Thạc Sĩ Giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca qua

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    ii
    LỜI CẢM ƠN
    Không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ,
    giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt
    thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường Đại học Kinh tế và Quản trị
    kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự
    quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.
    Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo: Phó
    Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Đình Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chính
    sách Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tận tâm hướng
    dẫn và động viên em rất nhiều trong quá trình làm luận văn.
    Em xin được gửi lời cảm ơn tới các Thầy, Cô giáo trong trường Đại
    học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, những người đã
    dạy dỗ, giúp đỡ và chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập.
    Em xin trân trọng cảm ơn tới khoa Sau Đại học, trường Đại học Kinh tế
    và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho sinh viên
    chúng em có một môi trường học tập, nghiên cứu hết sức bổ ích và thiết thực.
    Nội dung đề tài nghiên cứu là một vấn đề lớn, phức tạp, song với sự
    cố gắng của mình, em đã bám sát mục tiêu đề ra và thu được những kết quả
    nêu trong bản luận văn, song trong quá trình nghiên cứu đề tài, em không
    tránh khỏi những hạn chế về nhận thức cũng như những vấn đề chuyên
    môn, em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp, để bổ sung và hoàn
    thiện bản luận văn này.
    Sau cùng, em xin kính chúc toàn thể quý Thầy, Cô giáo thật dồi dào
    sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là dẫn dắt
    và truyền đạt kiến thức cho các thế hệ học trò mai sau.
    Trân trọng !
    Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
    Tác giả luận văn

    Trần Tuấn
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG . viii
    DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ . ix
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 3
    3. Đối tượng nghiên cứu 3
    4. Phạm vi nghiên cứu . 3
    5. Ý nghĩa khoa học của luận văn . 4
    6. Đóng góp của luận văn 4
    7. Bố cục của luận văn 4
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
    NGHIÊN CỨU . 6
    1.1. Cơ sở lý luận về vốn và huy động vốn, các kênh huy động vốn . 6
    1.1.1. Một số khái niệm về vốn, huy động vốn và đầu tư vốn nhằm
    bảo tồn phát huy giá trị văn hóa phi vật thể nói chung, dân ca Quan
    họ nói riêng . 6
    1.1.2. Một số khái niệm về văn hóa phi vật thể liên quan đến đề tài 8
    1.1.3. Các kênh huy động vốn đầu tư 10
    1.2. Kinh nghiệm huy động vốn để bảo tồn, phát huy các giá trị di sản
    văn hóa phi vật thể 11
    1.2.1. Các di sản văn hóa của Việt Nam đã được thế giới công nhận 11
    1.2.2. Những thách thức trong công tác bảo tồn
    và phát huy một số di sản thế giới ở Việt Nam . 13
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    1.2.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra đối với việc bảo tồn và
    n, phát huy giá trị di sản văn hóa 16
    1.3. Một số nghiên cứu có liên quan tới nội dung đề tài luận văn 19
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
    2.1. Các câu hỏi nghiên cứu 22
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 22
    2.2.1. Các phương pháp tiếp cận . 22
    2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu 23
    2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu . 24
    2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh số lượng quy mô và cơ cấu các nguồn
    vốn đầu tư . 24
    2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh vốn đầu tư và cơ cấu đầu tư của các
    nguồn vốn đối với các hạng mục bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa
    dân ca Quan họ Bắc Ninh 24
    2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về kết quả của việc đầu tư vốn . 24
    2.4. Khung phân tích đề tài . 25
    Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU
    TƯ NHẰM BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA
    PHI VẬT THỂ DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH . 26
    3.1. Tổng quan về dân ca Quan họ Bắc Ninh . 26
    3.1.1. Sơ lược về điều kiện tự nhiên tỉnh Bắc Ninh 26
    3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 26
