Thạc Sĩ Giải pháp kiểm soát lạm phát ở việt nam trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài .1
    2. Đối tượng nghiên cứu .2
    3. Phương pháp nghiên cứu .2
    3.1.Phương pháp luận .2
    3.2. Phương pháp kỹ thuật 2
    4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
    CHƯƠNG I
    LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT .5
    1.1. Các quan điểm về lạm phát – đo lường lạm phát 5
    1.1.1. Các quan điểm về lạm phát .5
    1.1.2. Đo lường lạm phát 6
    1.2. Các loại lạm phát 8
    1.2.1. Lạm phát vừa phải 9
    1.2.2. Lạm phi mã 9
    1.2.3. Siêu lạm phát 9
    1.3. Nguyên nhân gây ra lạm phát 10
    1.3.1. Lạm phát cầu kéo 10
    1.3.2. Lạm phát chi phí đẩy 12
    1.4. Tác động của lạm phát .14
    1.4.1. Tác động tích cực .14
    1.4. 2. Tác động tiêu cực 14
    1.5. Kinh nghiệm kiểm soát lạm phát ở một số nước trên thế giới .17
    1.5.3 Kiểm soát lạm phát ở Hàn Quốc 17
    1.5.4. Kiểm soát lạm phát ở Nhật Bản 18 iv
    1.5.5. Kiểm soát lạm phát ở Thái Lan .18
    1.5.6. Kiểm soát lạm phát ở Trung Quốc 19
    1.6. Các nhóm giải pháp kiểm soát lạm phát ở các nước và bài học rút ra
    cho Việt Nam .20
    1.6.1. Các nhóm giải pháp kiểm soát lạm phát ở các nước 20
    1.6.2. Bài học kiểm soát lạm phát rút ra cho Việt Nam .22
    Kết luận chương I .23
    CHƯƠNG II
    THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG
    NĂM VỪA QUA .24
    2.1. Thực trạng kiểm soát lạm phát ở Việt Nam từ năm 1976 đến 2008 24
    2.1.1. Lạm phát và kiểm soát lạm phát trong giai đoạn 1976-1996 24
    2.1.2. Lạm phát và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam giai đoạn
    1997 đến 2003 31
    2.1.3. Tình hình lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2004 đến 2008 .36
    2.1.4. Đánh giá các biện pháp kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong thời
    gian qua .44
    2.2 Tác động của lạm phát tới các biến số kinh tế vĩ mô của Việt Nam 46
    2.2.1 Tác động của lạm phát đối với tăng tưởng kinh tế Việt Nam .46
    2.2.2 Tác động của lạm phát đối với tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam 49
    2.2.3 Tác động của lạm phát đối với cán cân thanh toán của Việt Nam 51
    2.3 Những nguyên nhân cơ bản gây lạm phát ở Việt Nam .53
    2.3.1 Xét trên góc độ cầu kéo .53
    2.3.2. Xét trên góc độ chi phí đẩy .58
    Kết luận chương II .66
    CHƯƠNG III v
    GIẢI PHÁP ĐỂ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM 65
    3.1 Dự báo lạm phát Việt Nam trong thời gian tới 65
    3.2 Các giải pháp kiểm soát lạm phát ở Việt Nam giai đoạn hiện nay .68
    3.2.1 Ngân hàng Nhà nước trong kiểm soát lạm phát .68
    3.2.2 Chính phủ kiểm soát lạm phát 74
    3.2.3 Những vấn đề cần phả có sự phối kết hợp đồng bộ 83
    3.2.4 Doanh nghiệp tự kiểm soát lạm phát 85
    Kết luận chương III 88
    KẾT LUẬN .89
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Lạm phát là một hiện tượng kinh tế vĩ mô cơ bản và hết sức quan trọng mà mọi quốc gia đều quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Lạm phát là một hiện tượng kinh tế phức tạp, xuất hiện khi nền kinh tế phát triển bị mất cân đối và thường gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nói đến lạm phát có thể nhiều người có cảm giác như quen thuộc và cho rằng đây là vấn đề đã gặp. Lạm phát lúc nào cũng là chủ đề mới cả, nó thay đổi liên tục, có khi tạm ổn, có khi giảm xuống, có khi lại lên cơn sốt, trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế xã hội lạm phát có những sắc thái riêng. Lạm phát mỗi lần xuất hiện đều mang theo một sức mạnh tiềm ẩn, làm rối loạn nền kinh tế, làm phức tạp xã hội, làm giảm mức sống của người dân và có thể nếu ở một mức độ nào đó lạm phát gây ra rối ren chính trị - xã hội. Kiểm soát lạm phát không phải là dễ dàng mà đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ và khôn ngoan.
