịch.
    => Thông qua đó đề ra một số giải pháp Marketing để phát triển khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư.
    1.3. Phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu là khu du lịch sinh thái RTTS
    Thời gian nghiên cứu dự tính từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2010.
    1.4. Ý nghĩa:
    Đề tài giúp đưa lý thuyết marketing vào thực tiễn, đồng thời thông qua đó còn chứng minh các cơ sở lý thuyết của Marketing. Kết quả nghiên cứu của đề tài còn là tài liệu tham khảo cho những đề án phát triển khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư sau này.

    MỤC LỤC
    CHƯƠNG I – GIỚI THIỆU .1
    1.1. Cơ sở hình thành: .1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.3. Phạm vi nghiên cứu: 2
    1.4. Ý nghĩa: .2
    CHƯƠNG II - CƠ SỞ LÝ LUẬN .3
    2.1. Tổng quan về du lịch: 3
    2.1.1 Tình hình du lịch Việt Nam: 3
    2.1.2. Tình hình du lịch An Giang 5
    2.1.3. Khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư .6
    2.2. Du lịch và du lịch sinh thái 7
    2.3. Các khái niệm liên quan 8
    2.4. Marketing du lịch .8
    2.5. Nghiên cứu trước .9
    2.6. Mô hình nghiên cứu .10
    CHƯƠNG III - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
    3.1. Tiến độ các bước thực hiện nghiên cứu: 11
    3.2. Thiết kế nghiên cứu: 11
    3.2.1. Phương pháp phân tích lý thuyết: .11
    3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu: 11
    3.3. Các bước nghiên cứu .12
    3.3.1. Nghiên cứu sơ bộ: .12
    3.3.2. Nghiên cứu chính thức: 13
    3.4. Mô hình quy trình nghiên cứu .14
    3.5. Mẫu: .15
    3.5.1. Phương pháp chọn mẫu 15
    3.5.2. Cỡ mẫu: 15
    CHƯƠNG IV - THỰC TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI RỪNG TRÀM TRÀ SƯ .16
    4.1. Cơ sở du lịch 16
    4.1.1. Cơ sở hạ tầng 16
    4.1.2. Cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch 16
    4.1.3. Tài nguyên du lịch 17
    4.1.4. Nguồn nhân lực và vốn đầu tư 17
    4.1.5. Thực trạng ứng dụng Marketing trong khu du lịch sinh thái RTTS .18
    4.2. Các yếu tố tác động đến khu du lịch sinh thái RTTS 18
    4.2.1. Các yếu tố kinh tế .18
    ` 4.2.2. Các yếu tố về chính trị - pháp luật 19
    4.2.3. Các yếu tố tự nhiên .19
    4.3. Thực trạng kinh doanh .19
    4.3.1. Số lượng khách .19
    Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư
    4.3.2. Cơ cấu nguồn khách .20
    4.4. Đánh giá của du khách .20
    4.4.1. Thông tin mẫu .20
    4.4.2. Ý kiến đánh giá về nguồn tài nguyên du lịch của RTTS: .22
    4.4.3. Ý kiến về các loại hình vui chơi giải trí tại đây: .22
    4.4.4. Ý kiến của du khách về thái độ của nhân viên: 23
    4.4.5. Ý kiến về các món ăn tại RTTS: .24
    4.4.6. Mùa du khách thích đến RTTS và loại hình giải trí ưa thích: 24
    4.4.7. Du khách thường đến RTTS với ai: 25
    CHƯƠNG V - GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH SINH THÁI RỪNG TRÀM TRÀ SƯ 26
    5.1. Quan điểm,vai trò và mục tiêu phát triển 26
    5.1.1. Quan điểm phát triển 26
    5.1.2. Vị trí, vai trò .26
    5.1.3. Mục tiêu phát triển 26
    5.2. Ma trận SWOT 26
    5.2.1. Những cơ hội và nguy cơ .26
    5.2.1.1. Cơ hội phát triển: 26
    5.2.1.2. Nguy cơ cần tránh: 27
    5.2.2. Những điểm mạnh và điểm yếu 28
    5.2.2.1. Điểm mạnh: .28
    5.2.2.2. Điểm yếu: .28
    5.2.3. Mô hình ma trận SWOT và các chiến lược đề xuất 29
    5.3. Giải pháp Marketing nhằm phát triển khu du lịch sinh thái RTTS .30
    5.3.1. Công tác nghiên cứu thị trường 30
    5.3.2. Phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu .30
    5.3.3. Xây dựng chiến lược Marketing Mix .31
    5.3.3.1. Chiến lược sản phẩm – P1 .31
    5.3.3.2. Chiến lược giá – P2 .32
    5.3.3.3. Chiến lược phân phối – P3 33
    5.3.3.4. Chiến lược chiêu thị - P4 .33
    5.3.4. Các giải pháp hỗ trợ 34
    CHƯƠNG VI – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35
    6.1. Kết luận 35
    6.2. Kiến nghị .35
    PHỤ LỤC 36
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
    GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú 45
    DANH MỤC HÌNH
    Hình 2.1. Cảnh quang RTTS nhìn từ đài quan sát .6
    Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu .11
    Hình 3.1 : Mô hình biểu diễn trình tự nghiên cứu 15
    Hình 4.1. Cơ cấu nguồn khách đến RTTS qua các năm 21
    Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu mẫu theo giới tính .22
    Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện cơ cấu mẫu theo địa phương .22
    Hình 4.4. Nhận định RTTS có tài nguyên du lịch phong phú .23
    Hình 4.5. Biểu đồ biểu diễn các lạo hình vui chơi giải trí ở RTTS là đa dạng 23
    Hình 4.6. Biểu đồ biểu diễn mức độ hấp dẫn của các loại hình vui chơi giải trí .24
    Hình 4.7. Biểu đồ thể hiện ý kiến của du khách về mức độ nhiệt tình nhân viên .24
    Hình 4.8. Biểu đồ thể hiện đánh giá của du khách về các món ăn tại đây .25
    Hình 4.9. Biểu đồ thể hiện mùa du khách thích đên RTTS .25
    Hình 4.10. Biểu đồ biểu diễn loại hình giải trí du khách ưa thích .26
    Hình 4.11. Biểu đồ biểu diễn nhóm du khách thường đến đây 26
    DANH MỤC BẢNG
    Bảng 2.1: Số lượng khách du lịch hàng năm .4
    Bảng 2.2: Thu nhập du lịch Việt Nam 5
    Bảng 3.1: Tiến độ các bước nghiên cứu1 2
    Bảng 4.1. Nguồn nhân lực hiện tại của khu du lịch sinh thái RTTS .18
    Bảng 4.2. Thông tin mẫu 21
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...