Thạc Sĩ Giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
    NĂM - 2011


    MỤC LỤC ( Luận văn dài 116 trang có file WORD)

    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1
    Một số vấn đề cơ bản về kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại 5
    1.1 Lý luận chung về kiểm toán nội bộ 5
    1.1.1 Sự cần thiết của kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại 5
    1.1.2 Định nghĩa kiểm toán nội bộ 8
    1.1.3 Phạm vi và mục tiêu hoạt động của kiểm toán nội bộ 11
    1.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ 12
    1.1.5 Các nguyên tắc hoạt động của kiểm toán nội bộ 13
    1.1.6 Cơ cấu tổ chức của bộ phận kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại 14
    1.2 Phương pháp kiểm toán nội bộ 16
    1.2.1 Phương pháp kiểm toán tuân thủ 16
    1.2.2 Phương pháp kiểm toán cơ bản 18
    1.3 Quy trình kiểm toán nội bộ 19
    1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán 20
    1.3.2 Thực hiện cuộc kiểm toán 25
    1.3.3 Lập báo cáo kiểm toán 27
    1.3.4 Đảm bảo chất lượng 28
    Kết luận chương 1 29

    Chương 2 30
    Thực trạng tổ chức kiểm toán nội bộ tại ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội. 30
    2.1 Khái quát về hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội 30
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội 30
    2.1.2 Mô hình tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội 32
    2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội 36
    2.2 Tổ chức kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội hiện nay 45
    2.2.1 Khái quát chung về tình hình tổ chức Kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội 45
    2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động tổ chức Kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội 49
    2.2.3 Công việc chính của tổ chức Kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội 52
    2.3 Kết quả kiểm toán một số hoạt động nghiệp vụ chính của tổ chức Kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội 66
    2.3.1 Một số sai phạm được phát hiện ở hoạt động kế toán, tài chính, và kho quỹ 68
    2.3.2 Một số sai phạm được phát hiện ở hoạt động tín dụng 73
    2.4 Đánh giá thực trạng tổ chức kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội 76
    2.4.1 Những thuận lợi và kết quả đạt được trong tổ chức kiểm toán nội bộ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội. 76
    2.4.2 Những tồn tại trong tổ chức kiểm toán nội bộ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội 78
    2.4.3 Nguyên nhân những tồn tại của công tác Kiểm toán nội bộ 83
    Kết luận chương 2 86
    Chương 3 87
    Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại ngân hàng TMCP Quân Đội. 87
    3.1 Định hướng hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội 87
    3.1.1 Định hướng tổ chức hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội giai đoạn 2010-2012 87
    3.1.2 Định hướng hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội 89
    3.2 Giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội. 89
    3.2.1 Hoàn thiện tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ 89
    3.2.2 Hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ 91
    3.2.3 Hoàn thiện phương pháp và kỹ thuật kiểm toán nội bộ 94
    3.2.4 Tăng cường giám sát thực hiện các kiến nghị sau kiểm toán 96
    3.2.5 Xây dựng đội ngũ kiểm toán viên có năng lực, có phẩm chất đạo đức và gắn bó với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội 97
    3.2.6 Tăng cường công tác giám sát từ xa và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm toán nội bộ 100
    3.2.7 Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội cần quan tâm hơn tới hiệu quả hoạt động của kiểm toán nội bộ 101
    3.2.8 Mở rộng phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ 102
    3.2.9 Một số giải pháp khác 103
    3.3 Một số kiến nghị 103
    3.3.1 Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước 103
    3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội 106
    Kết luận chương 3 107
    Kết luận 108
    Danh mục tài liệu tham khảo 109