    3.1.3. Truyền thống văn hóa 27
    3.1.4. Các đặc điểm của văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh 28
    3.1.5. Vai trò của di sản văn hóa Quan họ Bắc Ninh trong việc huy động
    các nguồn vốn đầu tư cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản . 40
    3.2. Hiện trạng huy động vốn đầu tư cho việc bảo tồn, phát huy giá trị
    dân ca Quan họ Bắc Ninh 44
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    phương về bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh 44
    giá trị văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh . 53
    văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh trong giai đoạn qua 61
    3.3.1. Kết quả 61
    . 63
    3.3.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế . 64
    Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NHẰM
    BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA DÂN CA
    QUAN HỌ BẮC NINH . 66
    4.1. Quan điểm - Phương hướng - Mục tiêu . 66
    4.1.1. Quan điểm . 66
    4.1.2. Định hướng bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca Quan họ
    Bắc Ninh . 67
    4.2. Mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân ca Quan họ
    Bắc Ninh đến 2020 69
    4.2.1. Mục tiêu chung 69
    4.2.2. Mục tiêu cụ thể 69
    4.3. Một số giải pháp về huy động các nguồn vốn đầu tư nhằm bảo tồn
    giá trị văn hóa phi vật thể Dân ca quan họ Bắc Ninh 73
    4.3.1. , quảng bá về văn hóa phi vật thể
    dân ca Quan họ Bắc Ninh nhằm thu hút mọi nguồn lực xã hội tham gia
    đầu tư bảo tồn di sản . 73
    . . 74
    4.3.3. ây dựng và hình thành một số Trung tâm lớn về dân ca
    Quan họ với đầu tư đồng bộ 79
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vi
    4.3.4. Các giải pháp khác để huy động vốn đầu tư cho việc bảo tồn và
    phát huy giá trị văn hoá phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh 81
    4.3.5. Nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong công tác bảo tồn, phát
    triển và khai thác có hiệu quả di sản Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong các
    hoạt động văn hoá nghệ thuật và du lịch . 85
    KẾT LUẬN 86
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
    PHỤ LỤC . 89

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    DCQHBN : Dân ca Quan họ Bắc Ninh
    CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
    NXB : Nhà xuất bản
    QĐ : Quyết định
    TTVH : Trung tâm văn hóa
    TW : Trung ương
    UBND : Ủy ban nhân dân
    VHTT : Văn hóa thông tin
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    viii
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 3.1. Tổng hợp các nguồn vốn đầu tư di sản
    dân ca Quan họ Bắc Ninh giai đoạn 2009 - 2013 . 54
    Bảng 3.2. Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước đầu tư cho bảo tồn di
    sản dân ca Quan họ Bắc Ninh giai đoạn 2009 - 2013 . 57
    Bảng 3.3. Nguồn vốn khác huy động để đầu tư cho việc bảo tồn, phát huy
    giá trị di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh giai đoạn 2009 - 2013 60
    Bảng 4.1. Các nhiệm vụ, hạng mục bảo tồn, phát huy và nhu cầu kinh phí . 70
    Bảng 4.2. Dự kiến cơ cấu nguồn vốn đầu tư các giai đoạn 72

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    ix
    DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

    Sơ đồ 2.1: Khung phân tích của đề tài 26
    Biểu đồ 3.1: Cơ cấu các nguồn vốn cho việc bảo tồn di sản dân ca Quan
    họ Bắc Ninh giai đoạn 2009-2013 56
    Biểu đồ 3.2: Cơ cấu các nguồn vốn Ngân sách cấp cho việc bảo tồn di
    sản Dân ca Quan họ Bắc Ninh giai đoạn 2009-2013 58
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Dân ca Quan họ Bắc Ninh là một thể loại dân ca phong phú và đặc sắc
    về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam. Mỗi một bài dân ca Quan
    họ Bắc Ninh đều có giai điệu riêng, ca từ riêng. Quan họ cổ truyền vốn không
    phải là nghệ thuật biểu diễn với hai vai: nghệ sỹ - khán giả như Tuồng, Chèo,
    Ca trù. Bản chất của nó là thú chơi dân dã, nên người ta mới gọi là “chơi quan
    họ”. Quan họ hiện đại vừa là thú chơi tao nhã đồng thời còn là sự trình diễn
    của người hát Quan họ cùng với các thiết bị âm thanh điện tử. Dân ca Quan
    họ Bắc Ninh ẩn chứa trong mình cả một kho tàng văn hóa cổ. Vẻ đẹp của các
    làn điệu dân ca ấn tương và đi vào lòng người không chỉ là những làn điệu
    phổ thông quen thuộc mà còn có những ý nghĩa văn hóa và tầm vóc lịch sử
    của chúng.
    Ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính
    phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng
    9 đến ngày 2 tháng 10 năm 2009) dân ca Quan họ Bắc Ninh được công nhận
    là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Dân ca Quan họ Bắc Ninh
    được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ góp
    phần tăng cường vị trí, vai trò của di sản đối với xã hội, làm giàu thêm bức
    tranh đa dạng văn hóa của Việt Nam và của nhân loại.
    Việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể nói chung di sản dân ca Quan
    họ Bắc Ninh nói riêng gặp những khó khăn, thách thức do một loạt các vấn đề
    khách quan và chủ quan mang tính thời đại, tính toàn cầu tác động tới kinh tế,
    xã hội và văn hóa các nước trên thế giới tập trung ở một số lĩnh vực sau:
    - Vấn đề toàn cầu hóa: Quá trình toàn cầu hóa và chuyển đổi cơ cấu xã
    hội, cùng với những điều kiện khác đã tạo ra nhiều cơ hội đối thoại mới giữa
    các cộng đồng, đồng thời cũng làm nảy sinh những mối đe dọa về sự suy
    thoái, biến mất và hủy hoại các di sản văn hóa phi vật thể.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    - Vấn đề thương mại hóa: Bản chất của những di sản văn hóa phi vật
    thể là tập quán xã hội - phương thức sinh hoạt của cộng đồng. Một khi
    phương thức sinh hoạt này bị coi là một thương phẩm để mưu cầu lợi nhuận,
    thì tính chất của nó sẽ hoàn toàn biến đổi.
    - Vấn đề đô thị hóa làm biến đổi môi trường văn hóa: Di sản văn hóa
    phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh được hình thành và phát triển gắn liền
    với các không gian văn hóa làng xã. Làng chính là nơi giữ cái “gen” của văn
    hóa Việt, để cho nó có thể biến hóa muôn vẻ mà ta vẫn là ta, là ta đặc sắc hơn,
    phong phú hơn, mạnh hơn. Hiện nay ở Bắc Ninh, nông thôn tiếp tục quá trình
    công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh mẽ, một số làng quan họ nay đã thành phố,
    thành phường. Không gian văn hóa Quan họ làng xã truyền thống đang bị thu
    hẹp dần. Vì vậy, bảo vệ các không gian tự nhiên và những địa điểm gắn với
    ký ức cần thiết cho việc thể hiện di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ
    Bắc Ninh.
    - Vấn đề du lịch văn hóa: Di sản văn hóa luôn là nội dung thu hút và
    hấp dẫn khách du lịch. Du lịch tìm hiểu di sản văn hóa có thể phát huy, biến
    tiềm năng văn hóa thành động lực phát triển. Tuy nhiên không gian vùng di
    sản văn hóa phi vật thể không thể đáp ứng được số lượng quá lớn khách du
    lịch. Du lịch đại trà và việc bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể thật khó có
    thể song hành với nhau. Du lịch khiến cho các hình thức biểu hiện tính chất,
    chức năng v.v vốn có của văn hóa phi vật thể cơ bản bị biến đổi.
