Luận Văn Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường trên sông Thị Vải-Đồng Nai

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: “Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường trên sông Thị Vải-Đồng Nai”
    2.1.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ LỢI ÍCH KHAI THÁC TÀI NGUYÊN TRÊN SÔNG
    THỊ VẢI:
    2.1.1. Vị trí địa lý sông Thị Vải:
    Sông Thị Vải có độ dài gần 50 km bắt nguồn từ huyện Long Thành tỉnh Đồng
    Nai đổ ra Vịnh Gành Rái chảy qua Tp.Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Có độ
    rộng 300-600m, nhưng độ sâu lớn (10-30m), ít bị bồi lắng nên rất thuận lợi cho việc
    xây dựng các cảng nước sâu và hoạt động của tàu từ 10.000 đến 50.000 DWT.
    Dòng sông có khả năng pha loãng và phân hủy chất ô nhiễm, làm sạch nước
    thải. Quá trình này được gọi là sự “đồng hóa” hoặc “tự làm sạch”. Phụ thuộc vào khả
    năng tự làm sạch tự nhiên các dòng sông có khả năng bị ô nhiễm với mức độ khác
    nhau khi tiếp nhận khối lượng chất ô nhiễm như nhau.
    Từ nghiên cứu mô hình chất lượng nước kết hợp số liệu phân tích Nguyễn Tất
    Đắc và CTV (1994, 1997, 2001) đã kết luận sông Thị Vải có hệ số tự làm sạch là 1,0 –
    5,0. (Theo tính toán trong tài liệu nước ngoài dòng sông có hệ số tự làm sạch trong
    khoảng 2,0 – 4,0 là có khả năng tự làm sạch ở mức trung bình, và nếu hệ số này trên
    4,0 -10 là có khả năng tự làm sạch tốt).
    Trạm Hmax Hmin Vmax
    +
    (m/s)
    Vmax
    -
    (m/s)
    €Q+
    (m3/s)
    €Q-
    (m3/s)
    €Q
    (m3/s)
    €Qbq
    (m3/s)
    Thị Vải 378 11 0.937 0.589 40555 26642 13913 284
    Nguồn: Huỳnh Bình An – Trung Tâm KTTV phía Nam, 2000.
    2.1.2. Lợi ích khai thác tài nguyên trên sông Thị Vải:
    Sông Thị Vải tuy không có ý nghĩa về mặt cung cấp nước, nhưng sông thuộc
    địa bàn 3 tỉnh, thành (Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP.Hồ Chí Minh) rất quan trong
    về mặt sinh thái và môi trường. Sông có hệ sinh thái rừng ngập mặn, khu dự trữ sinh
    quyển Cần Giờ rất phong phú, có thể xem là lá phổi thanh lọc tự nhiên.
    Dòng sông mang nguồn nước mặn, lợ với chế độ bán nhật triều và hệ thống
    động thực vật từ thượng nguồn đến hạ nguồn rất phong phú, đa dạng.
    Sông Thị Vải có hệ sinh thái đất ngập nước có giá trị rất quan trọng về mặt
    môi trường và kinh tế - xã hội:
    - Đây là nơi cơ trú, sinh trưởng của các loài tôm, cá. Hoạt động đánh bắt cá ven
    bờ và khai thác ngoài khơi công suất khoảng 12 sức ngựa, trong đó khoảng 10% số
    tàu có khả năng đánh bắt ở các vùng nước sâu trên 30m.
    - Rừng ngập mặn là vùng đệm bảo đảm chống xói lở bờ biển, bờ sông và gia
    tăng bồi lấp vùng cửa sông.
    - Rừng ngập mặn với cảnh quan thiên nhiên và nơi cư trú của động vật hoang
    dã là điểm du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học lý thú đặc biệt là khu Dự trữ sinh
    quyển Cần Giờ.
    - Rừng ngập mặn và các bãi lầy ngập mặn góp phần vào việc xử lý nguồn nước
    ô nhiễm từ Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, bảo vệ môi trường
    nước cho các khu du lịch và khu nuôi trồng thuỷ sản ở Cần Giờ (TP.Hồ Chí Minh),
    Tân Thành (Bà Rịa-Vũng Tàu), Cần Giuộc (Long An).
    GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng 4 / 20
    Đề tài: “Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường trên sông Thị Vải-Đồng Nai”
    Sông Thị Vải nằm trong vùng ven biển lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn có
    trên 220 km bờ biển và có độ sâu cao nên có điều kiện phát triển một hệ thống cảng
    biển làm nhiệm vụ tiếp nhận, xuất và trung chuyển hàng hóa quốc tế.
    2.2. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN SÔNG THỊ VẢI ĐỒNG
    NAI:
    Tuy nhiên, đến nay hệ sinh thái con sông Thị Vải suy giảm mạnh. Việc chuyển
    vùng đất ngập mặn ven sông Thị Vải thành đất công nghiệp và đô thị đã tác động xấu
    đến môi trường tự nhiên và các ngành kinh tế mũi nhọn: thuỷ sản và du lịch của Bà
    Rịa-Vũng Tàu, TP.Hồ Chí Minh.
