Luận Văn Giải pháp hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế

Thảo luận trong 'Chứng Khoán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Giải pháp hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 5

    1.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán 5

    1.1.1 Tính tất yếu và sự ra đời của thị trường chứng khoán trên thế giới . 5

    1.1.2 Các chủ thể tham gia thị trường 7

    1.1.3 Vai trò của thị trường chứng khoán 9

    1.1.4 Nguyên tắc hoạt động của TTCK . 13

    1.2 Giới thiệu thị trường chứng khoán Việt Nam 14

    1.2.1 Hoàn cảnh ra đời . 14

    1.2.2 Cơ cấu tổ chức 16

    1.2.2.1 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh 16

    1.2.2.2 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội . 18

    1.2.3 Khung pháp lý của TTCK Việt Nam 21

    1.3 Kinh nghiệm phát triển TTCK của một số quốc gia trong khu vực 24

    1.3.1 Thị trường chứng khoán Trung Quốc . 24

    1.3.2 Thị truờng chứng khoán Hàn Quốc 25

    1.3.3 Thị trường chứng khoán Thái Lan 26

    CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 29
    2.1 Bối cảnh chung của nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập 29

    2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm qua (từ năm 1990

    đến nay) . 29

    2.1.2 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với nền kinh tế và sự phát triển của TTCK Việt Nam . 33
    2.2 Kết quả hoạt động của TTCK Việt Nam trong những năm qua (7/2000 – 7/2006)

    . 37

    2.2.1 Tình hình hoạt động của TTGDCK TP. Hồ Chí Minh . 37

    2.2.2 Tình hình hoạt động tại TTGDCK Hà Nội . 55

    2.3 Đánh giá các mặt còn tồn tại và phân tích nguyên nhân . 63




    2.3.1 Quy mô hàng hoá trên thị trường còn hạn chế . 63

    2.3.2 Những tồn tại trong hoạt động của TTGDCK TP.Hồ Chí Minh 68

    2.3.3 Những tồn tại trong hoạt động của TTGDCK Hà Nội . 69

    2.3.4 Một số tồn tại trong hoạt động của các định chế tài chính trung gian 70

    CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ 72
    3.1 Định hướng phát triển TTCK Việt Nam trong thời gian sắp tới . 72

    3.1.1 Mục tiêu 72

    3.1.2 Quan điểm và nguyên tắc phát triển thị trường chứng khoán 72

    3.1.3 Định hướng phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010 . 73

    3.2 Các giải pháp hoàn thiện và phát triển TTCK Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế . 76
    3.2.1 Giải pháp vĩ mô 76

    3.2.2 Các giải pháp trực tiếp đối với TTCK 77

    3.2.2.1 Hoàn thiện khung pháp lý 77

    3.2.2.2 Phát triển cung - cầu hàng hóa cho TTCK 79

    3.2.2.3 Phát triển thị trường giao dịch thứ cấp . 86

    3.2.2.4 Hoàn thiện công tác công bố thông tin 93

    3.2.2.5 Phát triển hoạt động của các định chế tài chính trung gian . 96

    3.2.2.6 Các giải pháp hỗ trợ . 102

    KẾT LUẬN 105

    Danh mục công trình của tác giả

    Tài liệu tham khảo

    Phụ lục 1 : Phiếu khảo sát

    Phụ lục 2 : Kết quả khảo sát




    LỜI MỞ ĐẦU



    Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Chỉ số GDP tăng trưởng liên tục trong nhiều năm. Muốn duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay, nền kinh tế cần được đầu tư một lượng vốn lớn không chỉ từ Chính phủ mà từ các đơn vị kinh tế, hộ gia đình và từng cá nhân. Để có thể huy động nguồn vốn lớn từ mọi đối tượng trong nền kinh tế, chúng ta cần có một hệ thống các kênh huy động vốn hiệu quả. Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam - là một định chế tài chính trong thị trường vốn đã ra đời cách đây hơn
    6 năm. Sau 20 năm đổi mới, đất nước ta đã phát triển một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa rất thành công và đạt những thành tựu nhất định. Một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh tất yếu đòi hỏi phải có một thị trường chứng khoán – nơi thu hút và tích lũy vốn dài hạn cho nền kinh tế phát triển. Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, và nhất là đứng trước vận hội gia nhập WTO, thị trường chứng khoán Việt Nam phải được mở cửa và sẽ đón nhận nhiều cơ hội cũng như thách thức như là một tất yếu khách quan.
    So sánh với thị trường chứng khoán thế giới, TTCK Việt Nam còn rất non trẻ. Tuy nhiên, sau hơn 6 năm hoạt động, quy mô và các chủ thể tham gia thị trường đều đạt được những kết quả nhất định.
    Trong những năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã từng bước trưởng thành và phát triển. Tuy nhiên, quy mô và các yếu tố cấu thành chưa tương xứng và ngang tầm với TTCK của các nước trong khu vực. Chính vì vậy, vấn đề cần đặt ra cho các nhà quản lý cũng như những ai quan tâm đến sự hoạt động và phát triển của TTCK là phải làm thế nào để củng cố những kết quả đã đạt được cũng như nhanh chóng xây dựng một thị trường chứng khoán vững mạnh ngang tầm so với các nước trong khu vực.
    Đứng trước thực trạng đó, chúng ta cần phân tích và đánh giá các mặt đã

    đạt được cũng như những hạn chế trong hoạt động của TTCK để từ đó hoạch




    định một cách có hệ thống các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt

    Nam trong tiến trình hội nhập là cần thiết và tất yếu.

