Luận Văn Giải pháp kinh tế giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất và chế biến bột dong xã Tứ Dân

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word dài 72 trang



    Phần I: Mở đầu
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Môi trường hiện nay đang là tâm điểm của mọi sự quan tâm, toàn thế giới kêu gọi bảo vệ môi trường, nguyên nhân là do tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày một gia tăng, trái đất đang nóng dần, đất và nước bị ô nhiễm, tầng ozon bị thủng, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn tất cả đều ảnh hưởng tới đời sống của con người. Ngày nay công nghiệp chế biến phát triển mạnh kéo theo sự gia tăng lượng thải: khí thải, chất thải, nước thải làm cho môi trường xuống cấp đe dọa tới mọi mặt của xã hội.
    Nước ta hiện nay có rất nhiều làng nghề truyền thống trong đó có nhiều làng nghề sản xuất và chế biến đặc biệt là chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp. Đi kèm với sự nâng cao thu nhập cho người dân, giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho người nông dân thì một hệ quả kéo theo đó là chất thải từ sản xuất và chế biến không được xử lý gây ra ô nhiễm môi trường tại địa bàn làng nghề và các khu vực lân cận.
    Chất thải làng nghề không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng đất, nước, khí hậu làm ảnh hưởng tới năng suất trồng trọt, mà nghiêm trọng hơn ô nhiễm môi trường còn gây nguy hiểm cho con người. Ảnh hưởng trực tiếp tới hệ hô hấp, mắt, gây ra các căn bệnh như ung thư, khối u Những chất thải tùy loại, mức độ mà gây ảnh hưởng tới đời sống của con người. Một thực tế đáng buồn là đã từng có làng ung thư ở Phú Thọ do công ty hóa chất và phân bón Lâm Thao tạo ra, đó là một ví dụ điểm hình cho ô nhiễm môi trường tại nước ta.
    Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm ở các làng nghề như hiện nay? Nguyên nhân từ nhiều phía. Do quy mô sản xuất nhỏ lẻ nên không có điều kiện và vốn để đầu tư xử lý chất thải; công nghê sản xuất lạc hậu; sự kém hiểu biết của người dân; chính sách bảo vệ môi trường chưa chặt chẽ và thống nhất; sự thờ ơ, thiếu quan tâm của các cấp chính quyền. Tất cả đều kìm hãm sự phát triển của làng nghề và làm giảm đi chất lượng sản phẩm cũng như thương hiệu và uy tín về sản phẩm trên thị trường, và quan trọng hơn đó là môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp tới con ngời và xã hội.
    Làng nghề sản xuất và chế biến bột dong tại xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên cũng đang trong tình trạng ô nhiễm. Nghề làm bột ở đây đã có từ rất lâu , khi sản xuất bột dong ra đời đã giúp rất nhiều cho cuộc sống của người dân nơi đây. Nhưng hiện nay tình trạng ô nhiễm đang ảnh hưởng lớn tới người dân trong xã và các xã lân cận cả thành phố Hưng Yên cũng bị ảnh hưởng bởi chất thải của làng nghề này.
    Vấn đề đặt ra là làm thế nào giảm thiểu ô nhiễm môi trường đồng thời người dân vẫn mở rộng sản xuất và xây dựng cho bột dong nơi đây một thương hiệu mạnh và bền vững? Những giải pháp nào khả thi nhất để hạn chế tác hại của ô nhiễm môi trường đã gây ra? Giải pháp nào để chính người dân thực hiện bảo vệ môi trường sống và làm việc của mình? Xuất phát từ thực tế trên tôi lựa chọn đề tài “ Giải pháp kinh tế giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất và chế biến bột dong xã Tứ Dân huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên” nhằm tìm được giải pháp thực tế nhất.
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    · Mục tiêu chung: đánh giá thực trạng ô nhiễm từ hoạt động sản xuất và chế biến bột dong, đề xuất các giải pháp kinh tế phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất và chế biến bột dong ở xã Tứ Dân huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên.
    · Mục tiêu cụ thể:
    - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về làng nghề và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề.
    - Thực trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn từ hoạt động sản xuất và chế biến bột dong.
    - Các yếu tố gây ra ô nhiễm môi trường.
    - Phân tích tình hình sử dụng các biện pháp kinh tế nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
    - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các biện pháp kinh tế qua đó giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn.
    1.3. Câu hỏi nghiên cứu
    · Những yếu tố nào dẫn tới ô nhiễm trường ở địa bàn?
    · Sản xuất bột ở xã Tứ Dân đã gây ra ô nhiễm môi trường và gây ra ảnh hưởng như thế nào tới dân cư địa bàn xã và lân cận?
    · Chính quyền địa phương, các hộ gia đình, các tổ chức xã hội đã có những biện pháp gì để giảm thiểu ô nhiễm môi trường?
    · Cần có những biện pháp gì để nâng cao hiệu quả sử dụng các biện pháp kinh tế góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường?
    1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    · Đối tượng:
    - Các hộ nông dân sản xuất và chế biến bột dong tại xã Tứ Dân huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên.
    - Qúa trình phát thải gây ô nhiễm môi trường.
    - Nghiên cứu các giải pháp.
    · Phạm vi nghiên cứu:
    - Phạm vi nội dung: tập trung phân tích các yếu tố gây ra ô nhiễm, thực trạng ô nhiễm và các hậu quả kéo theo; nghiên cứu các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề sản xuất và chế biến bột dong.
    - Phạm vi không gian: làng nghề sản xuất và chế biến bột thuộc hai thôn Phương Đường và Phương Trù xã Tứ Dân huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên.
    - Phạm vi thời gian: số liệu tình hình chung của địa phương từ năm 2009 tới năm 2011; Số liệu điều tra hộ năm 2011; thời gian hoàn thành khóa luận từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 5 năm 2012.

