Luận Văn Giải pháp hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính nhằm làm lành mạnh nền tài chính tại Xí nghiệp

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu



    Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phụ thuộc và rất nhiều yếu tố như môi trường kinh doanh, trình độ quản lý của các nhà doanh nghiệp, đặc biệt là trình độ quản lý tài chính. Quản lý tài chính luôn giữ một vị trí trọng yếu trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Đặc biệt trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, quản lý tài chính càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

    Trong quá trình quản lý tài chính khâu phân tích tài chính là khâu quan trọng nhất và được các nhà tài chính bắt đầu chú ý từ cuối thế kỷ XIX. Ngày nay, phân tích tài chính thực sự phát triển và được chú trọng hơn bao giờ hết bởi nhu cầu quản lý doanh nghiệp có hiệu quả ngày càng tăng, sự phát triển mạnh mẽ hệ thông tài chính, những tập đoàn kinh doanh và khả năng sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin. Kết quả phân tích tài chính được nhiều đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp quan tâm. Qua phân tích tài chính, các nhà quản lý biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp từ đó có những biện pháp làm lành mạnh nền tài chính, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh phát triển. Các nhà đầu tư thấy được khả năng trả nợ của doanh nghiệp từ đó có quyết định cho vay hay không .

    Qua quá trình thực tập tại Xí nghiệp dá hoa Granito Hà nội, có thời gian quan sát và tìm hiểu quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp cả thực tế và thông qua những báo cáo tài chính trông những năm gần đây em thấy rằng: Các chỉ tiêu tài chính của Xí nghiệp như Doanh thu, ROA, ROE . trong những năm gần đây đều tăng nhưng chưa cao, chưa phản ánh hết được tiềm năng của Xí nghiệp, hoạt động phân tích tài chính chưa được chú trọng đúng mức. Vì vậy, em chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính nhằm làm lành mạnh nền tài chính tại Xí nghiệp đá hoa Granito Hà noi”^. với mục đích góp phần xây dựng cho Xí nghiệp một tình hình tài chính lành mạnh tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp phát triển.

    Kết cấu của luận văn này gồm ba chương:

    Chương I: Lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp

    Chương II: Thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp tại Xí nghiệp đá hoa Granito Hà nội

    Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính nhằm làm lành mạnh nền tài chính tại Xí nghiệp đá hoa granito Hà nội

    Mặc dù, em đã cố gắng sử dụng tất cả những kiến thức đã được học trong trường lớp và những gì đã tìm hiểu được trong quá trình thực tập tại Xí nghiệp. Song với trình độ còn hạn chế và thời gian tiếp xúc tìm hiểu với thực tế không nhiều nên trong bài viết không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Em mong các thầy cô giáo, các cô, các chị ở phòng Tài chính - kế toán của Xí nghiệp, cùng toàn thể các bạn sinh viên quan tâm tới vấn đề phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp nói chung, đóng góp ý kiến với mục đích hoàn thiện hơn phương pháp phân tích tài chính ở Xí nghiệp so với thực trạng hiện nay.

    Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngân hàng Tài chính trường DHKTQD, các cô, các chị trong phòng tài chính kế toán Xí nghiệp đá hoa Granito Hà nội. Đặc biệt là cô giáo, Tiến sĩ: Nguyễn Thị Thu Thảo đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.










