Luận Văn Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp v

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Chương 1: TỔNG QUAN 1
    1.1 Cơ sở hình thành đề tài 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
    1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
    1.5 Ý nghĩa nghiên cứu 3
    1.6 Kết cấu bài khóa luận 3
    Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ 4
    2.1 Hoạt động ngoại hối của ngân hàng thương mại . 4
    2.1.1 Phạm vi hoạt động ngoại hối của ngân hàng thương mại . 4
    2.1.2 Điều kiện để được phép hoạt động TTQT của ngân hàng thương mại . 4
    2.2 Thanh toán quốc tế . 5
    2.2.1 Khái niệm 5
    2.2.2 Đặc điểm . 5
    2.2.3 Các phương thức thanh toán quốc tế . 5
    2.3 Phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ (L/C) . 8
    2.3.1 Sơ lược về UCP – DC 600 8
    2.3.2 Khái niệm về phương thức tín dụng chứng từ 10
    2.3.3 Nội dung thư tín dụng . 11
    2.3.4 Đặc trưng của phương thức tín dụng chứng từ . 13
    2.3.5 Các loại thư tín dụng chủ yếu 14
    2.3.6 Quy trình thực hiện phương thức tín dụng chứng từ . 15
    2.3.7 Những rủi ro thường gặp trong phương thức tín dụng chứng từ 16
    2.4 Hệ thống SWIFT (Hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu –
    Societies For Worldwide Interbank Financial Telecommunication) 18
    2.4.1 Sơ lược hệ thống SWIFT 18
    2.4.2 Một số loại điện SWIFT thông dụng . 19
    Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHNo & PTNT AN GIANG
    (AGRIBANK AN GIANG) 21
    3.1 Giới thiệu chung về NHNo & PTNT (Agribank) 21
    3.2.1 NHNo & PTNT (Agribank) – Hội sở 21
    3.2.2 NHNo & PTNT Agribank An Giang (Agribank AG) 23
    3.2 Cơ cấu tổ chức Agribank AG 25
    3.3 Giới thiệu tổng quan và chức năng nhiệm vụ phòng KDNH . 26
    3.4 Các sản phẩm và dịch vụ Agribank AG . 27
    3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank AG trong giai đoạn 2007 – 2009 27
    3.6.1 Về tình hình huy động vốn 27
    3.6.2 Về công tác cho vay, thu nợ và dư nợ . 28
    iii
    3.6.3 Về các hoạt động cấp phát tín dụng . 29
    3.6.4 Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ . 30
    3.6.5 Về dịch vụ kiều hối và chuyển tiền qua Western Union . 31
    3.6.6 Về nghiệp vụ thẻ . 32
    3.6.7 Về công tác tiếp thị, thông tin truyền thông 32
    3.6.8 Về công tác tin học 32
    3.6.9 Về công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ và giải quyết đơn thư khiếu nại
    tố cáo . 32
    3.6 Nhận xét các mặt hoạt động của Agribank AG trong năm 2009 33
    3.6.1 Những mặt đạt được 33
    3.6.2 Những tồn tại . 33
    3.7 Phương hướng và nhiệm vụ năm 2010 . 35
    Chương 4: QUY TRÌNH THANH TOÁN L/C XUẤT NHẬP KHẨU TẠI
    AGRIBANK AN GIANG .36
    4.1 Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu tại Agribank AG 36
    4.2 Quy trình thanh toán L/C xuất khẩu tại Agribank AG . 44
    4.3 Nhận xét chung . 52
    Chương 5: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG L/C TẠI
    AGRIBANK AN GIANG . 53
    5.1 Tình hình kinh tế - xã hội và hoạt động ngân hàng tại tỉnh AG . 53
    5.2 Tình hình TTQT tại Agribank AG . 54
    5.3 Tình hình thanh toán bằng L/C tại Agribank AG . 56
    5.4 Những mặt đạt được, vấn đề đang tồn tại, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội
    và đe dọa đối với phương thức thanh toán bằng L/C . 63
    5.4.1 Những mặt đạt được và vấn đề đang tồn tại 63
    5.4.2 Điểm mạnh 64
    5.4.3 Điểm yếu . 64
    5.4.4 Cơ hội 64
    5.4.5 Đe dọa và thách thức . 65
    5.5 Đánh giá chung thực trạng hoạt động thanh toán bằng L/C tại Agribank AG . 72
    Chương 6: GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỂ HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ THANH
    TOÁN BẰNG L/C TẠI AGRIBANK AN GIANG 73
    6.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 của tỉnh AG 73
    6.3.1 Mục tiêu tổng quát . 73
    6.3.2 Một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2010 73
    6.2 Định hướng hoạt động KDNH trong năm 2010 . 73
    6.3.1 Định hướng mục tiêu hoạt động 73
    6.3.2 Nhiệm vụ cụ thể 74
    6.3 Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán bằng L/C tại Agribank AG 74
    6.3.1 Giải pháp về chiến lược Marketing . 74
    6.3.2 Giải pháp về nguồn vốn tín dụng cung cấp cho khách hàng . 76
    6.3.3 Chính sách thu hút khách hàng . 76
    iv
    6.3.4 Về đội ngũ nhân viên 76
    Chương 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77
    7.1 Kết luận 77
    7.2 Kiến nghị 77
    7.2.1 Đối với Agribank Việt Nam 77
    7.2.2 Đối với Agribank An Giang 78

    1.1 Cơ sở hình thành đề tài
    Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đây là
    một sự kiện quan trọng mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội và buộc Việt Nam phải đối
    mặt với những áp lực điều chỉnh cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý với những thách
    thức to lớn và tất yếu. Trong xu thế mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, lĩnh
    vực kinh tế đối ngoại được xem là một lĩnh vực vô cùng quan trọng và mang tính cốt
    lõi trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Kinh tế đối ngoại là lĩnh vực kinh
    tế thể hiện phần tham gia của nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới, là phần
    phụ thuộc về kinh tế giữa các quốc gia và những giao dịch kinh tế giữa các nước.
