Thạc Sĩ Giải pháp huy động vốn dân cư tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - chi n

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 21/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ii
    LỜI CẢM ƠN
    Trong quá trình thực hiện Luận văn, học viên đã nhận được sự giúp đỡ
    và được tạo điều kiện thuận lợi từ nhiều cá nhân và tập thể.
    Trước hết em xin cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS Trần Đình Thao
    thầy đã giúp đỡ tận tình và trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian em
    thực hiện luận văn.
    Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu,
    Phòng Đào tạo, bộ phận Sau Đại học, cùng các thầy, cô giáo trong trường Đại
    học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi
    điều kiện cho em trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
    Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn Ngân hàng TMCP Đầu tư và
    phát triển Việt Nam - Chi nhánh Từ Sơn, lãnh đạo cơ quan, các ban ngành
    cùng với các đơn vị ngân hàng thương mại trên địa bàn, gia đình, bạn bè và
    đồng nghiệp đã tạo điều kiện và động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn
    tốt nghiệp.
    Xin chân thành cảm ơn!
    Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
    Học viên



    Nguyễn Hải Hà iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG . viii
    DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ . x
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
    4. Kết cấu của luận văn . 3
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG
    VỐN DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI . 4
    1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại 4
    1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại . 4
    1.1.2. Hoạt động của Ngân hàng thương mại . 5
    1.2. Hoạt động huy động vốn dân cư của ngân hàng thương mại 9
    1.2.1. Sự cần thiết của việc huy động vốn dân cư . 9
    1.2.2. Khái niệm và cơ cấu về vốn dân cư 9
    1.2.3. Đặc trưng hoạt động huy động vốn dân cư . 11
    1.2.4. Các hình thức huy động vốn dân cư . 12
    1.2.5. Tương quan huy động vốn và sử dụng vốn . 13
    1.2.6. Huy động vốn và thu nhập 15
    1.2.7. Vai trò của vốn huy động đối với hoạt động kinh doanh của Ngân
    hàng thương mại 16
    1.2.8. Các nhân tố tác động đến huy động vốn dân cư của NHTM 19 iv
    1.3. Kinh nghiệm huy động vốn dân cư của một số ngân hàng 26
    1.3.1. Ngân hàng Citi Bank . 26
    1.3.2. Ngân hàng Standard Chartered Bank 27
    1.3.3. Ngân hàng ANZ 28
    1.3.4. Bài học kinh nghiệm . 29
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
    2.1. Câu hỏi nghiên cứu 31
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 31
    2.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu . 31
    2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 32
    2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 33
    2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn dân cư 33
    2.3.1. Tỷ lệ tăng trưởng của nguồn vốn 33
    2.3.2. Chỉ tiêu huy động theo loại tiền 34
    2.3.3. Chỉ tiêu huy động theo loại hình . 34
    2.3.4. Chỉ tiêu huy động theo kỳ hạn 35
    2.3.5. Vốn huy động/ Vốn tự có (Vốn điều lệ) . 35
    2.3.6. Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn . 35
    2.3.7. Tỷ lệ huy động vốn/ dư nợ(%) 35
    2.3.8. Tỷ lệ lãi thu từ hoạt động cho vay/ Lãi chi cho hoạt động huy động vốn 36
    2.3.9. Vòng quay huy động vốn (Tổng doanh thu/Tổng vốn huy động) 36
    2.3.10. Tỷ trọng các loại tiền gửi theo từng sản phẩm huy động 36
    2.3.11. Sự hài lòng của khách hàng 36
    Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN DÂN
    CƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
    PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH TỪ SƠN . 37
    3.1. Đánh giá chung về hoạt động huy động vốn dân cư tại Ngân hàng
    thương mại cổ phần ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Từ Sơn 37 v
    3.1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển
    Chi nhánh Từ Sơn . 37
    3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
    Việt Nam - Chi nhánh Từ Sơn 38
    3.1.3. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
    thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Từ Sơn . 39
    3.2. Thực trạng huy động nguồn vốn từ dân cư tại Ngân hàng thương mại
    cổ phần Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Từ Sơn 42
    3.2.1. Quy mô nguồn vốn huy động 42
    3.2.2. Biến động nguồn vốn huy động dân cư 44
    3.2.3. Chi phí huy động vốn 53
    3.2.4. Huy động vốn dân cư và sử dụng vốn . 56
    3.2.5. Huy động vốn dân cư và thu nhập ngân hàng . 58
    3.3. Đánh giá chung về thực trạng huy động vốn dân cư tại Ngân hàng
    thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh Từ Sơn . 60
    3.3.1. Kết quả đạt được . 60
    3.3.2. Tồn tại và nguyên nhân . 62
    3.4 . Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả huy động vốn của dân cư . 69
    3.4.1. Chất lượng cán bộ tín dụng . 69
    3.4.2. Các sản phẩm huy động vốn dân cư . 70
    3.4.3. Chính sách lãi suất và thủ tục, hồ sơ giao dịch . 72
    3.4.4. Chính sách Marketing . 73
    Chương 4: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HUY
    ĐỘNG VỐN DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
    PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH TỪ SƠN . 75
    4.1. Định hướng chung hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
    cổ phần đầu tư và phát triển - chi nhánh Từ Sơn 75 vi
    4.2. Giải pháp tăng cường huy động vốn dân cư tại Ngân hàng thương
    mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh Từ Sơn . 77
    4.2.1. Đa dạng hóa các hình thức huy động 77
    4.2.2. Sử dụng linh hoạt chính sách lãi suất 79
    4.2.3. Xây dựng các chính sách về khách hàng và giao tiếp khuếch trương 80
    4.2.4. Xây dựng kế hoạch huy động vốn rõ ràng cho từng giai đoạn . 82
    4.2.5. Phát triển và mở rộng mạng lưới giao dịch . 82
    4.2.6. Đổi mới tổ chức, quản lý cho phù hợp, hiệu quả hơn . 83
    4.2.7. Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng . 84
    4.2.8. Nâng cao chất lượng sử dụng vốn huy động . 85
    4.2.9. Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên . 86
    4.2.10. Tìm hiểu tập quán dân cư 87
    4.2.11. Cập nhật kịp thời cơ chế chính sách của nhà nước . 88
    4.3. Kiến nghị 89
    KẾT LUẬN 91
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
    PHỤ LỤC . 94
    vii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    Agribank : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
    ATM : Máy rút tiền tự động
    BIDV : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển
    CBCNV : Cán bộ công nhân viên
    DVNHBL : Dịch vụ ngân hàng bán lẻ
    KCN : Khu công nghiệp
    NHTM : Ngân hàng thương mại
    POS : Máy chấp nhận thanh toán thẻ
    TCKT : Tổ chức kinh tế
    TMCP : Thương mại cổ phần
    Vietcombank : Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương
    Vietinbank : Ngân hàng thương mại cổ phần công thương
    VISA : Thẻ tín dụng
    WU : Dịch vụ chuyển tiền nhanh viii
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 3.1. Tổng nguồn vốn huy động qua các năm 2012 - 2014 43
    Bảng 3.2. Cơ cấu nguồn vốn dân cư giai đoạn 2012- 2014 . 44
    Bảng 3.3. Cơ cấu nguồn vốn dân cư theo loại tiền huy động năm 2012 -
    2014 . 45
    Bảng 3.4. Cơ cấu nguồn vốn dân cư theo hình thức huy động vốn 2012 -
    2014 . 46
    Bảng 3.5. Tình hình huy động vốn dân cư theo hình thức huy động thông
    thường năm 2012 - 2014 . 48
    Bảng 3.6. Tình hình huy động vốn dân cư theo hình thức huy động tiết
    kiệm dự thưởng năm 2012 - 2014 . 50
    Bảng 3.7. Mức tiền gửi để nhận phiếu dự thưởng 2014 50
    Bảng 3.8. Lãi suất tiết kiệm dự thưởng năm 2014 . 51
    Bảng 3.9. Huy động vốn dân cư thông qua phát hành giấy tờ có giá . 52
    Bảng 3.10. Lãi suất đầu vào theo kết cấu từng loại nguồn vốn năm 2014 . 53
    Bảng 3.11. Lãi suất vốn dân cư trung bình NH TMCP Đầu tư và phát triển
    chi nhánh Từ Sơn 2012 . 53
    Bảng 3.12. Lãi suất vốn dân cư trung bình NH TMCP Đầu tư và phát triển
    chi nhánh Từ Sơn 2013 . 54
    Bảng 3.13. Lãi suất vốn dân cư trung bình NH TMCP Đầu tư và phát triển
    chi nhánh Từ Sơn 2014 . 54
    Bảng 3.14. Lãi suất và chi phí huy động vốn dân cư . 55
    Bảng 3.15. Huy động vốn dân cư và tín dụng 56
    Bảng 3.16. Doanh số các nghiệp vụ ngoài tín dụng . 57
    Bảng 3.17. Lãi suất đầu vào bình quân và lãi suất đầu ra bình quân . 58
    Bảng 3.18. Quỹ thu nhập qua các năm . 59
    Bảng 3.19. Đánh giá của khách hàng đối với cán bộ tín dụng . 69 ix
    Bảng 3.20: Các sản phẩm huy động tiền gửi của một số Ngân hàng . 70
    Bảng 3.21: Bảng đánh giá của khách hàng về sản phẩm huy động của BIDV
    CN Từ Sơn . 71
    Bảng 3.22: Đánh giá của khách hàng dân cư về chính sách lãi suất, thủ
    tục, hồ sơ giao dịch của BIDV CN Từ Sơn . 72
    Bảng 3.23: Đánh giá của khách hàng về chính sách marketing của ngân
    hàng . 73 x
    DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

    Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh BIDV Từ Sơn 38
    Biểu đồ 3.1. Tổng nguồn vốn huy động qua các năm 2012 - 2014 43
    Biểu đồ 3.2. Cơ cấu nguồn vốn dân cư giai đoạn 2012 - 2014 . 44
    Biểu đồ 3.3. Cơ cấu nguồn vốn dân cư theo loại tiền huy động giai đoạn
    2012 - 2014 . 46
    Biểu đồ 3.4. Cơ cấu nguồn vốn dân cư theo hình thức huy động vốn giai
    đoạn 2012 - 2014 47
    Biểu đồ 3.5. Tình hình huy động vốn dân cư theo hình thức huy động
    vốn thông thường giai đoạn 2012 - 2014 49
    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngân hàng là một ngành hết sức quan trọng trong quá trình hội nhập
    kinh tế thế giới ở nước ta hiện nay. Bằng các hoạt động của mình, Ngân hàng
    có thể huy động được nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước để tăng nguồn
    vốn cho phát triển kinh tế. Trong điều kiện nước ta hiện nay, hệ thống Ngân
    hàng thương mại giữ vai trò quan trọng nhất trong việc làm trung gian giữa
    tiết kiệm và đầu tư, giữa tác nhân thừa vốn và thiếu vốn. Vốn là một trong
    những yếu tố cơ bản đối với doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị
    trường. Với Ngân hàng, vai trò của nguồn vốn càng trở nên quan trọng do tính
    đặc biệt của Ngân hàng là kinh doanh quyền sử dụng tiền tệ. Vốn huy động
    chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng, là nguồn
    vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh. Vì lí do đó mà quản lí và phát triển
    quy mô nguồn vốn đặc biệt là vốn huy động là vấn đề quan tâm hàng đầu của
    nhà quản lý Ngân hàng.
