Luận Văn Giải pháp huy động nguồn vốn tín dụng để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tại Việt Nam trong giai đoạ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 20/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Nền kinh tế Việt Nam đang trải qua hai quá trình chuyển đổi lớn - chuyển đổi từ nền tảng nông thôn sang nền tảng đô thị và từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế định hướng thị trường. Cả hai chiều hướng này đang hỗ trợ và củng cố cho nhau. Sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong tương lai phụ thuộc nhiều vào khả năng phát triển các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ theo cơ chế thị trường mang tính cạnh tranh. Đó chính là quá trình CNH - HĐH và chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp định hướng xã hội chủ nghĩa, về cơ bản nước ta trở thành nước CNH vào năm 2020. Trong quá trình đó, các đô thị Việt Nam đã đóng góp khoảng 70% tổng sản lượng kinh tế. Những cơ hội kinh tế ở các khu đô thị đang làm gia tăng nhanh chóng dân số đô thị, trong đó có phần đáng kể dân di cư từ nông thôn ra thành thị. Sự gia tăng dân số đô thị đó vừa tạo ra triển vọng tăng trưởng kinh tế vừa đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết về cơ sở hạ tầng đô thị.
    Hiện tại, Việt Nam đang ở vào một thời điểm rất quan trọng, thời điểm mà quá trình phát triển liên tục và những tiến bộ đầy ấn tượng trong vấn đề xoá đói giảm nghèo phụ thuộc vào sự phát triển ổn định lâu dài của đất nước. Cơ sở hạ tầng đầy đủ là mấu chốt quan trọng cho xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo đà phát triển kinh tế bền vững. Phát triển đất nước phụ thuộc vào quản lý hiệu quả quá trình đô thị hoá, phi tập trung hoá mạnh mẽ hơn nữa, và phụ thuộc vào việc cung cấp các khả năng tiếp cận đến các hạ tầng cơ sở cần thiết để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân đô thị.
    Quá trình đô thị hoá có quan hệ biện chứng tích cực với tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. Đô thị hoá được quản lý tốt và được thực hiện một cách có hiệu quả sẽ là cơ sở tốt nhất và bền vững nhất tạo ra tốc độ tăng trưởng cao, thúc đẩy kinh tế xã hội tăng trưởng bền vững và ngược lại. Nếu cơ sở hạ tầng đô thị không có được quy hoạch tốt, không được đầu tư đúng mức thì tăng trưởng sẽ không bền vững, chất lượng cuộc sống không được đảm bảo, đồng thời phát triển kinh tế xã hội không được như mong muốn. Vì vậy, cần có một chính sách đô thị đúng đắn và thực tế để dung hoà tăng trưởng và giải quyết những hậu quả của đô thị hoá. Đối với Việt Nam, những thách thức đặc thù đã nảy sinh từ quá trình đô thị hoá thể hiện ở những điểm sau:
    - Thực tế phát triển đô thị hoá ở Việt Nam cho thấy hầu hết các đô thị đều thiếu cơ sở hạ tầng cơ bản: Chỉ có khoảng 65% cư dân đô thị có nước máy dùng; rất ít thành phố có hệ thống xử lý nước thải và phương tiện xử lý chất rắn an toàn, dịch vụ giao thông rất hạn chế.
    - Môi trường các đô thị bị xuống cấp nghiêm trọng và các vấn đề sức khoẻ nảy sinh do thiếu xử lý chất thải sinh hoạt và do đổ thải bừa bãi các chất thải công nghiệp.
    - Sự gia tăng xe gắn máy và tắc nghẽn giao thông đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông đô thị và làm gia tăng ô nhiễm không khí. Điều đó không những làm gia tăng chi phí xã hội mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống.
    - Trên thực tế, tăng trưởng có quy hoạch cũng như không có quy hoạch đang bùng nổ ở các vùng ven đô, nơi thường chưacó đầy đủ các dịch vụ hạ tầng. Xây dựng cơ sở hạ tầng cho những công trình thiếu quy hoạch thường tốn kém hơn rất nhiều so với việc xây dựng các cơ sở này ngay từ đầu, như là một phần hợp nhất của công trình phát triển.
