Luận Văn Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươn

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam

    Lời mở đầu
    Hiện nay Việt Nam đang trên đường đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, những thành tựu đạt được trong 20 năm đổi mới đất nước đă trở thành nền tảng cho những bước phát triển tiếp theo của Việt Nam trong tương lai, dần khẳng định ḿnh trên thị trường khu vực và quốc tế. Sự thay đổi này đă thu hút nhiều nhà đầu tư cũng như du khách quốc tế đến Việt Nam, tạo cơ hội tốt cho Việt Nam giao thương, mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới. Hoà chung vào nỗ lực của cả đất nước, ngành ngân hàng cũng theo đó mở rộng quan hệ tín dụng với khách hàng, tăng cường mối liên kết với các ngân hàng khu vực và quốc tế, phát triển các sản phẩm dịch vụ hiện đại đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Do lượng khách nước ngoài đến Việt Nam ngày một tăng, nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt trở nên cấp thiết. Nắm bắt nhu cầu đó, các ngân hàng đă nhanh chóng nghiên cứu và đầu tư vào phát triển sản phẩm thẻ- một h́nh thức thanh toán hiện đại, phổ biến trên thế giới .
    Riêng đối với ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam, phát triển dịch vụ thẻ đă trở thành mục tiêu chiến lược của ngân hàng trong thời gian dài. Với những thành công ban đầu như cho ra đời sản phẩm thẻ có tính năng ưu việt nhất trên thị trường hiện nay, số điểm chấp nhận thẻ lớn nhất cả nước, liên kết hợp tác thành công với nhiều ngân hàng Thẻ của Techcombank dần khẳng định ḿnh trên thị trường.
    Tuy nhiên do nhiều tác động bên trong hệ thống ngân hàng cũng như những yếu tố bên ngoài khiến cho nghiệp vụ thẻ hiện nay của các ngân hàng chưa hoàn thiện . Những nỗ lực của các ngân hàng trong hoàn thiện nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ được coi là động thái tích cực của trong quá tŕnh phát triển dịch vụ của ḿnh. Sau quá tŕnh nghiên cứu lư thuyết và thực tế tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, chuyên đề này muốn đề cập đến những nỗ lực hoàn thiện nghiệp vụ thẻ tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam hiện nay.
    Chuyên đề được chia làm 3 chương :
    Chương 1: Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ phát hành và nghiệp vụ thanh toán thẻ của ngân hàng thương mại
    Chương 2: Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ của Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam
    Chương 3: Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam
    Chương 1

    Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ phát hành và nghiệp vụ thanh toán thẻ của ngân hàng thương mại

    1.1. Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại
    1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại
    Ngân hàng thương mại là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm qui mô lớn nhất về tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng.
    Là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế, hàng triệu cá nhân, hộ gia đ́nh và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế – xă hội đến gửi tiền, ngân hàng đóng vai tṛ người thủ quĩ cho toàn xă hội. Thu nhập từ ngân hàng là nguồn thu nhập quan trọng cho nhiều hộ gia đ́nh. Ngân hàng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với doanh nghiệp, cá nhân hộ gia đ́nh, một phần là nhà nước. Đối với các doanh nghiệp, ngân hàng thường là tổ chức cung cấp tín dụng để phục vụ cho việc mua hàng hoá dự trữ hoặc xây nhà máy, mua sắm trang thiết bị. Các khoản tín dụng của ngân hàng cho chính phủ là nguồn tài trợ chính quan trọng để đầu tư phát triển. Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ, v́ vậy là công cụ quan trọng trong chính sách kinh tế của chính phủ nhằm phát triển kinh tế bền vững.
    Lịch sử h́nh thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Quá tŕnh phát triển kinh tế là điều kiện và đ̣i hỏi sự phát triển của hệ thống ngân hàng, đến lượt ḿnh, sự phát triển của hệ thống ngân hàng trở thành động lực thực hiện phát triển kinh tế.