    Phần II: Cơ sở thực tiễn và lý luận về đề tài
    2.1. Cơ sở lý luận
    2.1.1. Một số khái niệm
    Môi trường
    Ô nhiễm môi trường
    Sản xuất
    Chế biến
    2.1.1.1. Khái niệm môi trường
    “Môi trường là hậu quả của quá khứ có tác động ảnh hưởng đến hiện tại nhưng có ý nghĩa quyết định tương lai”.
    Đầu tiên môi trường được hiểu là tất cả những yếu tố tự nhiên và vật chất bao quanh chúng ta, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật (tại khoản 1, điều 3 Luật BVMT Việt Nam, 2005).
    Bách khoa toàn thư về môi trường (1994) đưa ra một định nghĩa ngắn gọn và đầy đủ hơn về môi trường: “Môi trường là tổng thể các thành tố sinh thái tự nhiên, xã hội - nhân văn, các điều kiện tác động trực tiếp hay gián tiếp lên phát triển, lên đời sống và hoạt động của con người trong thời gian bất kỳ”.
    Như vậy môi trường là nơi con ngươi tồn tại bằng cách sống, lao động, học tập, giao tiếp với mọi người thông qua tất cả những yếu tố xung quanh chúng ta. Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật, là nơi cung cấp tài nguyên, nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất. Nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Thế hệ hiện tại cần phải bảo vệ môi trường không những cho hiện tại mà còn cho tương lai. Chính vì tầm quan trọng trên mà chất lượng môi trường là điều mà chúng ta đều cần phải quan tâm.
    2.1.1.2. Ô nhiễm môi trường
    Ô nhiễm là sự hiện diện của các vật chất ở các dạng lỏng, rắn, khí và năng lượng có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo với một hàm lượng vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn, làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường. Như vậy ô nhiễm môi trường là sự thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường. Ô nhiễm môi trường phụ thuộc vào hai yếu tố: tác động lý – hóa – sinh của chất thải và phản ứng của con người đối với tác động ấy.
    Ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Môi trường bị ô nhiễm do các tác nhân như chất thải dạng lỏng, rắn, khí chứa hóa chất hoặc các tác nhân vật lý, sinh, hóa học và các dạng năng lượng như bức xạ, nhiệt xạ
    Ô nhiễm môi trường được chia làm ba loại chính. Đó là ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường đất và ô nhiễm môi trường không khí.
    2.1.2. Mối quan hệ giữa sản xuất và chế biến nông sản với môi trường
    Hiện nay môi trường chịu tác động của rất nhiều yếu tố rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, các chất thải từ làng nghề . Tất cả khiến môi trường đang ngày một xuống cấp, một thực tế là ngay trong sản xuất nông nghiệp cũng gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Trong sản xuất nông nghiệp những loại phân hóa học, thuốc trừ sâu tồn dư trong đất, nước làm thoái hóa đất làm giảm sức sản xuất của đất, ô nhiễm nguồn nước, không khí. Trong sản xuất chế biến nông sản, để tạo ra các sản phẩm nông sản con người cũng thải ra môi trường rất nhiều phế thải gồm cả các chất thải rắn, lỏng, khí Những phế thải này nếu không được xử lý sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng tới môi trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...