Luận Văn Giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    PHẦN MỞ ĐẦU
    1
    1) Việt Nam làm gì trước xu thế toàn cầu hóa
    Phát triển đất nước theo đường lối đổi mới Chính phủ Việt Nam ngày càng nhận thấy rõ hơn sự cần thiết phải tham gia vào quá trình tồn cầu hĩa kinh tế và cạnh tranh quốc tế. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001- 2010 nêu rõ, phải ‘‘Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tranh thủ mọi thời cơ để phát triển Trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, chú trọng phát huy lợi thế, nâng cao chế lượng, hiệu quả, khơng ngừng tăng năng lực cạnh tranh và giảm dần hàng rào bảo hộ’‘.
    Đến nay, chúng ta đã xây dựng mối quan hệ với 200 nước và vùng lãnh thổ. Riêng trong 2 năm gần đây mở thêm 20 thị trường xuất khẩu mới, ký thêm 17 hiệp định thương mại song phương và 4 hiệp định khung về kinh tế thương mại, đặc biệt là hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ. Cùng với hoạt động ký kết, đàm phán, Việt Nam đang cố gắng hồn thiện hệ thống các văn bản pháp luật (nhất là pháp luật về kinh tế như thơng qua các Luật Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp, Bộ Luật hàng hải, Luật hàng khơng dân dụng Việt Nam, Luật đầu tư, Ngân hàng ); hồn thiện cơ chế thị trường, cải cách hành chính và cải cách doanh nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế, sức cạnh tranh của hàng hố.
    Việc ký kết một số điều ước quốc tế đã tạo ra một hành lang pháp lý cơ bản cho cơng cuộc đổi mới, cải thiện mơi trường kinh doanh lành mạnh. Tính đến nay, đã cĩ 86 hiệp định thương mại song phương, 46 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 40 hiệp định tránh đánh thuế 2 lần được ký kết với các quốc gia vùng lãnh thổ. Với những cố gắng trong mở rộng các mối quan hệ hợp tác nên kim ngạch xuất khẩu những năm gần đây liên tục cĩ bước tăng trưởng. Nếu như năm 1990, kim ngạch xuất khẩu mới đạt 2,4 tỷ USD thì năm 2003 con số này đã vượt lên 20,176 tỷ USD (bình quân tăng trưởng 20%/năm); số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tăng lên 16.200 đơn vị, bình quân xuất khẩu đầu người đạt trên 250 USD.
    Triển khai Chương trình hành động của Chính phủ về hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng giá trị cơng nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nơng nghiệp. Cơ cấu ngành và vùng đang chuyển biến theo hướng tăng lợi thế năng lực cạnh tranh, hình thành các vùng kinh tế trọng điểm. Với quan điểm ổn định chính trị, tăng cường hợp tác, hồ nhập với kinh tế quốc tế, thời gian qua, bằng những cơ chế, chính sách ưu đãi, mời gọi đầu tư, Việt Nam đã thu hút trên 44,8
    Trang 2
    tỷ USD vốn đầu tư từ 64 quốc gia, vùng lãnh thổ với trên 4.370 dự án, trong đĩ đã thực hiện trên 24,6 tỷ USD. Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngồi chiếm tới gần 30% vốn đầu tư xã hội, 35% giá trị sản xuất cơng nghiệp, 20% xuất khẩu và đã thu hút bốn trăm ngàn lao động. Các nhà tài trợ cũng đã cam kết dành trên 20 tỷ USD cho Việt Nam vay ưu đãi với lãi suất từ 0,75% đến 2,5%.
    Trong xu hướng hội nhập và khi có sự gia tăng nguồn vốn đầu tư xuyên quốc gia lại nổi lên một vấn đề mà Chính phủ các nước rất quan tâm đó là “chuyển giá“. Từ vài năm trở lại đây, các nhà nghiên cứu khoa học tài chính ở Việt Nam đã nêu ra vấn đề chuyển giá, họ coi đây như một kẽ hở của chính sách quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp nước ngồi ở Việt Nam, nhất là các cơng ty đa quốc gia vốn cĩ cơng ty mẹ và các cơng ty con trên khắp thế giới. Các chuyên gia lo ngại rằng nếu khơng quản lý chặt thì sẽ tạo ra sự thiếu cơng bằng trong nộp thuế giữa các doanh nghiệp và nhất là làm thất thu một nguồn lớn cho ngân sách.