    Với tốc độ đô thị hoá như hiện nay thì tình trạng thiết hụt cơ sở hạ tầng đô thị là một điều tất yếu tại hầu hết các địa phương trong cả nước. Do vậy, một yêu cầu đặt ra là phải xây dựng một cách đồng bộ có hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng đô thị, các dịch vụ đô thị để đáp ứng nhu cầu của cư dân đô thị. Để làm được điều này cần huy động được tổng lực các nguồn vốn trong đó có nguồn vốn tín dụng cho phát triển CSHTĐT bởi nhu cầu vốn cho phát triển CSHTĐT là rất lớn. Nhận thấy đây là một vấn đề rất nóng tại Việt Nam hiện nay và trong những năm tới mà tôi đã chọn đề tài “Giải pháp huy động nguồn vốn tín dụng để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tại Việt Nam trong giai đoạn mới” làm luận văn tốt nghiệp khoá học Thạc sỹ kinh tế của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
    Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn huy động vốn tín dụng để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút tối đa các nguồn tín dụng phát triển cơ sở hạ tầng đô thị. Để đạt được mục đích đó, đề tài có nhiệm vụ:
    - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về đô thị hoá và việc huy động vốn tín dụng cho đô thị hoá.
    - Trên cơ sở mô tả tốc độ đô thị hoá hiện nay; tình trạng cơ sở hạ tầng tại các đô thị hiện tại để làm rõ vị trí, vai trò, sự cần thiết của việc huy động vốn tín dụng phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Việt Nam trong giai đoạn tới.
    - Đánh giá thực trạng huy động các nguồn vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng đô thị trong thời gian qua và xu hướng phát triển của các nguồn vốn nói chung và nguồn vốn tín dụng nói riêng trong thời gian tới dành cho phát triển cơ sở hạ tầng đô thị.
    - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường các nguồn vốn tín dụng phát triển cơ sở hạ tầng đô thị.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động huy động vốn tín dụng phát triển cơ sở hạ tầng đô thị trong quá trình đô thị hoá ở Việt Nam. Trên thực tế, đối tượng nghiên cứu của đề tài là rất rộng bởi CSHT đô thị bao gồm rất nhiều lĩnh vực kể cả cơ sở hạ tầng “cứng” như giao thông, điện, cấp thoát nước, xử lý rác thải ; và cơ sở hạ tầng “mềm” như giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường. Hơn nữa quá trình đô thị hoá ở Việt Nam cũng đã bắt đầu từ lâu, diễn ra trên tất cả 63 tỉnh thành phố trên cả nước. Các hình thức tín dụng phát triển cơ sở hạ tầng đô thị cũng rất đa dạng. Do đó, trong khuôn khổ nghiên cứu của một luận văn cao học không thể đi sâu nghiên cứu chuyên về một hình tín dụng cụ thể cho một loại cơ sở hạ tầng cụ thể được. Bởi vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài cũng sẽ được giới hạn ở các nguồn vốn tín dụng phát triển cơ sở hạ tầng đô thị nói chung ở Việt Nam, tầm nhìn 2020.
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
    Về mặt lý luận: Đề tài làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về đô thị hoá nói chung, và các nguồn vốn tín dụng có thể huy động được cho phát triển cơ sở hạ tầng.
    Về mặt thực tiễn: Đề tài phân tích, đánh giá thực trạng huy động các nguồn tài chính cho cơ sở hạ tầng các đô thị Việt Nam trong những năm qua. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm huy động được nhiều hơn các nguồn vốn tín dụng phát triển cơ sở hạ tầng đô thị trong giai đoạn 2011 - 2020.
    5. Kết cấu của luận văn.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của đề tài được trình bày theo ba chương, cụ thể như sau:
    Chương 1: Tổng quan về cơ sở hạ tầng đô thị và nguồn vốn tín dụng để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị.
    Chương 2: Thực trạng huy động nguồn vốn tín dụng phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tại Việt Nam.
    Chương 3: Giải pháp huy động nguồn vốn tín dụng để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tại Việt Nam.