    Các KCN đang hoạt động hoặc đã được quy hoạch ở vùng kinh tế trọng điểm
    phía Nam và sông Thị Vải là nơi nhận nguồn nước thải cuối cùng:
    Stt Khu công nghiệp Diện tích
    (ha)
    Loại hình khu
    công nghiệp
    Tỉnh Đồng Nai
    1 Gò Dầu 184 Nhẹ
    2 Nhơn Trạch I 430 Nặng / nhẹ
    3 Nhơn Trạch II 350 Nhẹ
    4 Nhơn Trạch III 368 Nặng / nhẹ
    Cộng 1.332
    Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
    1 Mỹ Xuân (A, A2, B1) 804 Nặng / nhẹ
    2 Phú Mỹ I 1.300 Nặng / nhẹ
    3 Phú Mỹ II 500 Nặng / nhẹ
    4 Bắc Vũng Tàu 400 Nặng / nhẹ
    Cộng 3.004
    Tổng cộng 4.336
    Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo hiện trạng môi trường các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa
    – Vũng Tàu năm 2001, 2002 và năm 2003.
    Ghi chú: + Công nghiệp nhẹ: các ngành dệt may, da giày, điện tử, chế biến
    thực phẩm.
    + Công nghiệp nặng: các ngành hóa chất, luyện kim, vật liệu xây
    dựng, năng kượng, cơ khí, đóng tàu,
    Nhiều năm gần đây, sông gây mùi hôi thối, khó chịu, có những đoạn nghiêm
    trọng tới mức thông số DO xấp xỉ bằng 0, thực vật và sinh vật phù du không có khả
    năng sinh sống. Từ dòng sông có ý nghĩa “lá phổi” trở thành mối nguy hại khiến nhiều
    người dân lẫn các công ty ven bờ bị ảnh hưởng về kinh tế, xã hội lẫn sức khoẻ.
    2.2.1. Biểu hiện của sông Thị Vải:
    Từ năm 1992 khu công nghiệp (KCN) Gò Dầu được xây dựng đến nay dòng
    sông đã bị ô nhiễm nặng do ảnh hưởng của chất thải công nghiệp tại khu vực Gò Dầu.
    GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng 5 / 20
    Đề tài: “Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường trên sông Thị Vải-Đồng Nai”
    Nước sông có mùi hôi khó chịu, càng đi gần vào
    những bờ đùng thì mùi càng nặng hơn. Nước ở giữa sông
    còn có màu vàng nhưng đi vào trong thì chuyển sang màu
    đen dần. Có những lúc màu nước sông đen như nước kẹo
    đắng. Nước sông vào ban ngày đỡ hôi, vào ban đêm rất
    hôi do ban đêm các nhà máy dọc sông Thị Vải mới xả
    nước thải ra sông.
    Theo báo cáo khoa học “Điều tra và lập phương
    án xử lý ô nhiễm môi trường sông Thị Vải do các công
    trình công nghiệp lân cận gây ra” được chủ trì thực hiện bởi Viện Sinh thái Tài
    nguyên và Môi trường, Viện Sinh học Nhiệt đới, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và
    Công nghệ Quốc gia (tháng 10-1997), ngoài lượng NH+4 (amoni), COD (nhu cầu ô
    xy sinh hóa), BOD (nhu cầu ô xy hóa học) cao, nước thải còn chứa những hợp chất
    hữu cơ có nguồn gốc từ thực vật.
    Trong điều kiện dung dịch nước thải có chứa hàng
    loạt gốc axít với vi sinh có trong tự nhiên sẽ chuyển thành
    các hợp chất chứa lưu huỳnh. Qua các quá trình phân
    hủy, phản ứng hóa học tạo ra các chất kết tủa có màu đen
    trong nước; đồng thời làm giảm lượng ôxy hòa tan trong
    nước khiến các loài thủy sinh không thể sống được.
    Chưa hết, các sulfur kim loại nặng kết tủa sẽ lắng xuống
    đáy sông lẫn trong bùn. Sự tích tụ này có hại cho chất
    lượng môi trường. Qua hai đợt khảo sát mẫu bùn vào năm 1996 và 1997 ở cảng Gò
    Dầu (gần nhà máy Vedan), kết quả cho thấy hàm lượng H2S rất cao. Khi hàm lượng
    H2S trong nước tăng cao, không một sinh vật nào có thể tồn tại. Cụ thể, các mẫu
    bùn lấy vào thời điểm tháng 9-1997 đã không tìm thấy loài động vật đáy nào sinh
    sống. Theo kết luận điều tra của các nhà khoa học thuộc các cơ quan trên, sông Thị
    Vải đã chìm sâu trong ô nhiễm hữu cơ với mức độ ô nhiễm tăng suốt từ năm 1994 đến
    nay. Các nguồn chất hữu cơ xả vào sông Thị Vải đã biến một đoạn sông (ở trung lưu)
    thành “nồi lên men vi sinh khổng lồ” và thành “bể nuôi cấy các loại tảo thích nghi ô
    nhiễm bẩn”. Điều đáng lưu ý là các sinh vật gây bệnh tiết ra nhiều loại chất độc như
    một số tảo lam. Cảng Gò Dầu được xác định là trung tâm ô nhiễm. Từ đây chất bẩn
    phát tán đi khắp chiều dài sông.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...