    Chuyển giá là một khái niệm còn tương đối mới đối với Việt Nam, nên các biện pháp để chúng ta thực hiện chống lạ thủ thuật gian lận này là còn hạn chế nếu không muốn nói là chưa có. Trước tình hình này tôi chọn đề tài “Các giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập “ cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình. Tuy vấn đề “Định giá chuyển giao và chuyển giá“ đã được trình bày trong một số báo cáo khoa học nhưng trong phần thể hiện luận văn của mình tôi mong muốn đem đến một góc nhìn mới về hoạt động chuyển giá và trên cơ sở đó có thể trở thành những hướng để thực hiện nghiên cứu sâu hơn.
    2) Phương pháp nghiên cứu của luận văn
    Đề tài này được thực hiện trên cơ sở áp dụng nghiên cứu theo phương pháp duy vật
    biện chứng, đặt biệt là các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật như “cái riêng và cái chung”, “nguyên nhân và kết quả”, “bản chất và hiện tượng”. Đồng thời đề tài này cũng được áp dụng các lý luận biện chứng của nhận thức thực tại khách quan,
    kết hợp với các phương pháp thống kê, phân tích và dự báo từ các nguồn dữ liệu trong và
    ngồi nước. Các nghiên cứu về chuyển giá trong luận văn này sẽ được xem xét trước hết
    trên cơ sở lý thuyết về chống chuyển giá phổ biến hiện nay, sau đĩ sẽ được đối chiếu, kiểm
    nghiệm qua các ví dụ thực tế trước khi khái quát thành các nhận định làm cơ sở cho việc
    đưa ra các kết luận và các giải pháp xử lý cụ thể.
    Trang 3
    4) Nội dung cơ bản của luận văn
    Trong khi thực hiện việc nghiên cứu để viết đề tài này, tôi nhận thấy tuy việc chống chuyển giá đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới từ rất lâu nhưng ngày càng khó khăn hơn do tính chất của các giao dịch ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Nhất là trong điều kiện Việt Nam còn ở giai đoạn làm quen với lĩnh vực này thì tính chất phức tạp và khó khăn sẽ tăng lên gắp bội. Thực trạng đầu tư ngước ngoài ở nước ta, không chỉ xuất hiện dâu hiệu hoạt động chuyển giá ở các công ty đa quốc gia có quy mô lớn mà còn xảy ra cả ở các công ty có quy mô kinh doanh nhỏ và trung bình. Do đó trong đề tài này sẽ dành một phần đi sâu vào phân tích tình hình Việt Nam dẫn đến việc các doanh nghiệp FDI chuyển giá trong đầu tư xây dựng cơ bản và trên cơ sở đó tìm các giải pháp khắc phục. Cụ thể, đề tài bao gồm các phần chính sau:
    - Lý thuyết chung về chuyển giá đang được các nước áp dụng phổ biến hiện nay.
    - Phân tích điều kiện kinh doanh ở Việt Nam, thực trạng vấn đề chuyển giá của các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Trong đó phần chuyển giá trong đầu tư ban đầu hình thành doanh nghiệp được đào sâu hơn.
    - Các giải pháp đề nghị cho việc thực hiện chống chuyển giá ở Việt Nam cũng được giới thiệu với hai xu hướng: một là một là các giải pháp định lượng và định tính cần áp dụng; hai là cải thiện môi trường kinh doanh, luật pháp, cách quản lý của Nhà nước để phần nào làm triệt tiêu các động cơ chuyển giá xuất phát từ những bất lợi khi đầu tư ở Việt Nam. Hướng giải pháp thứ hai sẽ trùng với các giải pháp thu hút đầu đầu tư nước ngoài – là một trong những mục tiêu quan trọng nhất để Việt Nam đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng là điều mong mỏi của các nhà đầu tư.


    CHƯƠNG I: MỘT CÁCH NHÌN MỚI VỀ ĐỊNH GIÁ CHUYỂN GIAO.
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ ĐỊNH GIÁ CHUYỂN GIAO VÀ CHUYỂN GIÁ TẠI VIỆT NAM.
    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...