Luận Văn Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ cho vay của sở giao dịch i- ngân hàng công thương việt nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ CHO VAY CỦA SỞ GIAO DỊCH I- NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

    CHƯƠNG THỨ III
    CHƯƠNG THỨ III
    GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ CHO VAY CỦA
    SỞ GIAO DỊCH I- NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM




    3.1. Sự cần thiết tiếp tục đổi mới hoạt động ngân hàng, đổi mới cơ chế tín dụng
    Hiện nay, Ngân hàng Công thương Việt Nam có trụ sở chính tại 108 Trần Hưng Đạo, Ngân hàng Công thương Việt Nam chia hệ thống các chi nhánh thành chi nhánh loại 1 và chi nhánh loại 2. Chi nhánh loại 1 thường có nguồn vốn lớn, hiệu suất sử dụng vốn cao ở những địa bàn trọng điểm, tiêu biểu là Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương số 10 Lê Lai.
    Sở giao dịch số I một mặt có chức năng như một chi nhánh của Ngân hàng Công thương thực hiện đầy đủ các hoạt động của một ngân hàng thương mại. Mặt khác, nó thể hiện là một ngân hàng trung tâm của Ngân hàng Công thương, nơi nhận quyết định, chỉ thị đầu tiên ; thực hiện thí điểm các chủ trương, chính sách chính của Ngân hàng Công thương Việt Nam ; đồng thời điều vốn cho các chi nhánh khác trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam. Đây là nơi được Ngân hàng Công thương uỷ quyền làm đầu mối cho các chi nhánh phía Bắc trong việc thu chi ngoại tệ mặt, séc du lịch, visacard, mastercard
    Điều đó, cho chúng ta thấy sự cần thiết phải tiếp tục đổi mới và củng cố, hoàn thiện hoạt động ngân hàng thương mại nói chung, Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương nói riêng; tạo cho hoạt động ngân hàng trở thành ngành nòng cốt trong việc phát huy nội lực của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước trên cả phương diện huy động các nguồn vốn và cho vay nền kinh tế đạt hiệu quả cao. Muốn vậy, phải gắn công cuộc đổi mới, củng cố hoàn thiện hoạt động ngân hàng với việc hoàn thiện cơ chế tín dụng để tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ và thông thoáng cho hoạt động tín dụng - Đây là giải pháp quan trọng và cần thiết để khắc phục trở ngại, lực cản trong việc làm lành mạnh hoá và và tăng trưởng tín dụng phục vụ cho sự phát triển nền kinh tế.
    3.2. Mục tiêu các giải pháp.
    Giải pháp đổi mới và hoàn thiện nghiệp vụ cho vay nhằm:
    - Kích thích tham vọng đầu tư của doanh nghiệp (nhu cầu vay vốn ngân hàng).
    - Nâng cao năng lực vay vốn (hay năng lực đáp ứng các điều kiện tín dụng).
    - Nâng cao năng lực đáp ứng của ngân hàng trong quan hệ tín dụng về các mặt chế độ, tổ chức và quản lý tín dụng.
    - Giải quyết mối quan hệ pháp lý trong tín dụng đảm bảo cho việc thu hồi nợ của ngân hàng.
    Có 2 loại giải pháp:
    Giải pháp của Ngân hàng Công thương nhằm tự đổi mới, tự chỉnh lý để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn theo mục tiêu chiến lược của mình.
    Giải pháp vĩ mô nhằm tác động vào doanh nghiệp, tác động vào ngân hàng và mối quan hệ giữa ngân hàng với doanh nghiệp nhằm kích thích, tạo môi trường thuận lợi cho mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng.
    Bước vào năm 2005, trên cơ sở kết quả kinh doanh năm 2004, Sở giao dịch I đã đề ra các mục tiêu hoạt động kinh doanh năm 2005 như sau:
    Nguồn vốn huy động tăng từ 5%-7% so với năm 2004
    Dư nợ cho vay tăng 15-20% so với năm 2004
    LơI nhuận hạch toán nội bộ tăng 3% so với 2004
    Tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ < 1%
    Thu nợ đã đưa vào ngoại bảng là 2 tỷ đồng ( theo đăng ký của các phòng kế hoạch ).