    Ngân hàng bắt đầu với nghiệp vụ đổi tiền của các thợ vàng. Khi thông thương buôn bán giữa các quốc gia, lănh thổ, những nhà buôn phải đổi đồng nội tệ của lănh thổ này lấy đồng bản tệ của lănh thổ kia để thanh toán cho người mua. Việc đổi loại tiền này lấy tiền khác làm những người thợ vàng giàu lên nhanh chóng. Họ tiếp tục dùng tiền kiếm được của ḿnh để cho vay nặng lăi, nhận giữ tiền cho các nhà buôn, quan lại và cả nhà nước. Sau một thời gian họ nhận ra rằng luôn có một lượng tiền dư trong két do luôn có người đến gửi và rút tiền nhưng những người này không gửi và rút cùng lúc. Do tính chất vô danh của tiền, những người thợ vàng dùng số dư này để cho vay , thậm chí cho vay thấu chi với lăi suất lớn. Tuy nhiên ngân hàng thợ vàng nhanh chóng bị thay thế bởi ngân hàng thương mại do tính thiếu an toàn cuả những người quản lư đă đem đến cho ngân hàng.
    Ngân hàng thương mại ra đời do sự tài trợ vốn cuả nhiều nhà buôn góp thành. Được định nghĩa là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Ngân hàng có một số nghiệp vụ truyền thống :
    1.1.2. Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại
    Chức năng chủ yếu của ngân hàng lúc ban đầu là tài trợ ngắn hạn và thanh toán hộ gắn liền với quá tŕnh luân chuyển của tư bản thương nghiệp. Hiện nay ngân hàng hoạt động với các nghiệp vụ truyền thống như cho vay, huy động tiền gửi, cất giữ hộ và thanh toán, ngoài ra ngân hàng cũng thực hiện thêm một số dịch vụ tài chính khác.
    Ngay ở thời kỳ đầu các ngân hàng đă triết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với người bán. Sau đó ngân hàng cho vay trực tiếp đối với khách hàng – là người mua, giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh.
    Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân hàng đă t́m mọi cách để huy động tiền gửi. Một trong những nguồn quan trọng là các ngân hàng mở dịch vụ tài khoản tiền gửi thanh toán và tiết kiệm của khách hàng. Ngân hàng mở dịch vụ tiền gửi để bảo quản hộ người có tiền và cam kết hoàn trả đúng hạn.
    Bên cạnh nhận tiền gửi và cho vay, các ngân hàng c̣n trở thành trung gian thanh toán lớn nhất của hầu hết các quốc gia. Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ. Để thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều h́nh thức thanh toán như thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ.
    Hiện nay thẻ đang trở thành phương tiện thanh toán hiệu quả tại mọi quốc gia trên thế giới. Với những thủ tục cũng như tính năng hơn hẳn so với các h́nh thức thanh toán khác, thẻ đang trở sản phẩm cho các ngân hàng tại các nước đang phát triển nghiên cứu để đầu tư đích đáng.
    Hoạt động thẻ bao gồm hai nghiệp vụ chủ yếu
    1.2. Nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ của ngân hàng thương mại
    1.2.1. Thẻ ngân hàng
    1.2.1.1. Khái niệm và sự ra đời của thẻ ngân hàng
    Để hiểu rơ hơn về nghiệp vụ thẻ ngân hàng, trước tiên chúng ta cần t́m hiểu thẻ đă ra đời như thế nào và phát triển ra sao. Nội dung này sẽ được đề cập ở phần dưới đây:
    H́nh thức thẻ đầu tiên ra đời ở California – Mỹ vào năm 1914. Thẻ được phát hành do tổng công ty xăng dầu cấp thẻ cho nhân viên và một số khách hàng nhằm khuyến khích sử dụng sản phẩm của công ty, tuy nhiên loại thẻ này không gia hạn tín dụng , chỉ dùng trong một bộ phận không lớn như h́nh thức khuyến mại.