    Mục lục


    Chương I: lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp 5

    11 tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp 5

    11.1.Khại niệm về tài chính doanh nghiệp 5

    11.2.Cạc nội dung cơ bản về quản lý tài chính doanh nghiệp 6

    11.3.Khại niệm quản lý tài chính doanh nghiệp 8

    11.4.Nguyện tắc quản lý tài chính doanh nghiệp 9

    11.5.Bô. máy quản lý tài chính trong doanh nghiệp 12

    12.Phận tích tài chính doanh nghiệp 13

    12.1.Muc. tiêu và vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp 13

    12.2.Thộng tin dùng để phân tích tài chính 13

    Các thông tin từ bên ngoài doanh nghiệp. 14

    12.2.1.Bạng cân đối kế toán 15

    12.2.2.Bạo cáo kết quả kinh doanh 16

    12.2.3.Bạo cáo lưu chuyển tiền tệ 17

    12.3.Phượng pháp và nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 17

    12.3.1.Phận tích các tỷ số tài chính 18

    12.3.2.Sự dụng phương pháp phân tích DUPONT để phân tích tài chính doanh nghiệp 22

    12.3.3.Phận tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 24

    12.3.4.Phận tích các chỉ tiêu tài chính trung gian 24

    12.5 Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp. 25

    12.5.1. Nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp về tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp. 25

    12.5.2. Tổ chức hoạt động phân tích tài chính . 26

    12.5.3. Trình độ cán bộ phân tích tài chính. 26

    12.5.4. Chất lượng thông tin sử dụng trong phân tích tài chính. 27

    12.5.5. Việc lựa chọn phương tiện và công cụ phân tích tài chính . 27

    12.5.6. Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. 27

    Chương II: Thực trạng phân tích tài chính tại Xí nghiệp đá hoa granito Hà nội 29

    21.Giợi thiệu khái quát về xí nghệp đá hoa granito Hà nội 29

    21.1.Quạ trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp 29

    21.2.Chực năng của Xí nghiệp 30

    22.Cợ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp 31

    22.1.Sợ đồ tổ chức bộ máy quản lý 31

    22.2.Chực năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy quản lý 32

    22.3.Bô. máy kế toán 33

    22.4.Cạc phân xưởng tổ đội của Xí nghiệp 34

    23 Kết quả xuất kinh doanh của Xí nghiệp đá hoa granito Hà nội giai đoạn 2000-2002 35

    24.Thưc. trạng phân tích tài chính ở Xí nghiệp đá hoa Granito Hà nội 40

    24.1.Tỵ số khả năng thanh toán hiện hành 40

    24. 2Vọng quay tiền 41

    24.3.Hiêu. suất sử dụng tài sản 42

    24.4.Doạnh lợi tiêu thụ sản phẩm 43

    24.5.Doạnh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) 43

    24.6.Doạnh lợi tài sản (ROA) 44

    25.Đạnh giá thực trạng phân tích tài chính của Xí nghiệp đá hoa granito Hà nội 45

    25.1. Những kết quả đạt được. 45

    25.2. Những hạn chế và nguyên nhân 46

    25.2.1.Nhựng hạn chế 46

    25.2.2.Nguyện nhân 47

    Chương III một số giải pháp hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính nhằm làm lành mạnh nền tài chính tại Xí nghiệp đá hoa granito Hà nội 49

    31.Kệ hoạch phát triển của Xí nghiệp đá hoa granito Hà nội trong năm tới. 49

    31.1.Muc. tiêu và phương hướng hoạt động. 49

    31.2.Vệ công tác tài chính 52

    32.3.Vệ đầu tư sản xuất 52

    31.4.Vệ công tác đời sống CNV 52

    32.Môt. số giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính tại Xí nghiệp đá hoa granito Hà nội 53

    32.1.Sự dụng phương pháp phân tích bằng tỷ số và đưa thêm một số chỉ tiêu. 53

    32.1.1.Chị tiêu khả năng thanh toán nhanh 53

    32.1.2.Chị tiêu nợ trên tổng tài sản (hệ số nợ) 54

    32.1.3.Chị tiêu vòng quay dự trữ 55

    32.1.4.Chị tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định 56

    32.1.5.Chị tiêu hiệu suất sử dụng tài sản lưu động 56

    32.2.Dụng phương pháp phân tích Dupont để phân tích chỉ tiêu ROE 57

    32.3.Phận tích diễn biến nguồn và sử dụng nguồn 58

    33. Giải pháp hỗ trợ nhằm quản lý các khoản phải thu 63

    Xí nghiệp nên áp dụng chính sách tín dụng thương mại để quản lý các khoản phải thu 63

    34.Môt. số kiến nghị 66


    Chương I lý luận chung về phân tích tài chính

    doanh nghiệp


    11.tộng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp


    11.1.Khại niệm về tài chính doanh nghiệp

    Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế. Các quan hệ tài chính doanh nghiệp bao gồm:

    Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước

    Đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước, hay khi nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp.

    Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính

    Quan hệ này được thể hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài trợ. Trên thị trường tài chính doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, có thể phát hành cổ phiếu trái phiếu để đáp ứng nhu cầu dài hạn. Ngược lại doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay, lãi cổ phần cho các nhà tài trợ. Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng, hoặc đầu tư chứng khoán bằng số tiền tạm thời chưa sử dụng.

    Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác

    Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp khác trên thị trường hàng hoá dịch vụ, thị trường sức lao động. Đây là những thị trường mà tại đó doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc thiết bị, nhà xưởng, tìm kiếm lao động . Điều quan trọng là thông qua thị trường, doanh nghiệp có thể xác định được nhu cầu hàng hoá dịch vụ cần thiết cung ứng. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị nhằm thoả mãn nhu cầu thị trường.

    Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp

    Đây là quan hệ giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh, giữa cổ đông và người quản lý, giữa cổ đông và chủ nợ. Các mối quan hệ này được thể hiện thông qua hàng loạt chính sách của doanh nghiệp như : chính sách phân chia cổ tức, chính sách đầu tư, chính sách cơ cấu vốn .

    11.2.Cạc nội dung cơ bản về quản lý tài chính doanh nghiệp


    Các quan hệ tài chính doanh nghiệp được thể hiện trong quá trình sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp.

    Để tiến hành sản xuất kinh doanh, nhà doanh nghiệp phải tiến hành xử lý các quan hệ tài chính thông qua việc giải quyết ba vấn đề quan trọng sau đây:

    Thứ nhất : nên đầu tư dài hạn vào đâu và bao nhiêu cho phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh đã lựa chọn. Đây chính là chiến lược đầu tư dài hạn của doanh nghiệp và là cơ sở để dự toán vốn đầu tư.

    Thứ hai : nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể khai thác là những nguồn nào?

    Thứ ba : nhà doanh nghiệp sẽ quản lý hoạt động tài chính hàng ngày như thế nào ? Chẳng hạn, việc thu tiền từ khách hàng và trả tiền nhà cung cấp. Đây là quyết định tài chính ngắn hạn và chúng liên quan chặt chẽ tới quản lý tài sản lưu động của doanh nghiệp.

    Ba vấn đề trên không phải là tất cả mọi vấn đề về tài chính doanh nghiệp, nhưng nó là ba vấn đề lớn nhất và quan trọng nhất. Nghiên cứu tài chính doanh nghiệp thực chất là nghiên cứu cách thức giải quyết ba vấn đề đó.

    Trong nền kinh tế thị trường, đối với một doanh nghiệp, chủ sở hữu (cổ đông) thường không trực tiếp đưa ra những quyết định kinh doanh, mà doanh nghiệp thường thuê các nhà quản lý đại diện cho lợi ích của chủ sở hữu và thay mặt họ đưa ra những quyết định. Trong trường hợp này, nhà quản lý tài chính có trách nhiệm đưa ra lời giải cho ba vấn đề trên. Chẳng hạn để sản xuất, tiêu thụ một hàng hoá nào đó, doanh nghiệp thuê nhà quản lý mua sắm những yếu tố vật chất cần thiết như máy móc thiệt bị, dự trữ, đất đai và lao động. điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư vào các tài sản. Tài sản của một doanh nghiệp được phản ánh bên trái của bảng cân đối kế toán và được cấu thành từ tài sản lưu động và tài sản cố định. Tài sản lưu động là những tài sản có thời gian sử dụng ngắn, thành phần chủ yếu của nó là dự trữ, các khoản phải thu và tiền. Còn tài sản cố định là những tài sản có thời gian sử dụng dài và thường bao gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản vô hình.