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ VÀ NGUỒN VỐN TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ. 5
    1.1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG 5
    1.1.1 Khái niệm đô thị và cơ sở hạ tầng đô thị. 5
    1.1.2 Đặc điểm cơ sở hạ tầng đô thị. 6
    1.1.3 Các nguồn vốn phát triển cơ sở hạ tầng đô thị 7
    1.2. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ 8
    1.2.1 Khái niệm, đặc điểm tín dụng và tín dụng phát triển cơ sở hạ tầng đô thị 8
    1.2.2 Phân loại 13
    1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn tín dụng phát triển đô thị 16
    1.3. KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC TRONG THU HÚT NGUỒN VỐN PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ 19
    1.3.1 Kinh nghiệm mở rộng tín dụng đô thị của Châu Âu. 19
    1.3.2 Nâng cao vai trò của các ngân hàng đầu tư phát triển. 20
    1.3.3 Tích cực phối hợp giữa khu vực công và khu vực tư nhân trong huy động và phân phối tín dụng phát triển cơ sở hạ tầng đô thị 22
    1.3.4 Đề cao vai trò tư vấn và trung gian thu xếp tài chính cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng đô thị 23
    1.3.5 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. 25
    Chương 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM . 27
    2.1. QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở VIỆT NAM. 27
    2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ 30
    2.2.1 Hiệu quả đầu tư thấp càng làm căn thẳng thêm tình trạng đói vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị 31
    2.2.2 Thực trạng cho vay ưu đãi của tín dụng nhà nước nhằm phát triển cơ sở hạ tầng đô thị 34
    2.2.3 Nguồn vốn ODA và cơ chế cho vay lại phát triển cơ sở hạ tầng đô thị 38


    2.2.4 Trái phiếu chính quyền địa phương. 40
    2.2.5 Quỹ Đầu tư phát triển địa phương. 43
    2.2.6 Thực trạng huy động tín dụng thương mại cho phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Việt Nam 47
    2.2.7 Hợp tác công - tư trong huy động tín dụng và các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị 50
    2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 52
    2.3.1 Những vấn đề đặt ra trong quá trình đô thị hoá. 52
    2.3.2 Những vấn đề đặt ra trong khu vực tín dụng nhà nước. 54
    2.3.3 Những vấn đề đặt ra trong khu vực tín dụng thương mại. 58
    2.3.4 Những vấn đề đặt ra trong khu vực tín dụng hỗn hợp. 58
    Chương 3. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI. 60
    3.1. DỰ BÁO XU HƯỚNG ĐÔ THỊ HÓA và nhu cẦU VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ GIAI ĐOẠN 2011-2020. 60
    3.1.1 Xu hướng đô thị hoá giai đoạn 2011 - 2020. 60
    3.1.2 Dự báo tổng nhu cầu vốn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020. 61
    3.1.3 Dự báo nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đến năm 2020. 64
    3.2. QUAN ĐIỂM . 66
    3.2.1 Quan điểm 1: Chính quyền địa phương chủ động tìm kiếm nguồn tài chính, không trông chờ vào ngân sách cấp trên. 66
    3.2.2 Quan điểm 2: Xây dựng mô hình thích hợp để huy động nguồn vốn tín dụng được nhiều nhất phù hợp với thực trạng Việt Nam. 67
    3.2.3 Quan điểm 3: Coi trọng phát triển tín dụng nhà nước nhưng không quên tín dụng thị trường cho phát triển cơ sở hạ tầng đô thị. 68
    3.2.4 Quan điểm 4: Thúc đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị 68
    3.3. GIẢI PHÁP. 69
    3.3.1 Nhóm các giải pháp tăng cường huy động nguồn vốn tín dụng nhà nước


    cho phát triển cơ sở hạ tầng đô thị. 70
    3.3.2 Đối với nhà nước trung ương. 70
    3.3.3 Đối với các cấp chính quyền địa phương. 73
    3.3.4 Nhóm các giải pháp tăng cường huy động nguồn vốn tín dụng ngân hàng cho phát triển cơ sở hạ tầng đô thị 77
    3.3.5 Nhóm các giải pháp tăng cường huy động nguồn vốn tín dụng hỗn hợp (nhà nước, doanh nghiệp, dân cư) cho phát triển cơ sở hạ tầng đô thị. 80
    3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN 86
    3.4.1 Tiếp tục đẩy mạnh việc phân cấp quản lý kinh tế cho Chính quyền địa phương. 86
    3.4.2 Hoàn thiện hệ thống khung pháp lý và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước. 87
    3.4.3 Phát triển thị trường tài chính nhằm nâng cao khả năng luân chuyển và huy động vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng đô thị. 88
    3.4.4 Ổn định kinh tế vĩ mô nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào cơ sở hạ tầng đô thị 89
    KẾT LUẬN . 90
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 91
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...