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Hệ thống ngân hàng trong bất kỳ một nền kinh tế nào cũng luôn giữ vai trò quan trọng trong quá trình ổn định và phát triển kinh tế, xã hội.Với tư cách là định chế tài chính trung gian, hệ thống ngân hàng không chỉ thực hiện tốt việc huy động, phân phối lại nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, thanh toán và cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho các tổ chức, cá nhân mà còn thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tính hiệu quả trong hoạt động kinh tế, sự phồn thịnh hay suy thoái của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào chất lượng hoạch định hoặc thực thi chính sách tiền tệ một cách linh hoạt, có hiệu quả và chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng. Để đánh giá được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh hoạt động của hệ thống ngân hàng cần phải thông qua công tác kiểm toán, trong đó kiểm toán nội bộ có vai trò rất quan trọng.
    Là một trong những nhân tố cơ bản trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng, bộ phận kiểm toán nội bộ cung cấp một sự quan sát, đánh giá thường xuyên về toàn bộ hoạt động của ngân hàng, bao gồm cả tính hiệu quả của việc thiết kế và vận hành các chính sách và thủ tục về kiểm soát nội bộ. Cùng chung xu thế phát triển của kiểm toán nội bộ trên thế giới, thời gian vừa qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành những hướng dẫn cụ thể giúp các tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng Việt Nam hình thành và phát triển. Trong quá trình phát triển đó, hệ thống các ngân hàng Việt Nam đạt được những kết quả nhất định trong việc củng cố hệ thống kiểm soát nội bộ, nâng cao giá trị của kiểm toán nội bộ; tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại đang được đặt ra cho hệ thống kiểm toán nội bộ của các ngân hàng. Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ là một yêu cầu cũng như một nhân tố góp phần vào sự ổn định và phát triển của các ngân hàng thương mại.
    Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và các NHTM nói riêng đang đứng trước những thách thức mới đi kèm với nó là những rủi ro mới (rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, rủi ro tín dụng .). Do đó, để hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra, một nhiệm vụ không thể thiếu được và ngày càng trở nên thiết yếu trong hoạt động của các tổ chức tín dụng là phải tổ chức tốt công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong bản thân từng ngân hàng. Bởi lẽ, chính hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ sẽ phát hiện nhanh chóng các sai phạm tại tổ chức tín dụng, các kẽ hỡ trong văn bản chỉ đạo nội bộ của tổ chức, các thiếu sót trong tổ chức quy trình tác nghiệp, và các biểu hiện gian lận, mất an toàn trong kinh doanh, giúp ban lãnh đạo ngân hàng có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
    Đối với Ngân hàng TMCP Quân đội, một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, quản lý một khối lượng lớn vốn và tài sản của ngân hàng và khách hàng, công tác kiểm toán nội bộ được lãnh đạo ngân hàng hết sức chú trọng. Thời gian vừa qua, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Kiểm soát, kiểm toán nội bộ đã thực hiện kiểm toán tại các chi nhánh và công ty trực thuộc MB. Thông qua kết quả kiểm toán, Kiểm toán nội bộ đã thực hiện báo cáo, đề xuất, tham mưu cho Ban Kiểm soát trong việc đưa ra các kiến nghị nhằm đảo bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh; đóng góp bổ sung hoàn thiện quy trình, quy chế, quy định còn thiếu hoặc chưa phù hợp; tư vấn, đưa ra các cảnh báo rủi ro trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Mặc dù đạt được những thành công nhất định, tuy nhiên kiểm toán nội bộ tại NH TMCP Quân Đội vẫn còn một số hạn chế và chưa đạt được như kết quả mong muốn: mô hình tổ chức chưa kiện toàn, kỹ thuật và phương pháp kiểm toán chưa hoàn thiện, trình độ của kiểm toán viên còn chưa cao
    Nhận thức được vấn đề này, tôi đã lựa chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình với mong muốn đóng góp một số giải pháp để KTNB trong NH TMCP Quân Đội hoạt động có hiệu quả hơn, đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngân hàng.
    2. Mục đích nghiên cứu của luận văn.
    Về mặt lý luận: nghiên cứu và hệ thống hoá một số vấn đề lý thuyết cơ bản về kiểm toán nội bộ.
    Về mặt thực tiễn: đi sâu phân tích đánh giá thực trạng công tác kiểm toán nội bộ tại ngân hàng TMCP Quân Đội. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức kiểm toán nội bộ tại ngân hàng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...