    Để đầu tư vào các tài sản, doanh nghiệp cần phải có vốn, nghĩa là phải có tiền để đầu tư. Một doanh nghiệp có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu hoặc vay nợ dài hạn, ngắn hạn. Nợ dài hạn là những khoản nợ có thời gian trên một năm, còn nợ ngắn hạn là những khoản nợ có thời gian dưới một năm. Vốn chủ sở hữu là khoản chênh lệch giữa giá trị của toàn bộ tài sản và nợ của doanh nghiệp. Các nguồn vốn của một doanh nghiệp được phản ánh bên phải bảng cân đối kế toán.

    Như vậy, một doanh nghiệp nên đầu tư dài hạn vào những tài sản nào? Câu hỏi này liên quan đến bên trái bảng cân đối kế toán. Giải đáp cho vấn đề này là dự toán vốn đầu tư - đó là quá trình kế hoạch hoá và quản lý đầu tư dài hạn của doanh nghiệp. Trong quá trình này, nhà quản lý tài chính phải tìm kiếm cơ hội đầu tư sao cho thu nhập do đầu tư đem lại lớn hơn chi phí đầu tư. Điều đó có nghĩa là, giá trị hiện tại các dòng tiền do tài sản tạo ra phải lớn hơn giá trị hiện tại các khoản chi phí hình thành các tài sản đó.

    Nhà quản lý tài chính không phải chỉ quan tâm tới việc sẽ nhận được bao nhiêu tiền mà còn phải quan tâm tới việc khi nào nhận được và nhận được như thế nào. Đánh giá quy mô, thời hạn và rủi ro của các dòng tiền trong tương lai là vấn đề cốt lõi của quá trình dự toán vốn đầu tư.

    Doanh nghiệp có thể có được vốn bằng cách nào để đầu tư dài hạn? Vấn đề này liên quan đến bên phải bảng cân đối kế toán, liên quan tới cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp thể hiện tỷ trọng của nợ và vốn chủ sở hữu do chủ nợ và cổ đông cung ứng. Nhà quản lý tài chính phải cân nhắc, tính toán để quyết định doanh nghiệp nên vay bao nhiêu? Một cơ cấu giữa nợ và vốn tự có như thế nào là tốt nhất? Nguồn vốn nào là thích hợp đối với doanh nghiệp?

    Vấn đề thứ ba liên quan tới quản lý tài sản lưu động, tức là quản lý các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính ngắn hạn gắn liền với các dòng tiền nhập quỹ và xuất quỹ. Nhà quản lý tài chính cần phải xử lý sự lệch pha của các dòng tiền. Quản lý ngắn hạn các dòng tiền không thể tách rời với vốn lưu động ròng của doanh nghiệp. Một số vấn đề về quản lý tài sản lưu động sẽ được làm rõ như: doanh nghiệp nên nắm giữ bao nhiêu tiền và dự trữ? Doanh nghiệp có nên bán chịu không? Nếu bán chịu thì nên bán với thời hạn nào? Doanh nghiệp sẽ tài trợ ngắn hạn bằng cách nào? Mua chịu hay vay ngắn hạn và trả tiền ngay? Nếu vay ngắn hạn thì doanh nghiệp nên vay ở đâu và vay như thế nào?

    Ba vấn đề về quản lý tài chính doanh nghiệp : dự toán vốn đầu tư dài hạn, cơ cấu vốn và quản lý tài sản lưu động là những vấn đề bao trùm nhất. Mỗi vấn đề trên lại bao gồm nhiều nội dung, nhiều khía cạnh.

    11.3.Khại niệm quản lý tài chính doanh nghiệp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...