    Trong những giao dịch kinh tế đó, phải nói đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu,
    đây là một hoạt động mang lại nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt
    Nam, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng nhanh và tốc độ tăng
    trưởng trung bình (15-20%) cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân GDP (7-8%) kể từ
    khi tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế1. Điều đó thể hiện mức độ hội nhập của nền
    kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới ngày càng lớn và khẳng định xu hướng hội
    nhập là tất yếu của Việt Nam mà trước hết và trực tiếp là lĩnh vực xuất nhập khẩu. Tuy
    phải chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, nhưng với chiến lược
    đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020 là “Cần phải triển khai dự báo về kinh tế; tìm
    kiếm thị trường, lựa chọn đối tác; Nghiên cứu để cơ cấu lại cơ quan ngoại giao đại
    diện ở nước ngoài; Xây dựng một cơ sở thương mại của nước ta ở các nước khác như
    nước Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ; Môi trường an ninh tại nước ngoài
    phải đảm bảo hơn ”2 thì hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu dự báo sẽ ngày càng
    phát triển.
    An Giang được nhìn nhận là một trong những địa phương đi đầu thực hiện chính sách
    kích cầu của Chính phủ, lấy thế mạnh sản xuất nông nghiệp làm nền tảng và đẩy mạnh
    xuất khẩu làm động lực thúc đẩy tăng trưởng, do đó An Giang có độ mở kinh tế tương
    đối khá với giá trị ngoại thương chiếm tỷ trọng trên 40% GDP hằng năm của tỉnh. Bên
    cạnh đó là sự hỗ trợ của số lượng khá lớn các ngân hàng nằm trên địa bàn tỉnh, nên kết
    quả thực hiện chính sách kích cầu và hỗ trợ vốn vay của Chính phủ, An Giang đã triển
    khai thực hiện tốt và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước biểu dương là một trong
    10 địa phương của cả nước có số vốn vay giải ngân cao. Không những thế, nó đã tác
    1 Nguồn: http://ftu-forum.net/forums/showthread.php?t=6455 [Đọc ngày 27/01/2010].
    2 Nguồn: http://dddn.com.vn/2008082205535668cat122/chien-luoc-doi-ngoai-viet-nam-den-2020-hoinhap-
    kinh-te-quoc-te-.htm [Đọc ngày 27/01/2010].
    Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Agribank AG
    Phạm Kim Hoa Trang 2
    động tích cực đối với hoạt động của toàn bộ nền kinh tế, vì thế tình hình kinh doanh
    của các doanh nghiệp đã cải thiện đáng kể, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh xuất
    nhập khẩu, thúc đẩy các doanh nghiệp ngày càng phát triển3.
    Ngân hàng là một thành phần quan trọng không thể thiếu trong các hoạt động kinh
    doanh, đặc biệt là kinh doanh xuất nhập khẩu. Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt
    Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng
    khách hàng tính đến tháng 03/2007. Agribank là một trong số ngân hàng có quan hệ
    ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với trên 979 ngân hàng đại lý tại 113 quốc gia và
    vùng lãnh thổ tính đến tháng 02/20074. Agribank cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ,
    trong đó thanh toán quốc tế là một dịch vụ quan trọng cho các hoạt động kinh doanh
    xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Nhờ có mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước
    cộng với các đại lý ở nhiều quốc gia nên đã một phần giúp cho hoạt động thanh toán
    quốc tế của ngân hàng ngày càng phát triển.
