Chuyên Đề Giải pháp khai thác vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng Miền Tây

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải pháp khai thác vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng Miền Tây

    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU 3

    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VỐN TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 5

    1.1. Vốn và vai trò của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 5

    1.1.1. Khái niệm: 5

    1.1.2. Phân loại và đặc điểm vốn trong doanh nghiệp. 6

    1.1.2.1. Căn cứ theo hình thái của vốn. 6

    1.1.2.2. Căn cứ theo nguồn hình thành của vốn đầu tư. 8

    1.1.2.3. Căn cứ vào phạm vi hoạt động. 9

    1.2. Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. 9

    1.2.1. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp có vai trò quyết định trong việc thành lập hoạt động và phát triển của từng loại hình doanh nghiệp. 9

    1.2.2. Vốn là một yếu tố cơ bản trong các nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. 10

    1.2.3. Các hình thức và điều kiện huy động vốn : 12

    1.2.3.1. Các hình thức huy động vốn đối với doanh nghiệp công nghiệp. 12

    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG MIỀN TÂY 23

    II.Giới thiệu chung: 23

    2.1. Tổ chức bộ máy Quản lý và hoạt động của công ty 24

    2.2. Thực trạng huy động vốn ở công ty 41

    CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HUY ĐỘNG VỐN ĐÁP ỨNG NHU CẦU SXKD CỦA CÔNG TY 60

    3.1. Nhu cầu vốn của công ty trong thời gian tới và khó khăn, thuận lợi trong việc huy động vốn của công ty : 60

    3.1.1. Nhu cầu vốn của công ty trong thời gian tới 60

    3.1.2. Khó khăn, thuận lợi trong việc huy động vốn của công ty : 63

    3.2.Biện pháp huy động vốn : 70

    3.2.1 Về phía công ty : 70

    3.2.2 Về phía Tổng công ty : 75

    3.2.3 Về phía Nhà Nước : 77

    KẾT LUẬN 82

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 83


    LỜI MỞ ĐẦU


    Từ năm 1986, khi Đảng và Nhà nước quyết định chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa có sự quản lý của nhà nước, thì cơ hội và thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp ngày càng lớn hơn. Để có thể tồn tại trong một môi trường mà cạnh tranh là một qui luật phổ biến đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tạo cho mình tiềm lực và thế mạnh để tham gia và chiến thắng trong cạnh tranh, tồn tại và tiếp tục phát triển. Để giải quyết những vấn đề đó một trong các nguồn lực đó là vốn. Kinh tế thị trường càng phát triển, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp càng được đẩy mạnh thì nhu cầu về vốn cho đầu tư càng tăng lên mạnh mẽ. Có thể nói, với những áp lực của xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, vốn kinh doanh đã trở thành vấn đề sống còn của mọi doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và đi lên trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần huy động vốn từ những nguồn nào để vừa đáp ứng được nhu cầu đầu tư của mình cả về quy mô và thời gian cung ứng vốn đảm bảo hiệu quả sử dụng cao nhất cho số vốn đã huy động. Giải quyết vấn đề này chính là nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của nhà quản trị tài chính doanh nghiệp.

    Cơ chế kinh tế mới đã có những tác động tích cực. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đã tăng nhanh cả số lượng lẫn chất lượng. Song do nền kinh tế nước ta còn khó khăn, khả năng tích luỹ từ nội bộ còn thấp, trừ một số doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là có qui mô lớn, còn lại các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ chiếm phần lớn trong hệ thống các doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt nam. Do qui mô nhỏ và các khó khăn của nền kinh tế cho nên các doanh nghiệp ở nước ta thường xuyên bị thiếu vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh, trong khi đó đã xảy ra một nghịch lý là vốn ứ đọng ở các Ngân hàng thương mại tới hàng ngàn tỉ đồng. Rõ ràng doanh nghiệp thiếu vốn không phải do Ngân hàng thiếu vốn mà là do doanh nghiệp chưa có các giải pháp khai thác các nguồn và huy động vốn một cách hợp lý. Do đó, việc tìm ra các giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng đã trở nên cấp thiết ! Thực tế cho thấy, để cung và cầu về vốn gặp nhau trên thị trường, cả hai phía người cung ứng vốn và người có nhu cầu về vốn đều phải cố gắng tìm đến nhau, đồng thời cần có sự hỗ trợ tích cực của nhà nước trong việc tạo điều kiện , môi trường thuận lợi cho các luồng vốn đến đúng địa chỉ người nhận. Về phía doanh nghiệp, họ khkông thể cứ ngồi đợi tình trạng thiếu vốn mà trước hết phải dựa vào năng lực bản thân để tự tìm kiếm và khai thác có hiệu quả các nguồn vốn hiện đang tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau trên thị trường. Đây cũng là mục tiêu được công ty Cổ phần xây dựng Miền Tây đặt ra và quyết tâm thực hiện trong thời gian tới. Vì thế, sau một thời gian thực tập và tìm hiểu tình hình, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc tăng cường khai thác các nguồn vốn phục vụ nhu cầu kinh doanh của công ty, em đã chọn đề tài: “Giải pháp khai thác vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng Miền Tây” làm đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp cho mình
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...