    Năm 1949, một thương gia người Mỹ là Frank Mc Namara nhận thấy sự bất tiện trong việc sử dụng tiền mặt, ông đă cùng Ralph Schneider đứng ra thành lập Dinner’ Club. Lệ phí ban đầu là 5 USD cho việc phát hành mỗi thẻ. Những người chủ thẻ có thể dùng thẻ của ḿnh khi đi ăn, nghỉ, mua sắm tại một số nhà hàng, khách sạn ở NewYork và thanh toán khoản tiền ḿnh đă dùng vào cuối tháng. H́nh thức này nhanh chóng được biết đến và sử dụng do tính năng vượt trội của việc dùng Dinner’Club so với dùng tiền mặt. Đến năm 1951, doanh số thanh toán của thẻ này ở Mỹ đă là 1 triệu USD.
    Trong lĩnh vực của các ngân hàng, h́nh thức sơ khai của thẻ là charge it, một h́nh thức mua bán chịu do Jonh Biggins sáng lập năm 1946. Tại đây các khách hàng đệ tŕnh đơn xin vay và được thẩm định khả năng thanh toán. Nếu khách hàng đủ tiêu chuẩn sẽ đựơc cấp thẻ để thanh toán cho các thương vụ bán lẻ hàng hoá dịch vụ. Hệ thống này cho phép khách hàng trả tiền cho những giao dịch bán lẻ tại địa phương. Các ĐVCNT nộp biên lai bán hàng vào nhà băng Biggins, nhà băng sẽ trả tiền cho họ và thu lại từ khách hàng sử dụng có chiết khấu một tỷ lệ nhất định để bù đắp cho khoản vay.
    Hệ thống mua bán chịu này mở đường cho các h́nh thức thẻ tín dụng ra đời , ngày càng nhiều tổ chức tín dụng ngân hàng tham gia vào chương tŕnh này, một loạt các h́nh thức sản phẩm thẻ ra đời như Trip Charge, Goldenkey, Gourment, Guess Club Đến năm 1958 American Express ra đời và thống lĩnh thị trường.
    Năm 1959, nhiều nhà phát hành tung ra dịch vụ mới : tín dụng tuần hoàn. Đây là dịch vụ giúp chủ thẻ duy tŕ số dư có trên tài khoản vay bằng một hạn mức tín dụng nếu họ hoàn thành trách nhiệm thanh toán hàng tháng. Và số tiền thanh toán hàng tháng của chủ thẻ sẽ được cộng thêm một khoản phí tính từ những khoản vay của chủ thẻ.
    Thời gian này hệ thống tín dụng thẻ vẫn chỉ dừng lại ở mối quan hệ tương đối đơn giản, được xác lập giữa ngân hàng, ĐVCNT, khách hàng. Trong đó khách hàng thường xuyên của dịch vụ thẻ là các doanh nhân, thương gia giàu có. Cùng với sự phát triển các h́nh thức dịch vụ, các ngân hàng dần nhận ra rằng tầng lớp b́nh dân mới là đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu trong tương lai. Các ngân hàng bắt đầu để ư đến thị trường rộng lớn này.Năm 1960, thẻ BankAmericard do Bank of America phát hành đă nhanh chóng phát triển rộng răi . Do ngân hàng này đă bằng h́nh thức cấp giấy phép cho các tổ chức tài chính khu vực hoạt động như đại diện của ḿnh và ngày càng nhiều các tổ chức tài chính đă trở thành thành viên của Bank Americard. Những thành công của Bank Americard để lại bài học lớn về thị phần và cạnh tranh cho các ngân hàng.
    Đến năm 1966, 14 ngân hàng của Mỹ thành lập hiệp hội thẻ ICA ( InterBank Card Association ) - với mục đích trao đổi thông tin, cùng hợp lực phát triển thị trường, cạnh tranh với BankAmericard. Cuối năm 1967, bốn ngân hàng ở California đổi tên từ California Bank Card Association thành Western States Bank Card Association ( WSBCA). WSBCA mở rộng mạng lưới ra khắp miền Tây nước Mỹ, cho ra đời thẻ MasterCharge. Tổ chức WSBCA cho phép InterBank được dùng MasterCharge như sản phẩm của hiệp hội. Những năm cuối thập niêm 60, WSBCA trở thành thành viên của InterBank. Lúc này thị trường chỉ c̣n hai đối thủ lớn cạnh tranh nhau do các ngân hàng, các tổ chức tài chính quan tâm đến thị trường thẻ đều trở thành thành viên của hai đối thủ BankAmeriCard hoặc MasterCharge.