    Theo đánh giá của các chuyên gia, số vàng tồn trữ trong dân khoảng
    800 tấn, bên cạnh đó có hàng tỷ USD cũng đang được người dân nắm giữ,
    con số này khẳng định tiềm năng to lớn về nguồn lực vốn có thể huy động
    được trong dân cư. Nguồn lực về vốn trong dân là rất lớn, tuy nhiên để huy
    động được nguồn vốn đó để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế là rất
    khó. Một mặt do thói quen giữ tiền tại nhà để chi tiêu khi cần thiết và người
    dân chưa hoàn toàn đặt niềm tin vào hệ thống tài chính của quốc gia. Vì vậy
    việc huy động vốn trong dân cư trở nên quan trọng tránh lãng phí một lượng
    vốn lớn có chi phí rẻ cho phát triển đất nước. Tại các trung tâm kinh tế lớn
    như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng có mật độ rất
    đông các tổ chức tín dụng và hoạt động Ngân hàng rất sôi động. Các tổ chức
    tín dụng giữ vai trò chủ đạo về huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã
    hội. Trong những năm đổi mới vừa qua, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã 2
    huy động được khối lượng vốn lớn từ dân cư để đầu tư cho các thành phần
    kinh tế. Huy động vốn dân cư luôn chiếm tỷ trọng 60%- 70% tổng nguồn vốn
    huy động của mỗi Ngân hàng.
    BIDV với chiến lược trở thành Ngân hàng bán lẻ đứng đầu cả nước,
    trong những năm qua đã không ngừng vận động tăng nguồn vốn huy động
    trong dân cư. Tuy nhiên, so với nhu cầu cấp vốn tín dụng thì nguồn vốn huy
    động trong dân cư chưa đáp ứng được. Xuất phát từ thực tiễn trên, cùng với
    những kiến thức được học từ nhà trường và quá trình làm việc tại NH TMCP
    Đầu tư và phát triển Từ Sơn, tôi đã lựa chọn đề tài “Giải pháp huy động vốn
    dân cư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam -
    Chi nhánh Từ Sơn” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế
    của mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
    2.1. Mục tiêu chung
    Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình
    huy động vốn dân cư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Từ Sơn,
    trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng lượng huy động vốn dân cư cho
    Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Từ Sơn.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về huy động
    vốn dân cư ở các Ngân hàng thương mại.
    - Đánh giá tình hình huy động vốn dân cư của Ngân hàng TMCP Đầu
    tư và Phát triển Chi nhánh Từ Sơn.
    - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả huy động vốn dân cư của
    Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Từ Sơn.
    - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn dân cư cho
    Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Từ Sơn. 3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu là hoạt động huy động vốn và giải pháp huy động
    vốn dân cư của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Từ Sơn.
    - Đối tượng điều tra: Cán bộ ngân hàng, khách hàng gửi tiết kiệm
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    * Phạm vi nội dung:
    - Tình hình huy động vốn dân cư của ngân hàng.
    - Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn dân cư.
    - Các giải pháp huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
    Phát triển Chi nhánh Từ Sơn.
    * Phạm vi không gian:
    - Địa bàn nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi
    nhánh Từ Sơn.
    * Phạm vi thời gian:
    - Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2012-2014
    - Đề tài thực hiện từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2014.
    4. Kết cấu của luận văn
    - Ngoài phần Mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,.
    luận văn gồm 4 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động vốn dân cư tại ngân
    hàng thương mại.
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
    Chương 3: Thực trạng hoạt động huy động vốn dân cư tại Ngân hàng
    Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển chi nhánh Từ Sơn.
    Chương 4: Giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả huy động vốn dân cư
    tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển chi nhánh Từ Sơn.
     
Đang tải...