    Để hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng phát triển và đa dạng khi nhu cầu
    giao lưu và hợp tác giữa các nước trên thế giới ngày càng nhiều, thì cần phải có một
    phương thức thanh toán quốc tế phù hợp, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Phương
    thức thanh toán quốc tế là toàn bộ quá trình, cách thức nhận trả tiền hàng trong giao
    dịch mua bán ngoại thương giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu. Trong đó phải
    nói đến phương thức thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ (L/C), vì đây là một
    phương thức mà được nhiều nhà xuất nhập khẩu lựa chọn, bởi lẽ nó giúp cho nhà xuất
    khẩu đảm bảo nhận được tiền, nhà nhập khẩu nhận được hàng và có trách nhiệm trả
    tiền thông qua các ngân hàng.
    Tuy nhiên đối với bất cứ loại phương thức thanh toán quốc tế nào thì cũng sẽ có những
    bất cập trong quá trình áp dụng vào thực tế, có mức độ an toàn và rủi ro khác nhau. Vì
    thế việc hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ trong những
    hoạt động thực tế sẽ giúp cho hoạt động thanh toán quốc tế được thuận lợi và đạt hiểu
    quả hơn. Tất cả những điều đó là lý do của việc chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp
    hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng
    Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh An Giang”.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    o Tìm hiểu hoạt động thanh toán bằng L/C tại Agribank An Giang.
    o Đánh giá thực trạng thanh toán bằng L/C tại Agribank An Giang.
    o Đề xuất giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán bằng L/C tại
    Agribank An Giang.
    1.3 Phạm vi nghiên cứu
    o Chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh
    toán bằng L/C tại Agribank An Giang.
    o Đề tài chỉ phân tích dựa trên những số liệu trong giai đoạn 2007-2009.
    3 Nguồn: Sở công thương An Giang: http://socongthuong.angiang.gov.vn [Đọc ngày 27/01/2010].
    4 Nguồn: Ngân hàng Agribank: http://agribank.com.vn [Đọc ngày 27/01/2010].
    Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Agribank AG
    1.4 Phương pháp nghiên cứu
    o Phương pháp thu thập dữ liệu
    Thu thập các dữ liệu thứ cấp là các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính, báo cáo kết
    quả hoạt động kinh doanh qua các năm của chi nhánh và của Hội sở; Tình hình thanh
    toán quốc tế về doanh số, thu nhập, khách hàng tại chi nhánh, đồng thời thu thập các
    dữ liệu riêng về thanh toán bằng L/C như các loại L/C đang cung cấp cho khách hàng,
    bảng biểu phí dịch vụ, quy trình thực tế, khách hàng thanh toán L/C, thu nhập, thị
    phần, doanh số
    Bên cạnh đó, thu thập thêm các tạp chí, báo cáo nội bộ của chi nhánh để có thêm
    những thông tin về các hoạt động, tình hình hiện tại của chi nhánh; Các chỉ tiêu kinh tế
    về tình hình xuất nhập khẩu của tỉnh qua các năm, các dữ liệu của các đối thủ cạnh
    tranh thông qua các website và những thông tin thực tế liên quan đến hoạt động thanh
    toán quốc tế bằng L/C thu thập được trong quá trình thực tập tại Agribank An Giang.
    o Phương pháp xử lý dữ liệu
    Các dữ liệu sau khi thu thập được sẽ tiến hành phân tích và so sánh với các đối thủ
    cạnh tranh khác trên địa bàn, từ đó đánh giá thực trạng đang tồn tại trong thanh toán
    bằng tín dụng chứng từ tại Agribank An Giang. Bên cạnh đó, phân tích còn đưa ra
    những điểm mạnh, điểm yếu của chi nhánh, những cơ hội và đe dọa, từ đó đề xuất giải
    pháp và kiến nghị để hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại
    Agribank An Giang.
    1.5 Ý nghĩa nghiên cứu
    Kết quả nghiên cứu này sẽ một phần nào đó giúp ngân hàng thấy được nghiệp vụ
    thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng mình như thế nào, đã đạt
    đươc những gì, còn những bất cập gì, từ đó có thể xem xét giải pháp và kiến nghị của
    bài nghiên cứu để hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ cho
    ngân hàng mình.
    1.6 Kết cấu bài khóa luận
    Bài khóa luận bao gồm 7 chương như sau:
    Chương 1: Tổng quan.
    Chương 2: Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế.
    Chương 3: Giới thiệu tổng quan về NHNo & PTNT AG (Agribank AG).
    Chương 4: Quy trình thanh toán L/C xuất nhập khẩu tại Agribank AG.
    Chương 5: Thực trạng hoạt động thanh toán bằng L/C tại Agribank AG.
    Chương 6: Giải pháp đề xuất để hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán bằng L/C tại
    Agribank AG.
    Chương 7: Kết luận và kiến nghị.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...