    Năm 1977, BankAmeriCard trở thành VISA USA và sau đó là tổ chức thẻ quốc tế VISA, thẻ có thị phần lớn nhất trên thế giới với mạng lưới chấp nhận thẻ thanh toán toàn cầu : 24 triệu đơn vị chấp nhận thẻ trên 140 nước, 630 triệu chủ thẻ và 351.000 điểm đặt máy ATM cùng doanh số hàng trăm tỷ USD mỗi năm. Visa được coi là thẻ thông dụng nhất, được nhiều người sử dụng nhất.
    Năm 1979, cùng với sự tăng trưởng về chất lượng, qui mô và dịch vụ, MasterCharge trở thành tổ chức thẻ quốc tế MasterCard. Thẻ MasterCard cũng trở thành loại thẻ tín dụng phổ biến thứ 2 trên thế giới với 22.000 tổ chức thành viên tại 200 quốc gia với 308 triệu chủ thẻ, 15 triệu đơn vị chấp nhận thẻ, 380.000 điểm rút tiền mặt .
    Hiện nay, dịch vụ thẻ không chỉ có ở Mỹ mà trở thành lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng ở hầu hết các quốc gia với rất nhiều h́nh thức, thương hiệu thẻ khác nhau. Các thành viên của các tổ chức thẻ cũng như các ngân hàng có định hướng phát triển thẻ đều tập trung nâng cấp phát triển phần mềm thẻ , các phần mềm thanh toán , quản lư, thực hiện cấp phép, tra soát, hoàn trả, khiếu kiện và quản lư rủi ro. Với doanh số giao dịch hàng trăm tỷ USD mỗi năm, thẻ đang cạnh tranh quyết liệt cùng tiền mặt và séc trong hệ thống thanh toán toàn cầu. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ đă liên tục cải thiện và hoàn thiện những tính năng của thẻ , giúp thẻ trở nên đa năng , đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Đây là thành công đáng kể đối với ngành kinh doanh có thời gian phát triển chưa dài.
    Trong quá tŕnh h́nh thành và phát triển của ḿnh, thẻ được hiểu theo những nghĩa khác nhau do tính năng và cách dùng thẻ từng nơi, từng thời điểm không giống nhau. Nhưng theo các nhà kinh tế th́ có thể khái quát thẻ thông quan khái niệm : Thẻ là công cụ thanh toán do các tổ chức tài chính, tín dụng phát hành cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư của ḿnh ở tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được cấp theo hợp đồng kư kết giữa ngân hàng phát hành thẻ và chủ thẻ. Hoá đơn thanh toán thẻ chính là giấy nợ của chủ thẻ với ĐVCNT. ĐVCNT và đơn vị cung ứng dịch vụ rút tiền mặt được chủ thẻ thanh toán thông qua ngân hàng thanh toán và ngân hàng phát hành thẻ.
    Các loại thẻ phát hành trên thế giới đều theo một chuẩn mực quốc tế với kích cỡ chuẩn, làm bằng Plastic, có đủ các yếu tố : nhăn hiệu thương mại của thẻ, tên, logo của nhà phát hành, số thẻ, tên chủ thẻ và ngày có hiệu lực. Thẻ cũng có thể có thêm những yếu tố khác , tuỳ thuộc nhà phát hành và qui định của hiệp hội thẻ , liên minh thẻ , tổ chức thẻ quốc tế.
    Có nhiều loại thẻ trên thế giới , tuỳ thuộc vào cách phân loại mà thẻ được xếp vào những h́nh thức khác nhau.
    1.2.1.2. Phân loại thẻ
    Phân theo chủ thể phát hành
     
Đang tải...