    Từ những đặc điểm nêu trên, tôi xin chọn đề tài “Chặng đường 6 năm của Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và Giải pháp” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. Trong thời gian qui định, tôi đã nghiên cứu và hoàn thành đề tài nhằm đạt được những mục tiêu sau:
    - Về mặt lý luận, luận văn đã nêu lên những vấn đề lý luận cơ bản nhất về thị trường chứng khoán và vai trò của TTCK, các nguyên tắc hoạt động cũng như các chủ thể tham gia thị trường. Bên cạnh đó, luận văn đã giới thiệu được thị trường chứng khoán Việt Nam từ hoàn cảnh ra đời, cơ cấu tổ chức cũng như khung pháp lý hiện hành đang điều chỉnh các hoạt động của thị trường chứng khoán. Nội dung cuối cùng trong phần này, luận văn trình bày kinh nghiệm phát triển TTCK của các nước trong khu vực để so sánh và rút ra bài học kinh nghiệm cho việc phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.
    - Về mặt thực tiễn, luận văn sẽ phân tích đánh giá kết quả hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam chủ yếu tại hai Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) TP. Hồ Chí Minh và TTGDCK Hà Nội; là hai tổ chức chính thức của thị trường chứng khoán Việt Nam đã được thành lập trong bối cảnh chung của nền kinh tế Việt Nam thời gian qua. Trên cơ sở phân tích đánh giá trên và so sánh với “Chiến lược Phát triển Thị trường Chứng khoán Việt Nam đến năm 2010”, luận văn xin được đề nghị một hệ thống các giải pháp đồng bộ để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong tiến trình hội nhập hiện
    nay.

    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :

    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là thị trường chứng khoán Việt Nam và các yếu tố cần thiết cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam qua
    6 năm hoạt động kể từ khi nó chính thức được thành lập vào năm 2000. Thông qua đó chúng ta có thể thấy được các kết quả mà TTCK đã đạt được cùng với các mặt còn hạn chế, từ đó xác định các nguyên nhân kìm hãm và đưa ra các giải




    pháp cụ thể cho việc phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian sắp tới.
    Phương pháp nghiên cứu :

    Phương pháp chung được thực hiện xuyên suốt luận văn là xem xét và giải quyết các vấn đề có liên quan trong mối liên hệ phổ biến, trong trạng thái vận động và phát triển. Kết quả hoạt động cũng như những mặt còn hạn chế của thị trường chứng khoán Việt Nam được phân tích đánh giá có gắn với việc nghiên cứu hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của nền kinh tế nước ta cũng như xu thế phát triển chung của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới mang tính thực tế khách quan.
    Ngoài ra, một số phương pháp khác cũng được sử dụng trong luận văn như phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp và phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp.
    Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp được áp dụng để nghiên cứu cơ sở lý luận về TTCK thông qua việc lựa chọn hệ thống hóa các vấn đề có mang tính tất yếu cho sự hình thành TTCK tại Việt Nam. Dữ liệu thứ cấp còn dùng làm căn cứ để đánh giá kết quả hoạt động của các chủ thể trong thị trường chứng khoán Việt Nam từ đó đưa ra hệ thống giải pháp ở phần sau.
    Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp nhằm thu thập và phân tích thông tin liên quan đến nhận thức và nhu cầu về triển vọng cũng như định hướng các giải pháp cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Để thu thập dữ liệu sơ cấp thực hiện cho việc nghiên cứu đề tài này, một cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi đã được thực hiện với trên 100 mẫu điều tra từ các sinh viên, học viên các lớp học ngoài giờ tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
    Quá trình nghiên cứu luận văn, phương pháp phân tích tổng hợp cũng được tích cực thực hiện dựa trên việc nghiên cứu các đề xuất, giải pháp đã được các nhà chuyên môn đưa ra trước đây từ đó lựa chọn các giải pháp cần phát huy mở rộng cũng như đưa ra các giải pháp cụ thể, sâu hơn cho từng khía cạnh cần phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.











    tiễn.

    Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu :

    Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa cả về mặt khoa học cũng như thực



    Về mặt khoa học, đề tài đã khẳng định được vai trò của TTCK trong nền



    tài chính quốc gia, sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam là yêu cầu tất yếu trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh và trong bối cảnh hội nhập.
    Về mặt thực tiễn, các kết quả đạt được cũng như các mặt còn tồn tại của thị trường chứng khoán Việt Nam nêu lên trong luận văn phản ánh đúng thực tế đang diễn ra. Các giải pháp đưa ra cũng dựa trên chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010 đã được Chính phủ phê duyệt vì vậy có thể nghiên cứu phát triển và áp dụng cho từng chủ thể trong thị trường nhằm xây dựng một định chế TTCK cho Việt Nam hoàn thiện và phù hợp với xu thế phát
    triển.

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn bao gồm ba chương :
    Chương I : Tổng quan về thị trường chứng khoán

    Chương II : Thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua
    Chương III : Giải pháp hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán

    Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
     
Đang tải...