    Văn hóa phi vật thể dân ca Dân ca Quan họ Bắc Ninh vừa mang tính
    bền chắc, tiềm ẩn trong tâm thức cộng đồng lại vừa mỏng manh dễ bị biến
    dạng bởi tính phi vật thể. Đặc biệt trong thời đại hiện nay Việt Nam đã tham
    gia hội nhập kinh tế thế giới. Sự mở của nền kinh tế cũng dẫn đến văn hoá
    ngoại lai tràn vào làm biến dạng những di sản văn hóa quí giá do cha ông để
    lại. Do đó bảo vệ và phát huy giá trị những di sản văn hóa đó nhằm giữ gìn
    một môi trường văn hoá - nhân văn lành mạnh là vấn đề cần quan tâm và
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể dân ca Quan
    họ Bắc Ninh là cần thiết và cấp bách. Với những lý do như vậy, em lựa chọn
    đề tài: “Giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di
    sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh” là vấn đề hết sức có ý
    nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, góp phần bảo tồn và phát triển các di sản
    văn hóa của đất nước.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu chung
    Đánh giá hiện trạng việc huy động vốn để bảo tồn di sản văn hóa phi
    vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh trong giai đoạn vừa qua. Đề xuất giải pháp
    huy động vốn nhằm đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vât
    thể dân ca Quan họ Bắc Ninh trong giai đoạn tới.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hóa về cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động vốn đầu tư
    nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
    - Đánh giá hiện trạng về huy động vốn đầu tư nhằm bảo tồn và phát huy
    giá trị di sản văn hoá dân ca Quan họ Bắc Ninh.
    - Đề xuất các giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm bảo tồn và phát huy
    giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu một số những giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm bảo tồn,
    phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
    - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tình hình và số liệu trong 5 năm, từ
    năm 2009 đến năm 2013 và định hướng đến năm 2020.
    - Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về giá trị di sản dân ca
    Quan họ Bắc Ninh, thực trạng công tác bảo tồn và huy động vốn để bảo tồn
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    4
    giá trị di sản, các giải pháp huy động vốn đầu tư để bảo tồn, phát huy giá trị di
    sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh.
    5. Ý nghĩa khoa học của luận văn
    - Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là Di sản Văn
    hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Việc ghi danh di sản Dân ca Quan họ
    Bắc Ninh sẽ đóng góp vào việc đảm bảo tầm nhìn và nhận thức về truyền
    thống âm nhạc ở cấp độ địa phương, quốc gia và quốc tế, phát huy hội nhập
    xã hội và đẩy mạnh mối giao lưu giữa các vùng, đối thoại văn hóa và tôn
    trọng sự đa dạng. Dân ca Quan họ Bắc Ninh đã thể hiện được tầm vóc và vị
    thế của loại hình văn hóa độc đáo của mình trong lòng bạn bè du khách và
    người hâm mộ cả nước cũng như trên thế giới.
    - Huy động các nguồn vốn đầu tư, các nguồn lực để góp phần bảo tồn,
    phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong đời sống đương đại nói chung,
    đối với dân ca Quan họ Bắc Ninh nói riêng là giữ gìn và lưu truyền cho thế hệ
    mai sau những giá trị độc đáo, mang đậm tính nhân văn những phong tục, tập
    quán tốt đẹp về lối sống sinh hoạt văn hóa xã hội.
    6. Đóng góp của luận văn
    6.1. Về mặt lý luận
    Góp phần hệ thống hóa lý luận về vấn đề huy động vốn để bảo tồn, phát
    huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nói chung, di sản dân ca Quan họ Bắc
    Ninh nói riêng.
    6.2. Về mặt thực tiễn
    Làm rõ thực trạng về huy động vốn đầu tư cho bảo tồn, phát huy giá trị
    di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh. Đồng thời đề xuất các giải pháp thu hút vốn
    đầu tư nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh.
    7. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
    có 4 chương:
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    5
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề huy động vốn đầu
    tư nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan
    họ Bắc Ninh.
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
    Chương 3: Thực trạng thu hút vốn đầu tư nhằm bảo tồn, phát huy giá
    trị di sản văn hóa phi vật thể dân ca Quan họ Bắc Ninh
    Chương 4: Các giải pháp thu hút vốn đầu tư nhằm bảo tồn, phát huy giá
    trị di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh.
     
Đang tải...