Tiến Sĩ Giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản các huyện phía nam thành

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 6/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
    NĂM 2014


    MỤC LỤC

    Lời cam đoan ii
    Lời cảm ơn iii
    Mục lục iv
    Danh mục từ viết tắt vii
    Danh mục bảng viii
    Danh mục sơ đồ và biểu đồ x
    MỞ ĐẦU 1
    1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    2 Mục tiêu nghiên cứu 2
    3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    4 Đóng góp mới của đề tài 3

    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5
    1.1 Cơ sở lý luận về giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản 5
    1.1.1 Phát triển nuôi trồng thuỷ sản 5
    1.1.2 Môi trường nuôi trồng thuỷ sản 9
    1.1.3 Giải pháp kinh tế nhằm bảo vệ môi trường nuôi trồng thuỷ sản 12
    1.1.4 Quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản 17
    1.1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nuôi trồng thuỷ sản 23
    1.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản 25
    1.2 Cơ sở thực tiễn 29
    1.2.1 Giải pháp quản lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới 29
    1.2.2 Giải pháp quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam 32
    1.2.3 Bài học kinh nghiệm 37
    1.2.4 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 38
    TÓM TẮT CHƯƠNG 1 40


    CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
    2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 42
    2.1.1 Điều kiện tự nhiên 42
    2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 44
    2.1.3 Thuận lợi và khó khăn 47
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 48
    2.2.1 Phương pháp tiếp cận và khung phân tích 48
    2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu, thông tin 51
    2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 53
    2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu, thông tin 54
    2.2.5 Hàm sản xuất 55
    2.2.6 Mô hình logit 57
    2.2.7 Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức 59
    2.2.8 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 60
    TÓM TẮT CHƯƠNG 2 61


    CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CHO PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN CÁC
    HUYỆN PHÍA NAM THÀNH PHỐ HÀ NỘI
    63
    3.1 Thực trạng nuôi trồng thuỷ sản các huyện phía Nam Thành phố Hà Nội 63
    3.1.1 Tổng quan tình hình phát triển nuôi trồng thuỷ sản của các huyện 63
    3.1.2 Thực trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở các điểm nghiên cứu 65
    3.1.3 Đánh giá chung ngành nuôi trồng thuỷ sản các huyện phía Nam thành phố Hà Nội 74
    3.2 Ô nhiễm môi trường nuôi trồng thuỷ sản các huyện phía Nam Hà Nội 76
    3.2.1 Hiện trạng môi trường nước 76
    3.2.2 Đánh giá môi trường nước ở cấp hộ 79
    3.2.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến nuôi trồng thủy sản của các hộ 80
    3.2.4 Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nuôi trồng thủy sản 85
    3.3 Thực trạng giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng nghiên cứu 90
    3.3.1 Các giải pháp kinh tế nhằm bảo vệ môi trường nuôi trồng thuỷ sản 90
    3.3.2 Các giải pháp quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thủy sản 92
    3.3.3 Đánh giá chung về thực hiện các giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản 104
    3.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản 107
    3.4.1 Chính sách về bảo vệ môi trường 107
    3.4.2 Nhân lực tham gia quản lý môi trường 109
    3.4.3 Hỗ trợ kỹ thuật phục vụ công tác quản lý môi trường 110
    3.4.4 Vốn đầu tư cho quản lý môi trường 112
    3.4.5 Cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản 113
    3.4.6 Các yếu tố liên quan đến hộ, trang trại nuôi trồng thuỷ sản 114
    3.4.7 Quan hệ thị trường 115
    TÓM TẮT CHƯƠNG 3 117


    CHƯƠNG 4 HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CHO PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁC HUYỆN PHÍA NAM THÀNH PHỐ HÀ NỘI 119
    4.1 Cơ sở khoa học đề xuất giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thủy sản 119
    4.1.1 Quan điểm, định hướng phát triển và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nuôi trồng thuỷ sản 119
    4.1.2 Mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản 122
    4.1.3 Căn cứ đề xuất và hoàn thiện các giải pháp 122
    4.2 Đề xuất và hoàn thiện giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thủy sản các huyện phía Nam thành phố Hà Nội 124
    4.2.1 Các giải pháp kinh tế nhằm bảo vệ môi trường nuôi trồng thuỷ sản 124
    4.2.2 Các giải pháp quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản 131
    TÓM TẮT CHƯƠNG 4 142
    KẾT LUẬN 144
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 147
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 148
    PHỤ LỤC 153