    3.3. Những giải pháp đối với Sở giao dịch I- NHCT Việt Nam
    3.3.1. Hoàn thiện chế độ nghiệp vụ cho vay
    3.3.1.1. Bổ sung các cam kết trong hợp đồng tín dụng mẫu
    Hợp động tín dụng là văn bản thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng về việc ngân hàng cho vay vốn. Hợp đồng tín dụng là cơ sở pháp lý để tiến hành tố tụng khi có tranh chấp. Trong hợp đồng tín dụng có cam kết rõ quyền, nghĩa vụ của ngân hàng, của khách vay. Cam kết quyền, nghĩa vụ của người vay phải phù hợp với năng lực pháp luật của doanh nghiệp. Ngân hàng đưa ra các hợp đồng mẫu để khách hàng ký. Để đảm bảo tính hợp lý, hợp đồng tín dụng cần bổ sung các điểm sau:
    - Bổ sung các thoả thuận về quyền hạn của ngân hàng trong giám sát và xử lý tín dụng, khẳng định nghĩa vụ trả nợ ngân hàng là nghĩa vụ bất khả kháng.
    Đối với các dự án lớn, vốn vay chiếm tỷ trọng cao, để đảm bảo chất lượng dự án, ngân hàng cần được quyền tham gia giám sát thi công công trình nếu là đề án xây dựng bằng cách cử người hoặc thuê giám sát, thuê giám định chất lượng thiết bị nhập khẩu.
    - Bổ sung các thoả thuận để đảm bảo cho ngân hàng có thể thực hiện quyền khởi kiện để đòi nợ mà không quá thời hiệu khởi kiện.
    - Bổ sung thủ tục tín dụng các cam kết của khách vay về nghĩa vụ cung cấp các thông tin liên quan đến tín dụng, quyền giám sát quá trình sử dụng vốn, tài sản và nghĩa vụ bí mật các thông tin của khách vay.





    3.1. Sự cần thiết tiếp tục đổi mới hoạt động ngân hàng, đổi mới cơ chế tín dụng
    Hiện nay, Ngân hàng Công thương Việt Nam có trụ sở chính tại 108 Trần Hưng Đạo, Ngân hàng Công thương Việt Nam chia hệ thống các chi nhánh thành chi nhánh loại 1 và chi nhánh loại 2. Chi nhánh loại 1 thường có nguồn vốn lớn, hiệu suất sử dụng vốn cao ở những địa bàn trọng điểm, tiêu biểu là Sở giao dịch I – Ngân hàng Công thương số 10 Lê Lai.
    Sở giao dịch số I một mặt có chức năng như một chi nhánh của Ngân hàng Công thương thực hiện đầy đủ các hoạt động của một ngân hàng thương mại. Mặt khác, nó thể hiện là một ngân hàng trung tâm của Ngân hàng Công thương, nơi nhận quyết định, chỉ thị đầu tiên ; thực hiện thí điểm các chủ trương, chính sách chính của Ngân hàng Công thương Việt Nam ; đồng thời điều vốn cho các chi nhánh khác trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam. Đây là nơi được Ngân hàng Công thương uỷ quyền làm đầu mối cho các chi nhánh phía Bắc trong việc thu chi ngoại tệ mặt, séc du lịch, visacard, mastercard
    Điều đó, cho chúng ta thấy sự cần thiết phải tiếp tục đổi mới và củng cố, hoàn thiện hoạt động ngân hàng thương mại nói chung, Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương nói riêng; tạo cho hoạt động ngân hàng trở thành ngành nòng cốt trong việc phát huy nội lực của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước trên cả phương diện huy động các nguồn vốn và cho vay nền kinh tế đạt hiệu quả cao. Muốn vậy, phải gắn công cuộc đổi mới, củng cố hoàn thiện hoạt động ngân hàng với việc hoàn thiện cơ chế tín dụng để tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ và thông thoáng cho hoạt động tín dụng - Đây là giải pháp quan trọng và cần thiết để khắc phục trở ngại, lực cản trong việc làm lành mạnh hoá và và tăng trưởng tín dụng phục vụ cho sự phát triển nền kinh tế.
