Luận Văn Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại thàn

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn gồm 102 trang với nội dung tóm tắt như sau:

    1.
    Lý do chọn đề tài

    Ngày nay trên thế giới, các tổ chức phi chính phủ (PCP) đã trở thành một nhân tố quan trọng hoạt động trên nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực cứu trợ nhân đạo và phát triển xã hội. Trong thời gian qua, các tổ chức PCP đã phát triển rất mạnh mẽ, trở thành một hiện tượng có tính toàn cầu đến mức người ta đã nói tới một “cộng đồng PCP” mà quan hệ đối ngoại của các quốc gia cần phải tính đến. Trong quá trình phát triển xã hội bên cạnh nỗ lực của các chính phủ và tổ chức quốc tế, các tổ chức PCP cũng đã góp một phần công sức đáng kể nhằm cải thiện cuộc sống của những người nghèo và những người bị thiệt thòi trong xã hội. Vai trò của các tổ chức PCP ngày càng được khẳng định, sự tham gia của họ trên các diễn đàn về kinh tế, xã hội và phát triển ngày một tăng. Tiếng nói của các tổ chức PCP đối với các vấn đề thuộc mối quan tâm chung của cộng đồng quốc tế ngày càng được các nước và các tổ chức quốc tế lớn như Liên hợp quốc (UN), Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) và đặc biệt các tổ chức ngân hàng, tài chính thế giới như Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) quan tâm. Chính phủ nhiều nước ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về vai trò và ảnh hưởng của các tổ chức PCP, tăng cường thông qua các tổ chức PCP triển khai các dự án viện trợ nhằm thực hiện chính sách đối ngoại của mình.

    Việt Nam có quan hệ với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) từ khá lâu và trên nhiều lĩnh vực như cứu trợ thiên tai, y tế, giáo dục đào tạo, trao đổi văn hóa và kỹ thuật, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường Mức độ tham gia của các tổ chức này vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam ngày càng trở nên sâu rộng, điều này không chỉ thể hiện qua số lượng các tổ chức PCPNN hoạt động tại Việt Nam và giá trị nguồn viện trợ ngày càng tăng; lĩnh vực và địa bàn hoạt động ngày càng mở rộng mà còn thể hiện qua mối quan hệ ngày càng gắn kết giữa chính phủ, chính quyền các cấp của Việt Nam với các tổ chức PCPNN.

    Hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam hiện nay diễn ra ở nhiều ngành, cấp và địa phương. Các tổ chức PCPNN tuy có nhiều đóng góp tích cực giúp Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội, song cũng là đối tượng đặc biệt nhạy cảm trong quan hệ đối ngoại bởi hoạt động của họ có liên quan nhiều đến chính trị, đối ngoại, an ninh, xã hội của quốc gia. Do đó, việc quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam là rất cần thiết.
    Đặc biệt, tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) hiện nay có hơn 150 tổ chức PCPNN được cấp giấy phép hoạt động trong đó số lượng thực tế các tổ chức có dự án và hoạt động hiệu quả chỉ chiếm khoảng 60%. Hoạt động của các tổ chức PCPNN tại thành phố Hồ Chí Minh đa dạng trên nhiều lĩnh vực và ngày càng có nhiều tổ chức mới đến triển khai hoạt động tại thành phố. Tuy nhiên về mặt lý luận cũng như thực tiễn còn tồn tại nhiều vấn đề cần nghiên cứu, hoàn thiện như thể chế quản lý nhà nước chưa đầy đủ, chưa thống nhất, đồng bộ, chưa phù hợp với thực tiễn công tác quản lý nhà nước về TCPCPNN tại thành phố; tổ chức bộ máy quản lý các TCPCPNN chưa được kiện toàn; nhân sự chưa đảm bảo tính chuyên môn nghiệp vụ; cơ chế quản lý chưa thống nhất từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là chưa có cơ chế quản lý đặc thù cho thành phố Hồ Chí Minh nhằm quản lý các TCPCPNN tại thành phố một cách hiệu quả nhất

    Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả đã chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Quản lý hành chính công.

    2. Tình hình nghiên cứu đề tài

    Cho đến nay, tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về công tác PCPNN song mới chỉ nghiên cứu tập trung làm sáng tỏ những vấn đề như vai trò, phương thức hoạt động, kinh nghiệm xây dựng dự án viện trợ, những đóng góp tích cực và những vấn đề mặt trái của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam, hoàn thiện QLNN về công tác PCPNN tại Việt Nam Tuy nhiên, chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu đầy đủ và chính thức về thực trạng hoạt động và QLNN về hoạt động của các tổ chức PCPNN tại TPHCM. Đã có một số cơ quan quản lý và một số nhà nghiên cứu đưa ra các bài tham luận đề cập tới vấn đề QLNN về hoạt động của các tổ chức PCPNN tại TPHCM song những nghiên cứu đó chủ yếu phản ánh thực trạng quản lý của đơn vị cụ thể, chưa phải là nghiên cứu ở tầm vĩ mô, chưa mang tính khái quát và tính lý luận cao.

    3.
    Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực trạng QLNN về hoạt động của các tổ chức PCPNN tại TPHCM hiện nay và đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện. Cụ thể, đề tài tập trung giải quyết những vấn đề sau:
    - Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
    - Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
    - Đề xuất những giải pháp và kiến nghị hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại TP.HCM.