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Thuỷ sản là một trong những ngành hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn của kinh tế Việt Nam (đứng vị trí thứ tư về kim ngạch xuất khẩu, sau dầu thô, da giầy và dệt may); góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội, tham gia tích cực vào chương trình xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn. Ngành thuỷ sản có đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    Sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đã đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng thế giới, đặc biệt là các nước có thị trường lớn và yêu cầu
    cao về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc Tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản đã đạt được tốc độ cao, đem lại nguồn thu ngoại tệ không nhỏ cho quốc gia (Nguyễn Kim Phúc, 2010). Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thực tế, phát triển nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) của Hà Nội đang ở mức thấp hơn so với mức chung, chưa tương xứng với
    tiềm năng hiện có. Mặt khác, sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản một cách tự phát, ồ ạt cũng đã dẫn đến nhiều vấn đề bất cập, làm cho không gian của hệ thống mặt nước nuôi thuỷ sản bị chia cắt, manh mún, môi trường nuôi thuỷ sản đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguồn lợi thuỷ sản trong những năm gần đây bị giảm sút, một bộ phận không nhỏ dân cư có đời sống thấp và bấp bênh. Hầu hết các hộ NTTS sử dụng trực tiếp nguồn nước tự nhiên cho nuôi trồng mà không qua kiểm tra chất lượng đầu vào, nước thải không xử lý mà xả thải trực tiếp ra môi trường, việc sử
    dụng hoá chất và chất kháng sinh một cách tuỳ tiện, việc quản lý chất thải rắn kém hiệu quả, môi trường không khí đặc biệt vào thời điểm thu hoạch sản phẩm bị ô
    nhiễm lớn. Đây là những vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường bức xúc cần giả quyết và nó có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
    Mặc dù các cấp, các ngành, các địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện quản lý và bảo vệ môi trường (BVMT), nhưng tình trạng vi phạm các quy định quản lý môi trường, gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm nước trong NTTS đang là một trong những vấn đề rất đáng lo ngại. Nhiều biện pháp hành chính và kinh tế đã và đang được sử dụng để BVMT song thực sự chưa đạt được hiệu quả. Trong quá trình triển khai, thực hiện đã nổi lên một số vấn đề nổi cộm: tình hình qui hoạch phát triển NTTS chưa đồng bộ, còn hạn chếHệ thống văn
    bản quy phạm pháp luật còn thiếu và yếu, chưa đồng bộ; các chế tài xử phạt về vi phạm về môi trường chưa được thực hiện; hầu hết các công cụ quản lý chỉ mới dừng lại mức xử phạt hành chính chưa đưa ra xử lý theo Bộ Luật Hình sự; việc vi phạm về ô nhiễm môi trường trong NTTS ngày càng gia tăng cả về số lượng và ngày càng nghiêm trọng, hộ NTTS sản xuất manh mún và nhỏ lẻ cũng làm cho việc quản lý khó khăn hơn, Làm thế nào để tăng cường quản lý hữu hiệu đối với NTTS để từ đó làm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường, góp phần đảm bảo phát
    triển bền vững ngành NTTS nói riêng, kinh tế đất nước nói chung đang là vấn đề cần được quan tâm của tất cả các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương và của người dân trong toàn xã hội. Vì vậy, tôi tiến hành lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản các huyện phía Nam thành phố Hà Nội
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu chung
    Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản và việc thực hiện các giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển NTTS ở các huyện phía Nam thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất và hoàn thiện các giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển NTTS trong thời gian tới nhằm đảm bảo phát triển bền vững ngành NTTS vùng nghiên cứu.
    Mục tiêu cụ thể
    - Luận giải cơ sở khoa học về giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển NTTS trong điều kiện hiện nay;
    - Đánh giá thực trạng phát triển NTTS, ô nhiễm môi trường (ÔNMT) NTTS, thực trạng mối quan hệ giữa NTTS và ÔNMT và tình hình thực hiện các giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển NTTS tại các huyện phía Nam thành phố Hà Nội;
    - Nghiên cứu đề xuất và hoàn thiện hệ thống các giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển NTTS các huyện phía Nam Hà Nội thời gian tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...