    Vậy nền kinh tế nước ta trong những năm qua có lạm phát hay không, và nếu có là bao nhiêu, là cao hay thấp, mức lạm phát đó có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế, những nguyên nhân nào gây ra lạm phát ở nước ta, là những vấn đề cần phải làm sáng tỏ, để trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp thích hợp để kiểm soát lạm phát, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
    Vì vậy, mặc dù lạm phát là vấn đề phức tạp, có liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhưng tôi chọn "Giải pháp kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" làm luận văn bảo vệ học vị thạc sỹ kinh tế, với mong muốn bằng những kiến thức đã được học để phân tích diễn biến tình hình lạm phát ở nước ta trong thời gian qua và dự báo trong thời gian tới, qua đó đưa ra những giải pháp - 2 -
    nhằm kiểm soát lạm phát được tốt hơn và góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
    2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    Xuất phát từ lý do trên, đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề sau:
    - Nghiên cứu về tình hình kinh tế - xã hội của nước ta trong những năm qua.
    - Nghiên cứu tình hình lạm phát ở Việt Nam trong những năm qua, những tác động của lạm phát đến tình hình kinh tế xã hội của nước ta và những biện pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam.
    3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
    3.1. Phương pháp luận:
    Do vấn đề lạm phát có liên quan mật thiết đến nhiều vấn đề khác như tỷ giá, lãi suất, tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp, cán cân thanh toán thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính Nhà nước, tín dụng ngân hàng nên khi nghiên cứu lạm phát phải đặt trong mối quan hệ tương hỗ qua lại giữa các yếu tố, lĩnh vực trên. Do vậy, phương pháp luận chủ đạo của luận văn là vận dụng phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử.
    Tuy nhiên, vận dụng phương pháp nghiên cứu như thế nào đi nữa thì cũng không thể xa rời, thoát ly khỏi thực tiễn. Do vậy, phải căn cứ vào tình hình thực tiễn kinh tế - xã hội và hướng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Do vậy, phương pháp luận của luận văn là kết hợp lý luận và thực tế.
    3.2. Phương pháp kỹ thuật
    Luận văn đi vào thu thập các số liệu về lạm phát, tăng trưởng kinh tế, tỷ giá hối đoái, lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng và các số liệu cần thiết khác cho nghiên cứu. Những số liệu này được thu thập trên các phương tiện thông tin đại - 3 -
    chúng, đặc biệt là từ các bộ, ban, ngành. Dựa trên số liệu thống kê có được, luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hồi quy, để xử lý và biểu diễn số liệu có được theo các nội dung cần thiết. Để có thể thấy được vấn đề nghiên cứu có thể thay đổi như thế nào qua thời gian, luận văn sử dụng phương pháp so sánh - đối chiếu nhằm xem xét vấn đề trong mối tương quan, so sánh đối chiếu giữa những thời kỳ khác nhau.
    4. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
    Trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều bất ổn do chiến tranh, xung đột, thiên tai, đặc biệt là nạn khủng bố thì Việt Nam trong những năm gần đây được xem là điểm đến an toàn nhất, có tình hình chính trị ổn định nhất. Nếu như chúng ta tạo được một sự ổn định nữa về mặt kinh tế thì khả năng thu hút đầu tư nước ngoài là rất lớn, nhưng trước hết là tạo được một tâm lý ổn định trong nước, khuyến khích mọi tầng lớp dân cư an tâm làm ăn lâu dài vì quốc tế dân sinh, từ đó góp phần vào việc phát triển kinh tế một cách ổn định, bền vững.
    Để tạo được một sự ổn định về kinh tế, cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội. Trong đó, một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đặt ra là phải ổn định nền tài chính tiền tệ của quốc gia mà đặc biệt là vấn đề kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả tiền tệ để tăng trưởng ổn định, bền vững và có hiệu quả. Đặc biệt trong giai đoạn Việt Nam tham gia rộng hơn vào nền kinh tế thế giới như tham gia vào các tổ chức quốc tế như AFTA, WTO Mức độ hòa nhập nền kinh tế của nước ta cũng phải gánh chịu những tác động của kinh tế khu vực và thế giới ở một mức độ cao hơn bao giờ hết, mà như thế thì nền kinh tế của nước ta cũng phải gánh chịu những tác động của kinh tế khu vực và thế giới ở một mức độ cao hơn bao giờ hết.
    Do vậy, đề tài đi vào nghiên cứu lạm phát với mong muốn nắm vững hơn về diễn biến tình hình lạm phát ở Việt Nam thời gian và những nhân tố tác động - 4 -
    tới lạm phát để từ đó kiểm soát lạm phát tốt hơn, góp phần tạo nên một sự ổn định về kinh tế, cùng với sự ổn định chính trị giúp chúng ta thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đặt ra.
    Với những mục đích như trên, đề tài mang ý nghĩa thiết thực đối với công cuộc phát triển kinh tế hiện nay.
    Toàn bộ nội dung của đề tài được thể hiện trong 03 chương:
    Chương I: LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT
    Chương II: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA
    Chương III: GIẢI PHÁP ĐỂ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...