    4.
    Phạm vi & đối tượng nghiên cứu
    Đề tài giới hạn thời gian nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2005 cho đến nay.
    Đề tài chỉ tập trung vào nội dung QLNN đối với các tổ chức PCPNN được cấp phép hoặc có dự án đã được phê duyệt thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
    Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các tổ chức PCPNN hoạt động trong những lĩnh vực được pháp luật nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam cho phép, cụ thể là lĩnh vực viện trợ nhân đạo, từ thiện và phát triển chứ không nghiên cứu các tổ chức PCPNN hoạt động trên các lĩnh vực khác như tôn giáo, nhân quyền, môi giới con nuôi .

    5.
    Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    Đề tài tiếp cận phương pháp luận của phép duy vật biện chứng, lấy các kiến thức khoa học quản lý, quản lý nhà nước và các quan điểm của Đảng về đối ngoại nhân dân và công tác phi chính phủ nước ngoài làm cơ sở lý luận.
    Các phương pháp nghiên cứu cơ bản được áp dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài này là: phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp so sánh và phương pháp thống kê.

    6.
    Bố cục đề tài
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được cấu trúc làm ba chương, cụ thể như sau:

    Chương I: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

    Chương II: Thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

    Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh.

    MỤC LỤC
    [TABLE="width: 634"]
    [TR]
    [TD]MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG 1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
    1.1. Một số vấn đề lý luận về tổ chức phi chính phủ nước ngoài
    1.1.1. Khái niệm
    1.1.1.1. Khái niệm tổ chức phi chính phủ
    1.1.1.2. Khái niệm tổ chức phi chính phủ nước ngoài
    1.1.2. Đặc trưng
    1.1.2.1. Đặc trưng của các tổ chức phi chính phủ
    1.1.2.2. Đặc trưng của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
    1.1.3. Vai trò của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
    1.1.4. Lịch sử hình thành của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
    1.1.4.1. Lịch sử hình thành của các tổ chức phi chính phủ
    1.1.4.2. Lịch sử hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam
    1.1.5. Phân loại các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
    1.2. Quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
    1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
    1.2.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
    1.2.3. Vai trò của quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
    1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
    1.2.4.1. Xây dựng và ban hành chính sách, văn bản pháp luật QLNN về hoạt động của các tổ chức PCPNN
    1.2.4.2. Tổ chức thực hiện thể chế quản lý nhà nước đối với các tổ chức PCPNN tại Việt Nam
    1.2.4.3. Giám sát, kiểm tra và xử lý
    1.2.4.4. Tổng kết và đánh giá
    1.3. Kết luận chương 1
    Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
    2.1. Tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh
    2.1.1. Tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh
    2.1.2. Tổng quan các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh
    2.1.2.1. Đặc trưng của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại thành phố
    2.1.2.2. Phân loại các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại thành phố
    2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại TPCHM
    2.2.1. Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
    2.2.2. Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
    2.2.3. Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
    2.2.3.1. Quản lý nhà nước về sự hiện diện và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài

    2.2.3.2. Quản lý nhà nước về việc tiếp nhận và sử dụng nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
    2.2.3.3. Quản lý cán bộ, nhân viên làm việc cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
    2.2.3.4. Quản lý thông tin liên quan đến hoạt động của các tổ chức PCPNN.
    2.2.4. Hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra và xử lý
    2.2.5. Hoạt động tổng kết và đánh giá
    2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
    2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân
    2.3.1.1. Những kết quả đạt được
    2.3.1.2. Nguyên nhân của những kết quả
    2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân
    2.3.2.1. Những hạn chế còn tồn tại
    2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
    2.4. Kết luận chương 2

    Chương III. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh
    3.1. Dự báo xu thế phát triển của các tổ chức PCPNN tại TPHCM
    3.2. Quan điểm định hướng quản lý hoạt động PCPNN tại TPHCM
    3.2.1. Quan điểm định hướng chung của Đảng cộng sản Việt Nam
    3.2.2. Quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo thành phố
    3.3. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
    3.3.1. Nhóm giải pháp đối với trung ương
    3.3.1.1. Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý phù hợp với tình hình mới
    3.3.1.2. Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ phối hợp giữa các cơ quan Trung ương và địa phương
    3.3.2. Nhóm giải pháp đối với thành phố
    3.3.2.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố
    3.3.2.2. Nâng cao nhận thức về hoạt động PCPNN
    3.3.2.3. Chỉ đạo rà soát, ban hành các văn bản pháp luật phù hợp thực tế tại TPCHM
    3.3.2.4. Nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực thi các văn bản pháp luật
    3.3.2.5. Hoàn thiện bộ máy QLNN về hoạt động của các tổ chức PCPNN và cơ chế phối hợp
    3.3.2.6. Đào tạo bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
    3.3.2.7. Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát
    3.3.2.8. Nâng cao hiệu quả hoạt động tổng kết, đánh giá
    3.3.2.9. Nâng cao hiệu quả hoạt động dự đoán, lập kế hoạch
    3.3.2.10. Nâng cao hiệu quả vận động viện trợ
    3.3.2.11. Nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền
    3.3. Kết luận chương 3
    Kết luận[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...