Luận Văn Giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển đào tạo nghề ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, năng lực cạnh
    tranh quyết định sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Một trong các yếu
    tố quan trọng cấu thành năng lực cạnh tranh là nguồn nhân lực có chuyên
    môn kỹ thuật cao, yếu tố này có được thông qua giáo dục đào tạo (GD-ĐT)
    và đặc biệt là thông qua đào tạo nghề (ĐTN), nơi tạo ra nhân lực trực tiếp
    sản xuất với kỹ năng nghề được trang bị phù hợp với sự tiến bộ của công
    nghệ sản xuất và yêu cầu sử dụng của thị trường lao động.
    Mặt khác, lịch sử phát triển các nền kinh tế trên thế giới cũng chỉ ra
    rằng: để phát triển kinh tế cần ba loại nguồn lực cơ bản là tài nguyên thiên
    nhiên, nguồn lực tài chính và nguồn lực con người. Trong những thời kỳ mà
    nền kinh tế tự nhiên còn phổ biến thì sự tăng trưởng kinh tế của các quốc
    gia trên thế giới chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động
    thủ công, do đó nước nào càng giàu tài nguyên hoặc nhiều lao động thì nước
    đó có lợi trong phát triển kinh tế- xã hội và ngược lại. Tuy nhiên, khi kinh tế
    quốc tế phát triển thì nguyên lý này không còn đúng với mọi trường hợp trên
    thế giới. Nhật bản, Hàn quốc, Singapore là những nước rất nghèo về tài
    nguyên thiên nhiên nhưng lại có tốc độ phát triển kinh tế cao, bởi lẽ các
    quốc gia này có sự quan tâm đặc biệt đến phát triển nguồn nhân lực.
    Nhận thức được vai trò của phát triển nguồn nhân lực nói chung và
    ĐTN nói riêng trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Đảng ta đã xác định:
    "Đầu tư cho GD-ĐT là đầu tư phát triển và là quốc sách hàng đầu"[26]. Tư
    tưởng chỉ đạo được bắt đầu từ Nghị quyết Trung ương II khoá VIII vào cuối
    năm 1996. Suốt 13 năm qua, GD-ĐT nói chung và ĐTN nói riêng đã có sự
    phát triển mạnh mẽ, góp phần đáng kể vào sự phát triển của nước ta. Tuy
    nhiên, so với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH trong giai đoạn mới,
    nguồn nhân lực nước ta cần được phát triển mạnh hơn cả về số lượng và
    chất lượng. Để đạt được điều này, ngoài những nỗ lực về tổ chức, quản lý,
    phương pháp tiếp cận, mô hình giáo dục tiên tiến . cần huy động mọi
    nguồn lực để đầu tư cho GD-ĐT nói chung và ĐTN nói riêng.
    Trong những năm vừa qua, đã có một số đề tài, đề án nghiên cứu về
    ĐTN và phát triển ĐTN ở Việt Nam. Song, cho đến nay chưa có đề tài, đề
    án nào nghiên cứu một cách độc lập, phân tích một cách toàn diện vấn đề
    huy động vốn cho đầu tư phát triển ĐTN.
    2
    Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn vấn đề: “Giải pháp huy
    động vốn cho đầu tư phát triển đào tạo nghề ở Việt Namlàm đề tài
    nghiên cứu của luận án.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Làm rõ thêm những vấn đề lý luận về ĐTN và huy động vốn cho đầu
    tư phát triển ĐTN. Phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn cho đầu tư
    phát triển ĐTN ở Việt Nam trong thời gian qua. Đề xuất các giải pháp huy
    động vốn cho đầu tư phát triển ĐTN trong thời gian tới, nhằm đáp ứng
    chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020 đã được Đảng và Nhà n-
    ước ta đặt ra.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
    Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về huy động vốn
    cho đầu tư phát triển ĐTN ở Việt Nam cũng như kinh nghiệm của một số
    nước trên thế giới. Trọng tâm phân tích thực trạng huy động vốn cho đầu tư
    phát triển ĐTN ở Việt Nam giai đoạn 2001-2008.
    4. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
    * Về ý nghĩa khoa học: đã tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề lý
    luận cơ bản về ĐTN, các nguồn vốn đầu tư và vai trò của nó đối với ĐTN;
    các nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn cho đầu tư phát triển ĐTN;
    tổng kết những bài học kinh nghiệm trong việc huy động vốn cho đầu tư
    phát triển ĐTN ở một số nước trên thế giới.
    * Về ý nghĩa thực tiễn: đã tổng hợp số liệu, phân tích, đánh giá thực
    trạng huy động vốn cho đầu tư phát triển ĐTN ở Việt Nam trong thời gian
    qua. Trên cơ sở đó, luận án đã đề xuất một hệ thống các giải pháp nhằm
    huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển ĐTN ở nước ta trong
    thời gian tới.
    5. Bố cục của luận án
    Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các chữ viết tắt,
    danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án được kết cấu thành 3
    chương:
    Chương 1: Đào tạo nghề và huy động vốn cho đầu tư phát triển
    đào tạo nghề.
    Chương 2: Thực trạng huy động vốn cho đầu tư phát triển đào tạo nghề
    ở Việt Nam.
    Chương 3: Giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển đào tạo nghề ở
    Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...