    3.2. Mục tiêu các giải pháp.
    Giải pháp đổi mới và hoàn thiện nghiệp vụ cho vay nhằm:
    - Kích thích tham vọng đầu tư của doanh nghiệp (nhu cầu vay vốn ngân hàng).
    - Nâng cao năng lực vay vốn (hay năng lực đáp ứng các điều kiện tín dụng).
    - Nâng cao năng lực đáp ứng của ngân hàng trong quan hệ tín dụng về các mặt chế độ, tổ chức và quản lý tín dụng.
    - Giải quyết mối quan hệ pháp lý trong tín dụng đảm bảo cho việc thu hồi nợ của ngân hàng.
    Có 2 loại giải pháp:
    Giải pháp của Ngân hàng Công thương nhằm tự đổi mới, tự chỉnh lý để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn theo mục tiêu chiến lược của mình.
    Giải pháp vĩ mô nhằm tác động vào doanh nghiệp, tác động vào ngân hàng và mối quan hệ giữa ngân hàng với doanh nghiệp nhằm kích thích, tạo môi trường thuận lợi cho mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng.
    Bước vào năm 2005, trên cơ sở kết quả kinh doanh năm 2004, Sở giao dịch I đã đề ra các mục tiêu hoạt động kinh doanh năm 2005 như sau:
    Nguồn vốn huy động tăng từ 5%-7% so với năm 2004
    Dư nợ cho vay tăng 15-20% so với năm 2004
    LơI nhuận hạch toán nội bộ tăng 3% so với 2004
    Tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ < 1%
    Thu nợ đã đưa vào ngoại bảng là 2 tỷ đồng ( theo đăng ký của các phòng kế hoạch ).
    3.3. Những giải pháp đối với Sở giao dịch I- NHCT Việt Nam
    3.3.1. Hoàn thiện chế độ nghiệp vụ cho vay
    3.3.1.1. Bổ sung các cam kết trong hợp đồng tín dụng mẫu
    Hợp động tín dụng là văn bản thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng về việc ngân hàng cho vay vốn. Hợp đồng tín dụng là cơ sở pháp lý để tiến hành tố tụng khi có tranh chấp. Trong hợp đồng tín dụng có cam kết rõ quyền, nghĩa vụ của ngân hàng, của khách vay. Cam kết quyền, nghĩa vụ của người vay phải phù hợp với năng lực pháp luật của doanh nghiệp. Ngân hàng đưa ra các hợp đồng mẫu để khách hàng ký. Để đảm bảo tính hợp lý, hợp đồng tín dụng cần bổ sung các điểm sau:
    - Bổ sung các thoả thuận về quyền hạn của ngân hàng trong giám sát và xử lý tín dụng, khẳng định nghĩa vụ trả nợ ngân hàng là nghĩa vụ bất khả kháng.
    Đối với các dự án lớn, vốn vay chiếm tỷ trọng cao, để đảm bảo chất lượng dự án, ngân hàng cần được quyền tham gia giám sát thi công công trình nếu là đề án xây dựng bằng cách cử người hoặc thuê giám sát, thuê giám định chất lượng thiết bị nhập khẩu.
    - Bổ sung các thoả thuận để đảm bảo cho ngân hàng có thể thực hiện quyền khởi kiện để đòi nợ mà không quá thời hiệu khởi kiện.
    - Bổ sung thủ tục tín dụng các cam kết của khách vay về nghĩa vụ cung cấp các thông tin liên quan đến tín dụng, quyền giám sát quá trình sử dụng vốn, tài sản và nghĩa vụ bí mật các thông tin của khách vay.



     
Đang tải...